CÓ THAI THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH CÓ SAO KHÔNG?

· Thời kỳ mang thai
  • Bên cạnh TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ thì việc có thai trong thời kỳ tiền mãn kinh có sao không là mối quan tâm mà rất nhiều chị em phụ nữ trăn trở
  • Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn có được. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có con ở độ tuổi trẻ, đặc biệt là có phụ nữ đã bước sang độ tuổi mãn kinh mới mang thai. Mang thai khi đã mãn kinh có sao hay không? Vì vậy hãy cùng 

phusandanang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.   

I. Tiền mãn kinh là gì? 

1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Tiền mãn kinh thường là khoảng thời gian từ 2 đến 10 năm trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Tiền mãn kinh có thể đến sớm hoặc muộn khác nhau ở mỗi người và thường có nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình mãn kinh sớm hay muộn ở người phụ nữ. 
  • Tâm sinh lý tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ biểu hiện như suy giảm sức khỏe, thể chất, uể oải, suy nhược thần kinh, da trở nên mỏng và khô, sạm nám và tóc khô xơ gãy rụng cùng với đó là hàng loạt các vấn đề cơ xương khớp, bệnh đường sinh dục hay vấn đề tim mạch, thần kinh. Về tinh thần, phụ nữ thường cảm thấy nóng nảy, gắt gỏng, thỉnh thoảng có những cơn bốc hỏa, mệt mỏi, khó ngủ, toát mồ hôi đêm... Bên cạnh đó là sự bất ổn về mặt tâm lý với nhiều lo lắng bồn chồn, dễ cáu gắt, trầm cảm... 
  • Đặc biệt về sức khỏe sinh lý, nữ giới thường thấy có cảm giác đau khi giao hợp, giảm ham muốn (do suy giảm nội tiết tố, khô dịch âm đạo,...), đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu không kiểm soát... Đó là những vấn đề có thể gặp phải ở tuổi tiền mãn kinh. Tuy nhiên tùy tâm trạng từng người, có thể có hoặc không gặp phải.  

2. Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và mang thai

Phusandanang lưu ý:

  • Khi chị em bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động và tạo ra chu kỳ kinh nguyệt. Vào ngày 14 – 15 của chu kỳ sẽ diễn ra hiện tượng phóng noãn gây rụng trứng. Trước hoặc sau ngày rụng trứng, dưới tác động của hormone buồng trứng sẽ hình thành tổ và hình thành thai kỳ nếu trứng được thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ bong ra ngoài để hình thành chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều đặn chứng tỏ sức khỏe sinh sản của chị em đang ổn định. Nếu trứng gặp tinh trùng chị em sẽ mang thai. Một vài trường hợp chu kỳ kinh vẫn đều nhưng vô sinh do vòng kinh không phóng noãn.
broken image

II. Có thai trong thời kỳ tiền mãn kinh có sao không?

Phusandanang lưu ý:

  • Trong giai đoạn tiền mãn kinh chị em thường gặp phải nhiều rối loạn trong cơ thể, thay đổi kỳ kinh nguyệt (không đều, thưa dần, tăng - giảm lượng máu kinh bất thường,...).Do vậy, khi mới mất kinh vài tháng ở giai đoạn này thì chưa chắc đã mãn kinh thật sự, phụ nữ trong giai đoạn này cần cẩn thận tiếp tục ngừa thai tiếp 12 tháng sau đó để không mang thai ngoài ý muốn. Tuy khả năng mang thai trong giai đoạn này là rất ít nhưng không phải là không có. 
  • Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vẫn có khả năng mang thai nếu như quan hệ đúng thời điểm, vì lúc này vẫn có kinh nguyệt, buồng trứng vẫn hoạt động. Bởi vì, trong giai đoạn này là lúc chị em thấy kinh nguyệt chưa hết hẳn, tháng có tháng không. Trước khi ngừng hẳn, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm thụ thai thành công sẽ ít hơn khi còn trẻ tuổi, bên cạnh đó việc mang thai thời điểm này cũng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn. Vì thế nếu có ý định mang thai ở độ tuổi tiền mãn kinh thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, sàng lọc và nhận được sự tư vấn tốt nhất trước khi có kế hoạch mang thai.  
broken image

III. Những rủi ro khi mang thai ở tuổi tiền mãn kinh

Phusandanang lưu ý:

  • Gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường trong thai kỳ 
  • Thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo 
  • Suy giảm chức năng tử cung làm thai phụ không thể sinh thường mà phải sinh mổ và cũng có khả năng gây ra các biến chứng nhất định. 
  • Khả năng sảy thai cũng cao hơn phụ nữ trẻ tuổi. 
  • Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng Down, sinh non hoặc thai chết lưu. 
  • Nguy cơ về dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm sắc thể. 

IV. Các biện pháp tránh thai cho phụ nữ tiền mãn kinh

Phusandanang lưu ý:

Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh cần có biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn để kiểm soát được việc có thai cho đến thời kỳ mãn kinh nếu như không muốn mang thai ở tuổi trung niên. Hiện nay, có nhiều phương pháp tránh thai như: 

  • Tác động lên nội tiết tố: Thuốc tránh thai nội tiết tố đường uống như ngừa thai phối hợp Estrogen - Progesterone hoặc thuốc ngừa thai progesterone đơn thuần. Tránh thai nội tiết tố không phải đường uống như: Thuốc tiêm, miếng dán hoặc vòng âm đạo,...
  • Triệt sản: Thắt ống dẫn trứng hoặc cắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn tinh ở nam giới. 
  • Phương pháp barrier (màng ngăn + thuốc diệt tinh trùng, thuốc diệt tinh trùng, bao cao su nam và nữ): Nhiều khuyến cáo rằng sử dụng thường xuyên và đúng cách phương pháp này có thể tăng 95-98% hiệu quả ngừa thai. 
  • Kế hoạch gia đình (phương pháp nhịp sinh học) không được khuyến cáo cho phụ nữ tiền mãn kinh vì chu kỳ kinh nguyệt lúc này không đều làm cho dự đoán rụng trứng khó khăn. Hãy luôn ghi nhớ rằng chỉ có một biện pháp tránh thai ngừa được bệnh HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục là bao cao su. 
  • Viên thuốc tránh thai một thành phần (POP: progestogen only pills) có nồng độ progestogen thấp, có rất ít chống chỉ định và có thể an toàn cho đến khi không còn khả năng sinh sản. POP không làm tăng huyết áp, tác động rất ít đến tình trạng mỡ máu và đường huyết, không làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. POP có thể sử dụng đến khi khả năng sinh sản không còn, giúp giảm hiện tượng đau bụng kinh, cường kinh. Tuy nhiên, POP không giúp cải thiện các cơn bốc hỏa và thường phải uống vào một giờ nhất định. 
  • Que cấy tránh thai: Với thời gian 3 năm, biện pháp này an toàn cho phụ nữ từ độ tuổi sinh sản cho đến tận khi mãn kinh, các khuyến cáo hiện cho phép sử dụng que cấy tránh thai đến khi 55 tuổi. Biện pháp này không làm thay đổi mật độ xương, không giới hạn thời gian sử dụng. Tuy nhiên, một trong những tác dụng không mong muốn là gây rối loạn kinh nguyệt dẫn đến tăng nguy cơ ngưng sử dụng và khó khăn trong việc chuẩn đoán một số bệnh lý ở niêm mạc tử cung. 
  • Xuất tinh ngoài âm đạo: Xuất tinh ngoài âm đạo với tỷ lệ thành công khoảng 50%, với khả năng có thai thấp ở phụ nữ tiền mãn kinh thì có thể cân nhắc biện pháp này.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh không nên sử dụng biện pháp tránh thai chứa estrogen nếu như đang hút thuốc lá hoặc có tiền sử có khối u phụ thuộc estrogen, bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc cục máu đông. Thuốc tránh thai nội tiết có thể che lấp các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh như kinh nguyệt không đều, nên khó nhận biết được thời điểm khi mãn kinh. Sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai kết hợp estrogen - progesterone sẽ dẫn đến hậu quả ra máu kinh rỉ rả, ngay cảsau khi mãn kinh. 

V. Câu hỏi liên quan mang thai thời kì tiền mãn kinh

1. Tôi có thể mang thai khi đã tiền mãn kinh hay không?

Phusandanang lưu ý:

  • Câu trả lời là có. Mặc dù suy giảm khả năng sinh sản trong giai đoạn tiền mãn kinh nhưng bạn vẫn có khả năng mang thai do đó, nếu bạn không muốn mang thai, bạn nên sử dụng một số biện pháp tránh thai sinh sản cho đến khi bạn đến tuổi mãn kinh. Mãn kinh có nghĩa là bạn không có kinh nguyệt liên tục trong vòng 12 tháng, khi đến tuổi mãn kinh thì bạn sẽ không có khả năng mang thai nữa do không có sự rụng trứng.
  • Đối với một số phụ nữ, việc mang thai có thể khó khăn một khi họ ở độ tuổi cuối 30 đến đầu 40 do suy giảm khả năng sinh sản. Nếu bạn đang có nhu cầu mang thai thì các phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể giúp bạn mang thai an toàn.

2. Mãn kinh có mang thai được không?

Phusandanang lưu ý:

  • Nếu bạn đã ở thời kỳ mãn kinh thực sự thì sẽ không thể có mang thai tự nhiên được nữa do không có sự rụng trứng. Tuy nhiên, trước thời kỳ mãn kinh thực sự này, phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh với các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như không đều, tăng giảm lượng máu kinh bất thường hoặc mất kinh nguyệt một thời gian. Do đó, một số phụ nữ thấy mất kinh trong vòng vài tháng thì nghĩ mình đã mãn kinh rồi, nhưng trên thực tế do sự thay đổi về hormone nên chu kỳ kinh nguyệt phát sinh bất thường, tự nhiên biến mất và đột nhiên xuất hiện trở lại. Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vẫn cần thực hiện các biện pháp tránh thai khi chưa chắc chắn mình đã đến tuổi mãn kinh.
broken image

3. Bây giờ tôi đã bắt đầu mãn kinh, tôi có nên thực hiện các biện pháp tránh thai hay không?

Phusandanang lưu ý:

  • Nếu bạn chưa đến thời kỳ mãn kinh thì bạn nên tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai. Sau khi mãn kinh, bạn nên tiếp tục thực hành các kỹ thuật tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su latex để giảm nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

4. Tôi đang tiền mãn kinh và được cho biết nên uống thuốc tránh thai liều thấp. Tại sao?

Phusandanang lưu ý:

  • Thuốc tránh thai liều thấp được sử dụng phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh do thuốc có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và tránh thai. So với thuốc tránh thai thông thường, thuốc estrogen liều thấp toàn hơn cho phụ nữ tiền mãn kinh. Trong khi thuốc tránh thai thông thường chứa 30 đến 50 microgam estrogen, thì những viên thuốc liều thấp này chỉ chứa 0,3 đến 0,45 microgam và có thể tăng lên khi cần thiết.

5. Phụ nữ có thể mang thai khi đã mãn kinh nhờ sự trợ giúp của y khoa không?

Phusandanang lưu ý:

  • Phụ nữ được coi là đã bước sang độ tuổi mãn kinh khi trong suốt 12 tháng không thấy chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, buồng trứng không còn hoàn động nữa, không có quá trình rụng trứng nên không mang thai được. Có thể nói chị em đã bước vào tình trạng vô sinh. Chính vì vậy, chị em mãn kinh có thể quan hệ tình dục thoải mái mà không sợ có thai.

6. Liệu thai nhi có nguy cơ gặp nguy hiểm khi mang thai tiền mãn kinh không?

Phusandanang lưu ý:

  • Nếu bạn mang thai ở độ tuổi mãn kinh thì khi tuổi sinh con ra thì bé sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Down, sinh non và thai chết lưu cao hơn những trẻ khác. Ví dụ, phụ nữ ở độ tuổi 40 có nguy cơ là 1/100, gấp 10 lần nguy cơ của phụ nữ 25 tuổi. Đối với phụ nữ ở độ tuổi 49, nguy cơ này sẽ là 1/10.
  • Nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh hoặc bất thường về nhiễm sắc thể thậm chí cũng tăng lên nhiều hơn. Đây chính là lý do tại sao nhiều phụ nữ lớn tuổi sử dụng trứng của người hiến tặng để mang thai. Bất kể tuổi tác ra sao, điều quan trọng là bạn hãy trao đổi về các xét nghiệm di truyền với bác sĩ phụ khoa.
broken image

VI. Cần chuẩn bị những gì cho quá trình mang thai khi đã mãn kinh?

6.1. Sức khỏe

Phusandanang lưu ý:

  • Việc chuẩn bị sức khỏe để sinh con nhằm đánh giá nguy cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và mang thai, đồng thời tránh một số bất thường nhiễm sắc thể do các bệnh lý di truyền từ cha mẹ sang con có thể xảy ra. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị bệnh trước khi chuẩn bị có thai.

6.2. Chế độ ăn uống

Phusandanang lưu ý:

  • Trong bảng kế hoạch trước khi chuẩn bị sinh con, mẹ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng giữ cân nặng vừa phải để có sức khỏe tốt. Quá gầy hay tăng cân nhiều đều khiến cho việc mang thai gặp trở ngại.
  •  Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất là cách tốt nhất để cung cấp cho cơ thể thai phụ các chất dinh dưỡng lành mạnh cần thiết để hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, chủ dinh dưỡng thôi vẫn chưa đủ để có một thai kỳ hoàn hảo.
  • Thai phụ cần bổ sung vitamin, acid folic, canxi, sắt… hàng ngày trước khi mang thai 3 tháng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc này hỗ trợ sự phát triển thích hợp của thai nhi, giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh (dị tật bẩm sinh ở não và cột sống) cho thai nhi.
broken image

6.2. Tiêm phòng trước khi mang thai

Phusandanang lưu ý:

  • Một số loại virus khi vào cơ thể mẹ bầu trở nên đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra những dị tật nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho thai nhi. Vì vậy, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cần thiết và hoàn tất việc tiêm ngừa trước khi chuẩn bị có bầu 3 tháng. Các mũi tiêm ngừa quan trọng bao gồm sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm mùa, viêm gan siêu vi B.
  • Bác sĩ Nguyễn Tiến Mạnh chia sẻ thêm: “Tiêm vắc xin trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân thai phụ và em bé khi không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này. Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là một biện pháp dự phòng chủ động, giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Chị em phụ nữ cần tìm hiểu những loại vắc xin nào cần được tiêm phòng trước khi mang thai và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin là bao lâu để chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng”.
  • Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.
  • Một số vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai được bác sĩ khuyến cáo là: Vắc xin phòng bệnh cúm, vắc xin phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà, vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella, vắc xin phòng bệnh  thủy đậu, vắc xin phòng phòng bệnh ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng bệnh viêm gan B. Trong khi mang thai, mẹ có thể sẽ được bác sĩ cho tiêm thêm vắc xin VAT (ngừa uốn ván rốn sơ sinh).

Tóm lại, phusandanang khuyên các chị em tiền mãn kinh khi có ý định mang thai, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo rằng sức khỏe của bạn phù hợp để mang thai. Mang thai khi đã mãn kinh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định, vì vậy các bà mẹ cần chuẩn bị đầy đủ tâm lý cũng như sức khỏe để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con đều tốt nhé.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 

Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây! 

broken image