Bên cạnh bổ sung các kiến thức về những nguy cơ ảnh hưởng khả năng sinh sản ở phụ nữ thì phusandanang cũng nhắc chị em lưu ý những dấu hiệu mang thai cần biết để chủ động có những sự chuẩn bị hợp lý.
1. Khi nào thì nên đi khám thai lần đầu?
Phusandanang lưu ý:
- Sau khi trứng thụ tinh và chuyển vào tử cung trong tuần đầu tiên, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi.
- 1-2 tuần đầu tiên sau khi thụ thai, người phụ nữ sẽ có thể phát hiện ra mình có thai hay không thông qua que thử thai.
- Và có rất nhiều biểu hiện để người mẹ cảm nhận được mình đang có thai như trễ kinh, buồn nôn, đau ngực,...
- Tuy nhiên những biểu hiện nãy cũng có thể bị nhầm lẫn với những triệu chứng của thời kì tiền kinh nguyệt.
- Do đó để có kết quả chính xác, chị em phụ nữ nên hiểu rõ các biểu hiện có thai và phân biệt nó với những triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Sau đó đến bác sĩ khám để được tư vấn cụ thể.
2. Những dấu hiệu mang thai của những tuần đầu tiên
2.1. 2 vạch khi xét nghiệm bằng que thử thai
Phusandanang lưu ý:
- Que thử thai là cách chính xác nhất để phụ nữ có thể xác định mình có thai hay không.
- Tốt hơn là bạn nên thử nước tiểu vào lúc sáng sớm, vì đó là lúc cơ thể chưa nạp bất cứ thức ăn và dưỡng chất gây nhầm lẫn vào người.
- Chị em phụ nữ có thể thử que thử thai sau khi nhận thấy mình chậm kinh vài tuần sau khi quan hệ tình dục.
- Nếu que thử thai hiện 2 vạch đậm thì chúc mừng bạn đã có tin vui.
2.2. Chậm kinh ít nhất 2 tuần
Phusandanang lưu ý:
- Chậm kinh ít nhất 2 tuần
- là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất.
- Tuy nhiên, đối với 1 số chị em phụ nữ có chu kì kinh nguyệt không đều, stress, dùng thuốc,...thì đều ảnh hướng đến kinh nguyệt.
- Do đó chậm kinh không phải là biểu hiện chính xác đối với tất cả mọi người.
- Hãy tham khảo thêm những biểu hiện dưới đây nhé!
2.3. Ốm nghén
Phusandanang lưu ý:
- Nhạy cảm với mùi của những món ăn
- mà ngày thường ăn được cũng là biểu hiện chị em cần lưu ý.
- Thay đổi thói quen ăn uống, trở nên chán ghét những món mà trước đây mình rất thích hoặc đột ngột thèm chua, thèm ngọt, nhạt miệng,...
- Đối với những người nghén nặng có thể cảm thấy buồn nôn khi ngừi thấy mùi thức ăn và những thứ có mùi nặng.
- Nếu những biểu hiện này xuất hiện 2 tuần sau khi lần cuối quan hệ hoặc đi kèm với trễ kinh thì bạn nên dùng que thử thai để xét nghiệm ngay nhé.
2.4. Thay đổi thân nhiệt cơ thể
Phusandanang lưu ý:
- Những phụ nữ mang thai thường sẽ có thân nhiệt cao hơn so với bình thường.
- Để kiểm tra thân nhiệt chính xác bạn nên đo nhiệt kế vào lúc sáng sớm, mỗi ngày cùng 1 thời điểm.
- Nếu thân nhiệt cao hơn 1 chút và cứ duy trì mỗi ngày như vậy thì có khả năng bạn có thai rất cao nếu kèm theo các dấu hiệu trên.
2.5. Chảy máu âm đạo
Phusandanang lưu ý:
- Sau khi chậm kinh nguyệt ít nhất 2 tuần, nếu thấy máu ra 1 lượng ít ở đáy quần lót thì có thể là máu báo có thai.
- Đó là do phôi thai đã di chuyển vào tử cung khiến lớp màng ở niêm mạc tử cung bong tróc dẫn đến rỉ máu.
- Tuy nhiên nếu máu chảy âm đạo nhiều hoặc kèm theo những triệu chứng đau bụng, choáng váng thì bạn nên đến bệnh viện ngay để được chuẩn đoán chính xác và kịp thời khắc phục.
2.6. Đau đầu ti và tức ngực
Phusandanang lưu ý:
- Trong thời kì mang thai, tình trạng đau đầu ti, tức ngực ở phụ nữ là do lượng hormon tiết ra trong cơ thể đang tăng cao.
- Nếu bạn cảm thấy đầu ti sẫm hơn mọi khi thì bạn có thể nghi ngờ mình đang trong tuần đầu của thai kỳ.
2.7. Đau hông, thắt lưng
Phusandanang lưu ý:
- Nếu bạn vừa bị chậm kinh, vừa tức ngực, buồn nôn nhưng không nôn được kèm theo đó là cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, dọc cột sống thì hãy dùng que thử thai ngay nhé.
2.8. Mệt mỏi, uể oải, thay đổi tâm trạng
Phusandanang lưu ý:
- Sự gia tăng nhanh chóng của nồng độ hormone progesterone trong cơ thể ở thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong người.
- Thậm chí bạn luôn cảm thấy nặng nề, lờ đờ và chậm chạp hơn trong nhiều ngày.
- Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều thay đổi tâm trạng thường xuyên do sự thay đổi nội tiết của cơ thể người phụ nữ.
- Do đó mỗi người mẹ khi mang thai có thể trai qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, bao gồm cả tâm trạng tốt và xấu, phấn khởi lẫn chán nản.
- Tuy nhiên nếu bạn đang cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng hoặc không thể đối phó với những trách nhiệm hàng ngày của mình, thậm chí có ý định tự làm tổn hại đến bản thân, tốt nhất hãy báo ngay cho chuyên gia sức khỏe ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến vấn đề này.
2.9. Tiểu tiện thường xuyên
Phusandanang lưu ý:
- Những thay đổi nội tiết tố sau khi thụ thai sẽ khiến tăng tốc độ lưu thông máu qua thận trong cơ thể.
- Điều này khiến bàng quang đầy nhanh và bạn đi tiểu nhiều hơn mọi ngày.
2.10. Bụng đầy hơi, táo bón
Phusandanang lưu ý:
- Không những bàng quan mà đường tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng do sự gia tăng của hormone progesterone.
- Nó khiến thức ăn đi qua đường ruột chậm hơn dẫn đến tình trạng bụng đầy hơi, táo bón.
2.11. Thèm ăn
Phusandanang lưu ý:
- Cơ thể người mẹ lúc mang thai cần nhiều Carbohydrate hơn để cung cấp cho sự phát triển của thai.
- Do đó người mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn hơn so với bình thường, thường là thức ăn chua hoặc thức ăn ngọt.
- Trong thời gian đầu khi có biểu hiện buồn nôn, chán ăn, thì sau khi cơ thể đã thích nghi hơn với sự thay đổi khi mang thai thì sẽ có cảm giác thèm ăn trở lại.
3. Sự khác biệt giữa có thai và tiền kinh nguyệt là gì?
Phusandanang lưu ý:
- Hội chứng tiền kinh nguyệt là một nhóm các triệu chứng thay đổi về thể chất và tinh thần liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau vú, mệt mỏi, đau khớp, co thắt vùng bụng và thay đổi cảm xúc, đều là những triệu chứng thường gặp trong thời kỳ tiền kinh nguyệt.
- Do đó mọi người khó có thể phân biệt được những triệu chứng này.
- Tuy nhiên các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra từ một đến hai tuần trước kỳ kinh nguyệt và chúng sẽ dừng lại sau khi bắt đầu có kinh nguyệt thay vì xuất hiện sau 2 tuần trễ kinh như mang thai.
- Vì vậy, bạn có thể cần phải phân biệt những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và những dấu hiệu ban đầu khi có thai.
3.1. Đau vú
Phusandanang lưu ý:
Hội chứng tiền kinh nguyệt:
- Sưng và đau vú có thể xảy ra trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.
- Tình trạng đau vú có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, và thường nặng nhất ngay trước kỳ kinh.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Mô vú sẽ cảm thấy gồ ghề và dày đặc, đặc biệt là ở các vùng bên ngoài.
- Bạn có thể có cảm giác căng tức vú và đau âm ỉ.
Trong khi đó, ngực của bạn trong thời kỳ đầu mang thai có thể cảm thấy đau, nhạy cảm hoặc mềm khi chạm vào, cũng có thể bầu ngực căng và nặng hơn thường ngày.
3.2. Ra huyết âm đạo
Phusandanang lưu ý:
Hội chứng tiền kinh nguyệt:
- Thông thường, bạn sẽ không bị rỉ máu nếu đó là hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Khi bạn có kinh nguyệt, lượng máu kinh sẽ ra nhiều và có thể kéo dài từ 3-7 ngày.
Trong khi đó, đối với phụ nữ tuần đầu mang thai sẽ có máu rỉ ít và lấm tấm, không đủ nhiều để thấm bằng vệ sinh như khi có kinh nguyệt.
3.3. Nhức mỏi cơ thể và thay đổi tâm trạng
Phusandanang lưu ý:
Hội chứng tiền kinh nguyệt:
- Cơ thể 2-3 tuần trước khi có kinh nguyệt, cơ thể thường sẽ cảm thấy mệt mỏi vì rụng trứng.
- Những biểu hiện như uể oải, buồn ngủ, đau lưng, đau khớp đều là những triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Nó sẽ biến mất sau khi ngày kinh đầu tiên bắt đầu.
Trong khi đó, phụ nữ mang thai có thể thay đổi tâm trạng và mệt mỏi kéo dài cho đến khi sinh. Lúc này người mẹ nên thực hiện những bài tập thiền và yoga dành cho bà bầu.
3.4. Buồn nôn
Phusandanang lưu ý:
Hội chứng tiền kinh nguyệt:
- Một số chị em phụ nữ có sức đề kháng yếu và có vấn đề về tiêu hóa thì buồn nôn cũng có thể xảy ra trước kỳ kinh nguyệt.
Trong khi đó, phụ nữ mang thai có thể ốm nghén và buồn nôn kéo dài (nhưng không thể nôn) bất cứ khi nào ngừi thấy mùi đồ ăn hoặc mùi hương nặng.
3.5. Thèm ăn và chán ghét thức ăn
Phusandanang lưu ý:
Hội chứng tiền kinh nguyệt:
- Hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng thói quen ăn uống của mình thay đổi, thèm ăn hoặc chán ăn.
- Tát cả những điều này đều gây nhẫm lẫn với việc mang thai vì nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Trong khi đó, phụ nữ mang thai có thể hoàn toàn thay đổi khẩu vị, ghét món trước đây mình thích và thèm những món đặc biệt nào đó mà trước đây rất ít khi ăn.
3.6. Co thắt vùng bụng dưới
Phusandanang lưu ý:
Hội chứng tiền kinh nguyệt:
- Nếu bạn bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể bị đau bụng kinh.
- Nó là hiện tượng chuột rút xảy ra từ 24 đến 48 giờ trước kỳ kinh.
- Cơn đau có thể sẽ giảm trong kỳ kinh nguyệt và cuối cùng biến mất vào cuối kỳ kinh.
- Đau bụng kinh thường sẽ giảm sau lần mang thai đầu tiên hoặc khi bạn già đi.
- Một số phụ nữ sẽ bị chuột rút nhiều hơn khi họ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh.
Trong khi đó, thời kỳ đầu mang thai,
- Bạn có thể bị chuột rút nhẹ hoặc nhẹ.
- Những cơn chuột rút này có thể giống như những cơn chuột rút nhẹ mà bạn gặp phải trong kỳ kinh nguyệt, nhưng chúng sẽ ở bụng dưới hoặc lưng dưới của bạn.
- Nếu bạn có tiền sử sảy thai, đừng bỏ qua những triệu chứng này.
- Nếu sau khi nghỉ ngơi mà chúng không giảm bớt, hãy đến khám ngay tại bệnh viện.
- Thậm chí bạn có thể bị chuột rút trong nhiều tuần đến vài tháng khi mang thai.
- Nếu bạn biết mình đang mang thai và những cơn chuột rút này kèm theo chảy máu hoặc chảy nước, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai?
Phusandanang lưu ý:
- Bạn biết mình có thai khi nhận thấy bị trễ kinh khoảng 1 tuần.
- Sau đó bắt đầu có các dấu hiệu có thai hoặc dùng que thử thai thấy 2 vạch.
4.2. Khi nào dấu hiệu mang thai xuất hiện?
Phusandanang lưu ý:
- Khoảng 5–8 tuần bạn sẽ nhận thấy những khác biệt trong cơ thể và các dấu hiệu có thai bắt đầu xuất hiện.
- Ốm nghén, mệt mói, chán ăn, đau tức ngực,... là những dấu hiệu có thể mang thai.
- Vì vậy sau khi có những dấu hiệu này bạn nên dùng que thử thai hoặc đến gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết và chính xác.
4.3. Mang thai tháng đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Phusandanang lưu ý:
- Không nhuộm tóc, sơn móng tay vì các loại hóa chất trong thuốc nhuộm, sơn móng tay đến sự phát triển của thai nhi.
- Khi mang thai, mẹ cần tránh tùy tiện dùng thuốc bởi một số loại có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và chỉ uống khi có sự hướng dẫn và cho phép bởi bác sĩ.
- Không mang giày cao gót vì rất dễ gây té ngã, sảy thai.
- Tránh tắm bồn hoặc xông hơi nước quá nóng có thể làm tăng nguy cơ bị thai nhi dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, mẹ có thể bị các bệnh nhiễm trùng nếu nước hoặc bồn tắm không đảm bảo vệ sinh.
- Cần tránh tiếp xúc với phân chó mèo, vật nuôi (bò, dê, cừu…) bởi trong phân chúng thường có chứa toxoplasma làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng hiếm gặp.
- Khói thuốc chứa hơn 4.000 chất độc là “thủ phạm” gây nhiều ra nhiều vấn đề như sinh non, khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển…
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu dễ dẫn đến tình trạng sưng đau đầu gối, phù nề chân.
- Không tham gia các trò cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, vượt thác…
- Tránh mang vác đồ nặng.
- Không nên chạy bộ, đạp xe.
5. Khám thai ở đâu là an toàn nhất?
Phusandanang lưu ý:
- Phusandanang xin giới thiệu dịch vụ khám thai kỳ uy tín, chất lượng đang được triển khai tại phòng khám sản phụ khoa của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồng PhúcTại phòng khám phụ sản của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc.
- Chị em sẽ luôn được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, tận tình và luôn đặt sức khỏe của chị em lên hàng đầu.
- Đặc biệt phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như máy siêu âm 3D, 4D…, không gian sạch sẽ, riêng tư, tạo sự thoải mãi khi thăm khám cho chị em.
ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234 hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.
Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng
Thời gian làm việc:
- Từ thứ 2 đến thứ 7: Buổi sáng: 7h30 – 11h00, Buổi chiều: 13h30 – 19h
- Chủ nhật: 7h30 – 11h00
Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!