"TẤT TẦN TẬT" VỀ THAI GIÁO

CÁCH NUÔI DẠY CON TỪ TRONG BỤNG MẸ

· Nuôi dạy con

Bên cạnh việc tìm hiểu các phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, các ông bố bà mẹ cũng rất quan tâm đến thai giáo. Đây là một trong những phương pháp được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng, nhằm giáo dục con ngay từ trọng bụng mẹ.

Hiện nay, phương pháp thai giáo được nhiều bố mẹ Việt Nam sử dụng với mong muốn con khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này để áp dụng chính xác. 

Trong bài viết này, Phusandanang sẽ đưa ra các thông tin về thai giáo để giúp bạn hiểu rõ hơn. Mời các bạn cùng tìm hiểu!

Thai giáo là giáo dưỡng thai nhi từ trong bụng mẹ

I. Thai giáo là gì?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thai giáo được hiểu đơn giản là giáo dưỡng thai nhi. 
  • Việc làm này gồm 2 yếu tố chính là nuôi dưỡng tốt và giáo dục tốt. 
  • Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh thai nhi có thể hiểu và đón nhận những cảm xúc và thông điệp mà người mẹ truyền tới.

Để có một quá trình thai giáo tốt thì người mẹ cần điều chỉnh các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể mình. 

  • Về yếu tố bên trong, mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đồng thời đảm bảo tinh thần luôn thoải mái. 
  • Về yếu tố bên ngoài, mẹ cần tạo môi trường sống lành mạnh, tránh những kích thích xấu ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn bé.

II. Lợi ích từ việc thai giáo cho bé

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 
  • Em bé thông minh hơn, chỉ số IQ tăng lên nhờ có bố mẹ giúp phát triển nhận thức sớm.
  • Phản xạ tốt hơn và linh hoạt hơn
  • Tăng chỉ số cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt sau này
  • Là con đường gắn kết tình thân giữa bố mẹ và thai nhi
  • Tránh trầm cảm cho mẹ bầu
Thai giáo mang lại nhiều lợi ích

III. Các phương pháp thai giáo phổ biến

Phusandanang xin lưu ý:

Hiện nay, có 2 phương pháp thai giáo được nhiều cha mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực nhất, đó chính là:

  • Phương pháp thai giáo trực tiếp: Bố mẹ sử dụng những thông tin bên ngoài trực tiếp tác động lên thai nhi thông qua các bài tập năm giác quan của cả mẹ và bé. Phương pháp này giúp cho thai nhi vui vẻ, hưng phấn, qua đó kích thích sự phát triển tinh thần của thai nhi.
  • Phương pháp thai giáo gián tiếp: Bố mẹ sử dụng các biện pháp chăm sóc trực tiếp cơ thể người mẹ về mặt dinh dưỡng, tinh thần. Phương pháp này giúp thai nhi có thể tiếp nhận được mọi hành động, suy nghĩ và cảm xúc của người mẹ.

1. Thai giáo trực tiếp thông qua 5 giác quan

Phusandanang xin lưu ý:

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, các giác quan của bé đã được hình thành và phát triển khá đầy đủ.

Thông qua 5 giác quan này, mẹ có thể tiến hành 5 cách thai giáo tương ứng để kích thích các giác quan của bé.

Phusandanang khuyến nghị các mẹ nên tìm hiểu sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi, để biết được thời gian hình thành giác quan của bé.

1.1 Thai giáo bằng xúc giác

Đây là phương pháp mà mẹ có thể áp dụng sớm nhất.

Ngay từ tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ đã có thể thực hiện thai giáo bằng xúc giác bởi thời điểm này, bé đã có thể cảm nhận được những kích thích về xúc giác.

Lợi ích:

  • Giúp cho các tế bào não của thai nhi phát triển tốt hơn
  • Giúp bé cảm nhận được sự thương yêu của bố mẹ
  • Tăng cường khả năng phản ứng của bé. 

Cách thực hiện:

Động tác massage được xem là cách phổ biến nhất để mẹ có thể thực hành thai giáo bằng xúc giác.

Lưu ý:

  • Quá trình massage phải được thực hiện đúng kỹ thuật chứ không phải dùng tay xoa lên bụng nhiều lần. 
  • Nếu thực hiện sai cách, phương pháp này có thể sẽ gây hại cho mẹ và bé, ví dụ như dẫn tới những cơn co thắt tử cung, dọa sinh non, thậm chí còn gây sẩy thai.
  • Mỗi ngày mẹ chỉ nên tiến hành khoảng 5 - 10 phút vào buổi sáng hoặc tối.

1.2 Thai giáo bằng thị giác

Phusandanang xin lưu ý:

Thai giáo bằng thị giác giống như một trò chơi tương tác giữa bố mẹ và thai nhi. 

Thông thường, mắt của trẻ sẽ hình thành từ tháng thứ 2 của thai kỳ, đến tháng thứ 4 thì bé có thể cảm nhận được ánh sáng.

Vì thế, bố mẹ có thể thực hiện thai giáo bằng thị giác ở tháng thứ 6 để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách thực hiện:

  • Bố mẹ có thể sử dụng những chiếc đèn pin có ánh sáng dịu nhẹ (tránh ánh sáng quá mạnh)
  • Chiếu trực tiếp qua lớp giấy nylon màu vào thành bụng trong vài giây rồi tắt đi. 
  • Di chuyển đèn tới các vị trí khác nhau trên bụng bầu với tốc độ chậm rãi và chờ đợi phản ứng của bé. 
  • Trong khi chiếu đèn, cha mẹ nên trò chuyện âu yếm trẻ để tạo sự gần gũi, thân quen.

Phusandanang lưu ý

  • Không thực hiện quá thường xuyên bởi có thể gây tổn thương cho các tế bào mắt non nớt của thai nhi. 
  • Mỗi lần thực hiện, cha mẹ chỉ nên kéo dài khoảng 5 phút thôi nhé. 
  • Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp tắm nắng.
Tắm nắng là một trong những cách thai giáo bằng thị giác

1.3 Thai giáo bằng vị giác

Phusandanang xin lưu ý:

  • Vào tháng thứ 4 của thai kỳ thì cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của trẻ hình thành hoàn thiện. Lúc này, trẻ đã có thể phân biệt và có sở thích về các vị khá rõ rệt. 
  • Vì thế, thai nhi có thể cảm nhận được hết những thức ăn mà mẹ ăn uống hằng ngày. 
  • Để kích thích sự phát triển vị giác của bé, các mẹ cần ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu dưỡng chất nhé.

1.4 Thai giáo bằng khứu giác

Phusandanang xin lưu ý:

  • Từ tháng thứ 2, mũi của bé đã bắt đầu hình thành. Đến tháng thứ 7, mũi của bé đã có thể hoạt động hiệu quả. 
  • Những cảm nhận về mùi vị mà thai nhi nhận được khi còn trong bụng mẹ sẽ quyết định bé thích mùi vị nào khi lớn lên sau này. 
  • Vì thế, để kích thích khứu giác của thai nhi, các mẹ có thể ngửi những hương thơm mà mình yêu thích, mẹ nên ưu tiên những mùi hương tự nhiên từ hoa quả, cây cỏ hay mùi của thức ăn nhé.

1.5 Thai giáo bằng thính giác

Phusandanang xin lưu ý:

  • Các mẹ có thể thực hiện từ tuần thứ 24 hoặc 25 của thai kỳ bởi đây là thời điểm mà hệ thống truyền âm thanh của tai thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh.
  • Bố mẹ có thể thực hiện thai giáo cho bé thông qua thính giác bằng cách nói chuyện với bé, kể các câu chuyện vui, cho bé nghe những bản nhạc... 
  • Âm thanh được phát ra gần bụng bầu sẽ giúp trẻ phát triển được về thính giác.
  • Ngoài ra, âm thanh cũng có thể tác động đến trí thông minh của trẻ, đồng thời làm tăng sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và bé. 

Phusandanang lưu ý các mẹ nên tránh xa các âm thanh mạnh, chói tai với cường độ mạnh như nhạc rock, rap.

Cho bé nghe nhạc là một trong những cách thai giáo bằng thính giác

2. Thai giáo gián tiếp theo 3 giai đoạn của thai kỳ

2.1 Thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ

Phusandanang xin lưu ý:

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là lúc mà thai nhi vẫn còn bé xíu.

Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là mẹ cần nghỉ ngơi, ít đi lại, làm việc nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Khi thực hiện thai giáo trong 3 tháng đầu các mẹ cần chú ý:

  • Thông báo cho người thân biết để có thể hỗ trợ bạn làm những công việc cần thiết.
  • Nhờ người dọn dẹp phòng, tạo môi trường sống sạch sẽ, thoải mái. 
  • Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư máy lọc không khí trong gia đình để có được không gian trong lành nhất.
  • Chú trọng về dinh dưỡng, nên ăn các đồ ăn tốt cho bà bầu và thai nhi.
  • Tìm địa chỉ khám thai uy tín và khám đúng thời điểm mà bác sĩ chỉ dẫn.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực, thoải mái.
  • Nghe nhạc mỗi ngày để thư giãn
  • Tạo môi trường tích cực cho việc hình thành nước ối.
Nghe nhạc thư giãn mỗi ngày

2.2 Thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ

Phusandanang xin lưu ý:

Nếu thời điểm 3 tháng đầu là "giai đoạn nguy hiểm" thì 3 tháng giữa lại là thời điểm khá an toàn của thai kỳ.

Đây là giai đoạn mà trí não và các giác quan của trẻ phát triển nhiều hơn.

Vì thế, bố mẹ cần chú trọng hơn tới việc thai giáo cho bé mỗi ngày.

Khi thai giáo cho bé vào 3 tháng giữa của thai kỳ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Thực hiện khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Cùng bé nghe nhạc, trò chuyện và đọc sách mỗi ngày.
  • Trò chuyện và đọc sách cùng bé mỗi ngày.
  • Nếu sức khỏe cho phép thì mẹ có thể tập yoga.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin & khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu.

2.3 Thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ

Phusandanang xin lưu ý:

Giai đoạn này tuy không nguy hiểm như 3 tháng đầu nhưng mẹ cũng cần hết sức thận trọng để tránh việc sinh non.

Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển khá nhanh nên khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn, việc đi lại cũng khó khăn hơn.

Khi thực hiện thai giáo trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ cần lưu ý:

  • Khám thai định kỳ.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Trò chuyện với bé yêu mỗi ngày.
  • Cùng bé nghe nhạc hoặc mẹ có thể hát cho bé nghe.
  • Chuẩn bị sắm đồ sơ sinh cho bé.
  • Tìm hiểu và học hỏi cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé sơ sinh.
  • Chuẩn bị không gian sống sạch sẽ, thoải mái cho cả mẹ và bé sau sinh.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

IV. Hướng dẫn thai giáo qua từng tháng tuổi của thai nhi

1. Thai giáo tháng thứ 1

Phusandanang xin lưu ý:

Khoảng thời gian này, cơ thể mẹ có thể gặp phải một số triệu chứng khác thường như: tâm trạng thay đổi, ngực đau và nhạy cảm, mệt mỏi, sợ đồ ăn,… Hơn thế nữa, ở thời điểm này thai nhi cũng chỉ mới là một mầm thai bé xíu, nên mẹ cần chú trọng vào các yếu tố như:

  • Mẹ hãy đặc biệt dành nhiều quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Đồng thời thay đổi các thói quen không tốt như thức khuya, sử dụng các chất kích thích và nhớ là không đến những nơi công cộng có khói thuốc lá.
  • Cảm xúc là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên hạn chế tối đa các mối quan hệ căng thẳng. Hãy chia sẻ với bố về thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần để cảm thấy thoải mái, bắt đầu hành trình làm mẹ.
  • Mẹ nên bắt đầu với âm nhạc và duy trì trong suốt 9 tháng thai kỳ. Nghe nhạc không những giúp mẹ thư giãn mà còn giúp con phát triển trí não, cảm xúc. Tuy nhiên không nên cho con nghe nhạc quá to hay thời gian quá lâu.

2. Thai giáo tháng thứ 2

Phusandanang xin lưu ý:

Bước sang tháng thứ 2, mẹ có thể vẫn sẽ gặp phải hiện tượng “ốm nghén” cùng với những thay đổi khác như: ợ nóng và khó tiêu, chướng bụng, mệt mỏi và buồn ngủ,…Trong tháng này, các cơ quan quan trọng và các chi của thai nhi bắt đầu được hình thành rõ rệt. (Xem thêm sự phát triển của thai nhi qua 42 tuần tuổi để hiểu rõ hơn). Để thai nhi phát triển tốt, bố mẹ nên áp dụng các hình thức thai giáo sau đây:

  • Hãy trò chuyện với bé mỗi ngày. Việc làm này giúp bé sớm được tiếp xúc và cảm nhận giọng nói ấm áp của bố mẹ, tạo nên sợi dây gắn kết tình yêu thương. Hãy gửi gắm những mong muốn, tình cảm của mình với con yêu bằng lời nói. Con hoàn toàn có thể cảm nhận được.
  • Dinh dưỡng vẫn là vấn đề đáng được quan tâm nhiều. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tùy cơ địa mỗi người mà mẹ nên tăng khoảng 1kg đến 5kg. Mẹ hãy ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn và có thể chia làm nhiều bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ cũng nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng

3. Thai giáo tháng thứ 3

Phusandanang xin lưu ý:

  • Mẹ có thể sẽ gặp thêm một số thay đổi về cơ thể như: màu da thay đổi, ngực thay đổi,… Các cơ bắp của bé bắt đầu được hình thành, một số xương cũng dần cứng và chắc hơn, tuy nhiên xương sống vẫn còn mềm. 
  • Hơn thế nữa, não bộ của bé yêu đang trong giai đoạn phát triển, thế nên bố mẹ tiến hành thai giáo bằng các phương pháp như: thai giáo bằng âm nhạc, dinh dưỡng, vận động để giúp kích thích não bộ và tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ với em bé.

4. Thai giáo tháng thứ 4

Phusandanang xin lưu ý:

  • Đây là tháng mà cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi rõ rệt nhất về mặt sinh lý. Đồng thời, lúc này bé cũng đã bắt đầu có khả năng tiếp nhận những âm thanh ở trong bụng mẹ lẫn môi trường bên ngoài.
  • Chính vì thế, các phương pháp thai giáo trong tháng thứ 4 của thai kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ sau này. Mẹ có thể thực hiện thai giáo bằng âm nhạc, vận động, trò chuyện cùng con mỗi ngày.

5. Thai giáo tháng thứ 5

Phusandanang xin lưu ý:

  • Lúc này các giác quan của thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng, phần não bộ của bé đang phân định các vùng riêng biệt: khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Thế nên, song song với việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, thể dục thì khoảng thời gian này mẹ cũng nên lưu tâm đến việc “giáo dục” khả năng vận động, thính giác cho thai nhi.
  • Mẹ nên thực hành thai giáo bằng âm nhạc, ngôn ngữ đối thoại, vuốt ve, yêu thương và trò chuyện với thai nhi. Khi cảm thấy bé đang đạp vào thành bụng, hãy nhẹ nhàng vỗ vào chỗ bé vừa đạp.

6. Thai giáo tháng thứ 6

Phusandanang xin lưu ý:

  • Ở tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi đang phát triển rất nhanh, đã có nhịp tim và khả năng nghe cũng phát triển một cách nhất định. 
  • Việc thai giáo ở khoảng thời gian này là mẹ nên tập trung vào việc huấn luyện khả năng nghe, mở mang trí tuệ cho thai nhi. Mẹ nên thực hành bằng các phương pháp như: đối thoại, cho thai nhi nghe nhạc, trò chuyện cùng thai nhi.

7. Thai giáo tháng thứ 7

Phusandanang xin lưu ý:

  • Hệ thống não bộ, thần kinh và các cơ quan, giác quan của bé đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện nhanh chóng từng ngày.
  • Hoạt động thai giáo ở thời điểm này sẽ có tác dụng giúp bé có khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
  • Vì vậy, ngoài việc tiếp tục thực hiện những phương pháp thai giáo giống như những tháng trước nhưng với cường độ cao hơn, mẹ cũng có thể áp dụng thêm thai giáo bằng ánh sáng.
  • Phương pháp này giúp cơ quan thị giác và não bộ liên quan phát triển, con sẽ học được cách phân biệt sáng và tối. Điều đặc biệt là bé sẽ dần hình thành được thói quen đi ngủ đúng giờ.

8. Thai giáo tháng thứ 8

Phusandanang xin lưu ý:

  • Vào tháng thứ 8, gương mặt của thai nhi đã hoàn thiện, các cơ quan nội tạng phát triển dần, bộ não đã phát triển tương đối đầy đủ, hệ miễn dịch cũng đã được hình thành. Tuy nhiên, càng về sau, cơ thể mẹ sẽ càng nặng nề hơn. Vì thế, sự chia sẻ từ bố ở giai đoạn này là rất quan trọng.
  • Mẹ nên thực hiện thai giáo bằng cảm xúc để duy trì tâm lý ổn định và an toàn cho cả hai mẹ con. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ có thể xây dựng nên tảng học tiếng Anh cho con. Mẹ nên chọn những bài hát tiếng anh vui vẻ, giúp tối ưu khả năng học ngoại ngữ cho con trong tương lai.
  • Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết thai nhi trong thời gian này có thể thông qua tiết tấu của âm nhạc cũng như sóng âm để hình thành ký ức. Vì vậy, mẹ nên tích cực nghe nhạc, duy trì cảm xúc vui vẻ đế con có môi trường phát triển tốt.
Mẹ có thể cho bé nghe nhạc tiếng Anh ở giai đoạn này

9. Thai giáo tháng thứ 9

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thai nhi đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng để cất tiếng khóc chào đời. Mẹ cần có một tinh thần thoải mái, tốt nhất để “vượt cạn” thành công.
  • Các phương pháp thai giáo tốt nhất cho thời gian này là: âm nhạc, đối thoại, vận động và ánh sáng.

V. Sai lầm thường gặp khi thực hành thai giáo

1. Ép mình nghe nhạc cổ điển

Phusandanang xin lưu ý:

  • Rất nhiều chị em khi thực hành thai giáo bằng âm nhạc đã cố chọn những loại nhạc khá hàn lâm mà bản thân không thấy hay, không cảm thụ được chỉ vì tin rằng như thế là tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé.
  • Thực tế, bạn chỉ cần chọn loại nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu chậm ở khoảng 60-80 nhịp/phút là hoàn toàn thích hợp cho việc thai giáo bằng âm nhạc. 
  • Do đó, bất cứ thể loại nhạc nào như nhạc trữ tình, dân ca,… cũng có thể phát huy tác dụng xoa dịu tinh thần của mẹ và phát triển thính giác cho bé, miễn là bạn yêu thích và thoải mái khi nghe. 

Điều quan trọng nhất cần nhớ là bé chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm trạng của mẹ. Vì vậy, chỉ khi thai phụ thư thái, vui vẻ, việc nghe nhạc mới có ích cho bé.

2. Cho bé nghe nhạc âm lượng lớn

Phusandanang xin lưu ý:

  • Với tâm lý lo ngại bé bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi màng bụng và túi nước ối nên sẽ không nghe được rõ âm thanh, mẹ bầu thường mở nhạc to để muốn con nghe rõ. 
  • Điều này sẽ gây khó chịu cho thai nhi, thậm chí gây hại cho thính giác của bé nếu nhạc có sóng âm cao từ 4.000 đến 5.000Hz.
  • Do đó, khi cho bé nghe nhạc, mẹ chỉ nên mở loa ngoài vừa đủ nghe hoặc dùng tai nghe chuyên dụng cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho sự phát triển thính giác của bé. 
  • Trong khi cho bé nghe nhạc, mẹ nên lắng nghe chuyển động của bé để xác định bé có thoải mái với hoạt động này hay không.

3. Thường xuyên xoa bụng bầu

Phusandanang xin lưu ý:

  • Ở tuần thai thứ 18-20 khi bé có cử động đầu tiên là lúc ba mẹ có thể bắt đầu thực hành thai giáo bằng xúc giác cho con, cụ thể là việc vuốt ve bụng bầu. 
  • Tuy nhiên, hành động xoa, vuốt mạnh tay và thường xuyên trên thành bụng, đặc biệt là khu vực đáy tử cung, có thể kích thích các cơn co tử cung gây ra sinh non hoặc sảy thai.
  • Mẹ bầu lưu ý không nên dùng cả bàn tay mà chỉ dùng ngón tay vuốt nhẹ thành bụng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, 1-2 lần một ngày và mỗi lần không quá 10 phút. 
  • Không nhất thiết phải xoa bụng mà động tác ôm bụng và đi lại nhẹ nhàng hoặc vừa chạm tay lên bụng vừa trò chuyện cùng con cũng là cách giao tiếp hiệu quả, thể hiện tình cảm yêu thương bạn dành cho bé.

VI. Một số phương pháp thai giáo của các nước phát triển

1. Phương pháp thai giáo ở Mỹ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phương pháp thai giáo ở Mỹ chú trọng đến hoạt động tâm lý của mẹ bầu, nhất là tình thương của người mẹ với thai nhi. Vì thế, các mẹ luôn nhận được lời khuyên là phải giữ tâm lý thoải mái và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Các mẹ nên trò chuyện với thai nhi một cách có hệ thống, cho thai nhi nghe nhạc, vỗ và xoa ở các vị trí nhất định trên bụng. Điều này giúp phát triển tư duy và tạo điều kiện cho hệ thần kinh của bé phát triển. Khi chào đời, bé có thể học tập dễ dàng hơn.
  • Các bước thực hiện như sau: Người mẹ dùng một máy phát âm hướng vào phía thai nhi và cho con nghe đi nghe lại các câu chữ. Sau đó, mẹ sẽ đổi từ máy phát câu chữ sang phát nhạc. Cuối cùng, cho thai nhi luyện tập các động tác “đá vào bụng mẹ”.
Thai nhi đạp vào bụng mẹ

2. Phương pháp thai giáo ở Pháp

Phusandanang xin lưu ý:

Phương pháo thai giáo Haptonomy ở Pháp giúp tạo một mối liên kết giữa bố mẹ và bé thông qua các hoạt động liên quan đến 5 giác quan, tinh thần và chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, còn giúp điều chỉnh tư thế của thai nhi khi sinh và hỗ trợ thêm cho thai nhi phát triển trí não vượt trội.

Các bước thực hiện:

  • Ba hoặc mẹ dùng tay chạm vào bụng bầu thật nhẹ nhàng và yêu thương để bé có thể cảm nhận hơi ấm từ ba mẹ.
  • Bé ở những tuần cuối của tam cá nguyệt thứ 2 rất nhạy cảm với nhiệt độ và những tác động từ bên ngoài tử cung của mẹ. Vì thế, khi xoa bụng, bé sẽ cảm nhận được nơi nào có hơi ấm và di chuyển đến nơi đó.
  • Sau khi bé di chuyển, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể của bé từ bên ngoài.
  • Khi ba mẹ di chuyển bàn tay, bé sẽ di chuyển theo nơi có hơi ấm đó.

3. Phương pháp thai giáo ở Nhật Bản

Phusandanang xin lưu ý:

  • Ở Nhật Bản, thai giáo rất được xem trọng. Các chuyên gia y học cùng với các chuyên gia giáo dục ở Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật và thiết bị tiên tiến, đưa ra các phương pháp như y học về thai nhi, giáo dục tâm lý ở giai đoạn thai nhi.
  • Theo đó, thai nhi 5 tháng tuổi có thể nghe được âm thanh và nhìn thấy được những tia sáng từ bên ngoài xuyên qua tử cung. Vì thế, khi mẹ cho thai nhi nghe nhạc hoặc trò chuyện với con, sẽ giúp thai nhi ghi nhớ âm thanh từ bố mẹ và người thân, từ đó giúp bé phát triển trí não một cách tốt nhất.

4. Phương pháp thai giáo ở Hàn Quốc

Phusandanang xin lưu ý:

  • Ở Hàn Quốc, thai giáo là phương pháp giáo dục truyền thống có từ năm 1392, dựa trên triết lý một thai nhi đã trở thành một người hoàn chỉnh tại chính thời điểm thụ thai. Phương pháp này chú trọng đến sự ổn định cảm xúc của người mẹ. Theo phương pháp Taegyo, người mẹ phải có tinh thần thoải mái, vui vẻ thì thai nhi mới phát triển tốt được. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng phải có một lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống khoa học.
  • Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ thường xuyên đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với em bé. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ như đi bộ, tập yoga để thư giãn, gặp gỡ những người mới. Điều này sẽ mang lại cảm giác vui tươi cho mẹ và lan truyền sang bé.
Tập các động tác yoga phù hợp

5. Phương pháp thai giáo ở Trung Quốc

Phusandanang xin lưu ý:

  • Từ xa xưa, Trung Quốc đã chú trọng thai giáo qua con đường tiềm thức để mở đường cho việc truyền đạt tri thức qua con đường ý thức sau khi trẻ chào đời. Người mẹ khi mang thai không để cơ thể mệt nhọc, ăn chín uống sôi, ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng, không nên ở trong nhà mà nên ra ngoài tản bộ cho tinh thần thoải mái.
  • Ngoài ra, người mẹ cần chú ý đến thái độ, tư thế đi đứng, hòa nhã với mọi người, mắt không nhìn bậy bạ, tai không nghe những điều khiếm nhã, miệng không nói điều xằng bậy, tâm không có tà ý,… thì bé mới phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần.

Hi vọng những thông tin về thai giáo được chia sẻ trong bài viết này là hữu ích với bạn, giúp bạn tự tin áp dụng phương pháp thai giáo cho thiên thần nhỏ của mình.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phusandanang cũng xin giới thiệu địa chỉ khám thai tốt nhất Đà Nẵng cho các mẹ bầu:

Những điều cần biết về thai giáo