- Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng són tiểu lại gây ra nhiều vấn đề rắc rối, cản trở đời sống cá nhân hạnh phúc. Vì vậy, chị em mắc phải tình trạng bệnh lí này nên sớm đến các địa chỉ uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị dứt điểm.
- Bên cạnh Bệnh thường gặp ở tử cung, Hãy cùng phusandanang trang bị đầy đủ kiến thức về tình trạng này bằng cách tham khảo bài viết dưới đây nhé!
I. Tiểu són là gì?
Phusandanang lưu ý
- Són tiểu hay còn gọi là bệnh tiểu không tự chủ, tiểu không kiểm soát là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không theo ý muốn.
- Cứ 10 phụ nữ 20-55 tuổi có 1-3 người bị són tiểu. 20%-50% người bị són tiểu mức độ nặng.
- Trường hợp bệnh nặng, người mắc bệnh có thể không cảm nhận được sự rò rỉ này.
II. Các loại són tiểu
Phusandanang xin lưu ý: Són tiểu là một triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau và được chia ra làm 2 loại như sau:
1. Són tiểu tạm thời :
Phusandanang lưu ý són tiểu tạm thời là do một số loại đồ ăn, đồ uống hoặc thuốc điều trị gây kích thích bàng quang sau đây:
- Caffeine
- Bia rượu
- Nước khoáng có ga
- Chất ngọt nhân tạo
- Sô cô la
- Ớt
- Thức ăn có chứa nhiều gia vị, cay, đường, acid, đặc biệt là trái cây họ cam quýt
- Thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ
- Vitamin C liều cao
- Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến kích thích bàng quang khiến người bệnh đi tiểu nhiều và đôi khi là đi tiểu không tự chủ.
- Táo bón: trực tràng có vị trí giải phẫu gần bàng quang và cùng chung dây thần kinh chi phối. Khi táo bón làm cho phân cứng kích thích vào dây thần kinh ở trực tràng thường xuyên và quá mức, đồng thời làm cho người bệnh muốn đi tiểu thường xuyên.
2. Són tiểu do bệnh hoặc thay đổi của cơ thể
Phusandanang lưu ý són tiểu kéo dài có thể do một số vấn đề hay sự thay đổi về thể chất của cơ thể, gồm:
- Mang thai. Thay đổi nội tiết tố và tăng trọng lượng của thai nhi dẫn đến tiểu tiện không tự chủ.
- Sinh con: Do trong quá trình sinh con, trong quá trình rặn quá mạnh và thời gian dài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Bên cạnh đó, tình trạng sa tử cung, bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống xa với vị trí giải phẫu ban đầu và nhô vào âm đào, dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ.
- Thay đổi tuổi tác: Do cơ của bàng quang càng yếu khi tuổi càng cao nên không thể giữ được nước tiểu chặt ở trong bàng quang, khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài.
- Mãn kinh. Sau khi mãn kinh, người phụ nữ sản xuất ít estrogen hơn - một loại hormone giúp giữ cho mô, niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh. Sự suy giảm của các mô này có thể làm nặng thêm tình trạng không tự chủ.
- Cắt tử cung: Ở người phụ nữ, bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi rất nhiều cơ và dây chằng giống nhau. Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào tại hệ thống sinh sản của người phụ nữ như cắt bỏ tử cung sẽ làm tổn thương các cơ sàn chậu dẫn tới tiểu tiện không tự chủ.
- Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thường gặp ở đàn ông lớn tuổi.
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Khối u bất cứ nơi nào dọc theo đường tiết niệu có thể chặn dòng nước tiểu bình thường, dẫn đến tình trạng són tiểu khi đầy bàng quang (Overflow incontinence).
- Sỏi tiết niệu
- Rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, u não hoặc chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra tình trạng tiểu không tự chủ
III. Triệu chứng các cấp Són tiểu
Phusandanang lưu ý:
- Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng (Stress incontinence): Nước tiểu bị rò rỉ khi người bệnh làm tăng áp lực bàng quang bằng cách ho, hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc nâng vật nặng.
- Són tiểu cấp kỳ (Urge incontinence): Triệu chứng này diễn ra khi mắc cơn tiểu cấp, người bệnh đột ngột rất muốn đi tiểu khiến người bệnh không kịp đi đến nhà vệ sinh. Tần suất xuất hiện són kiểu loại này thường xuyên và xảy ra cả ban đêm. Nguyên nhân của són tiểu cấp kỳ có thể do nhiễm khuẩn, rối loạn thần kinh hoặc tiểu đường.
- Són tiểu khi đầy bàng quang (Overflow incontinence): Do bàng quang lúc nào cũng có nước tiểu nên người bệnh gặp tình trạng nhỏ giọt nước tiểu thường xuyên hoặc liên tục.
- Són tiểu chức năng (Functional incontinence): Do các vấn đề về thể chất và tâm thần khiến người bệnh không kịp đi đến nhà vệ sinh. Ví dụ, nếu người bệnh mắc viêm khớp háng nặng, người bệnh hạn chế khả năng mở kéo khóa quần đủ nhanh để đi vệ sinh.
- Són tiểu hỗn hợp (Mixed incontinence): Là tình trạng són tiểu phối hợp tất cả các loại són tiểu kể trên.
IV. Són tiểu gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân như thế nào?
Phusandanang lưu ý:
- Người bệnh luôn mặc cảm, tự ti, luôn lo sợ tình trạng tiểu són sẽ khiến họ mất mặt, xấu hổ.
- Chất lượng cuộc sống sụt giảm vì tinh thần không được thoải mái.
- Người bệnh có thể ngại các hoạt động xã hội và không muốn đi đến những nơi công cộng
- Có nguy cơ té ngã khi người bệnh cố gắng di chuyển nhanh đến nhà vệ sinh.
- Mang đến nhiều rắc rối cho bản thân người bệnh và cả người thân xung quanh
V. Đối tượng nào thường có nguy cơ mắc tình trạng són tiểu?
Phusandanang lưu ý:
- Phụ nữ sau thời kỳ mang thai và sinh con
- Người lớn tuổi: Khi ở tuổi cao, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát bàng quang và niệu đạo bị giảm trương lực cơ nên làm tăng khả năng nước tiểu tràn ra không tự chủ.
- Người thể trạng béo phì hoặc thừa cân: Trọng lượng tăng làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, làm suy yếu cơ và làm cho nước tiểu chảy ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Người thường xuyên hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ.
- Di truyền: Nếu như trong gia đình hoặc họ hàng gần có mắc són tiểu thì khả năng thế hệ kế tiếp mắc són tiểu cao hơn so với gia đình khác.
- Tình trạng bệnh: Bệnh thần kinh hoặc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc són tiểu.
VI. Tại sao nữ giới có nguy cơ mắc tình trạng tiểu són cao hơn nam giới?
- Phusandanang lưu ý: Phụ nữ mắc chứng són tiểu cao gấp ba lần nam giới do có liên quan đến mang thai, sanh nở và mãn kinh. Lý do là khi sinh nở, thai nhi đi qua khung chậu của bà mẹ làm kéo giãn các mô của vùng chậu trong đó có mô của cổ bàng quang. Điều này gây ảnh hưởng đến việc điều khiển cảm giác đi tiểu chủ động của người phụ nữ.
- Bên cạnh đó, việc sinh đẻ nhiều lần, con to, sanh hút, sanh kềm, sanh bị rách cửa mình nhiều, tiền sử mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước đó, mãn kinh là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị són tiểu.
- Trong quá trình mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và tăng trọng lượng của thai nhi dẫn đến tiểu tiện không tự chủ.
- Sinh con: Do trong quá trình sinh con, trong quá trình rặn quá mạnh và thời gian dài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Bên cạnh đó, tình trạng sa tử cung, bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống xa với vị trí giải phẫu ban đầu và nhô vào âm đào, dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ.
- Phụ nữ lớn tuổi thì cơ của bàng quang càng yếu khi tuổi càng cao nên không thể giữ được nước tiểu chặt ở trong bàng quang, khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài.
- Mãn kinh. Sau khi mãn kinh, người phụ nữ sản xuất ít estrogen hơn - một loại hormone giúp giữ cho mô, niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh. Sự suy giảm của các mô này có thể làm nặng thêm tình trạng không tự chủ.
- Cắt tử cung: Ở người phụ nữ, bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi rất nhiều cơ và dây chằng giống nhau. Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào tại hệ thống sinh sản của người phụ nữ như cắt bỏ tử cung sẽ làm tổn thương các cơ sàn chậu dẫn tới tiểu tiện không tự chủ.
VII. Nên làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh són tiểu?
Phusandanang lưu ý:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
- Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập sàn chậu.
- Tránh các thực phẩm có chất kích thích bàng quan như rượu, bia, caffein, thuốc lá..
- Ăn nhiều rau xanh bởi vì chất xơ có thể ngăn ngừa táo bón, một nguyên nhân gây tiểu không tự chủ.
VIII. Són tiểu sau sinh
1. Rò rỉ nước tiểu trong quá trình mang thai và sau khi sinh có phải là điều tự nhiên ?
Phusandanang lưu ý
- Thai nhi ngày càng lớn lên trong suốt quá trình mang thai khiến cho tử cung giãn nở tạo áp lực lên bàng quang, dẫn tới sự xuất hiện của rò rỉ nước tiểu. Điều này có thể kéo dài cho đến thời kỳ sau sinh bởi lúc này bàng quang vẫn tiếp tục bị chèn đè lên bởi sự giãn nở của tử cung, và sự mất kiểm soát trong suốt thời gian sinh nở cũng gây ra sự rò rỉ nước tiểu.
- Cho đến khoảng 3-4 tháng sau sinh, khi tử cung trở lại kích thước ban đầu và không còn tạo áp lực lên bàng quang thì tình trạng rò rỉ nước tiểu sẽ cải thiện. Tuy nhiên để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này, chị em nên trực tiếp đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị
2. Triệu chứng tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh ra sao?
Phusandanang lưu ý: Dưới đây là một số triệu chứng tiểu són sau sinh ở phụ nữ.
- Tiểu nhiều ban đêm
- Rò rỉ nước tiểu hoặc phóng thích nước tiểu mỗi khi ho, hắt hơi, cười lớn khi vận động mạnh, thay đổi tư thế
- Són tiểu nhiều khi quan hệ
- Tiểu nhiều lần trong ngày
- Phải rặn khi đi tiểu nhưng nhiều khi quần ẩm ướt mà không biết
- Mỗi khi đi tiểu thấy đau, rát. Hay các biểu hiện khó chịu, đau ở vùng kín, đau bụng dưới, thắt lưng có thể tiểu cả ra máu.
3. Nguyên nhân gây són tiểu sau sinh ?
Phusandanang lưu ý:
- Nguyên nhân chính của việc rò rỉ nước tiểu sau sinh là do quá trình sinh con bằng đường âm đạo trong thời gian dài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang.
- Bên cạnh đó, tình trạng sa tử cung, bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống xa với vị trí giải phẫu ban đầu và nhô vào âm đào, dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ.
- Ngoài ra, nếu mô thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng tới việc sinh nở, nhận thức kém về bàng quang và niệu đạo có thể xuất hiện dẫn đến việc chị em có thể sẽ không cảm thấy muốn đi tiểu, hoặc không thể đi tiểu được.
4. Hiện tượng són tiểu ở cuối thai kỳ?
Phusandanang lưu ý:
- Trong tháng cuối cùng của thai kì, em bé sẽ được đẩy xuống thấp hơn khung chậu để chuẩn bị chuyển dạ. Việc này sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang, khiến mẹ sẽ bắt đầu đi tiểu nhiều trở lại, gây hiện tượng són tiểu khi mang thai tháng cuối. Nếu tình trạng đi tiểu nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, hãy hạn chế uống nước sau 4 giờ chiều (nhưng phải chắc chắn là bạn uống đủ 6 đến 8 ly nước một ngày trước đó).
- Ngoài ra, mẹ cũng cần phân biệt giữa hiện tượng són tiểu khi mang thai và rỉ ối. Tiểu són thường xảy ra khi mẹ ho, hắt hơi, nước tiểu chảy ra ít, có màu vàng và mùi đặc trưng, trong khi nếu là rỉ ối thì nước sẽ tràn ra với số lượng nhiều. Nước ối thường trong, không có mùi, có thể kèm mủ hoặc máu.
5. Cách khắc phục tiểu rắt sau sinh
a) Nghiêng về phía trước khi đi tiểu
Phusandanang lưu ý:
- Động tác này sẽ giúp lượng nước tiểu trong bàng quang thoát hết ra ngoài nhờ đó mà chị em có thể giảm bớt được tình trạng đi tiểu nhiều lần.
b) Thay đổi chế độ ăn uống
Phusandanang lưu ý:
- Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như: trà, cafe, đồ uống có cồn, đồ cay nóng… vì những thực phẩm này có thể khiến bàng quang bị kích thích gây nên tình trạng đi tiểu nhiều hơn.
- Tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh cũng như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để máu trong cơ thể được tuần hoàn tốt, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bởi táo bón lâu ngày cũng sẽ gây chèn ép bàng quang làm tăng nguy cơ tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ mang thai.
c) Bài tập Kegel.
Phusandanang lưu ý: Các bài tập Kegel hay còn gọi là các bài tập cơ sàn chậu là những bài tập được thiết kế để tăng cường sức mạnh của các cơ vùng xương chậu giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu rắt rất tốt. Cách thực hiện như sau:
- Bạn thực hiện co cơ âm đạo và giữ trong 10 giây. Sau đó nghỉ 10 giây rồi tiếp tục lặp lại. Mỗi lần tập thực hiện khoảng 10 lần. Khi đã quen dần, bạn có thể răng số lần lặp lại động tác thêm 5 giây. Mức độ tốt nhất bạn có thể đạt được là từ 25 – 30 giây.
6. Tôi nên làm gì sau khi sinh?
Phusandanang lưu ý:
- Thông thường, vùng nền xương chậu bị tổn thương bởi việc sinh nở sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng sau sinh nếu không bị tác động xấu ảnh hưởng.
- Do đó, thời gian này chị em hãy cố gắng nằm nghỉ và thư giãn nhiều nhất có thể, và tránh mang vác các đồ nặng.
- Bởi cơ thể phụ nữ sẽ cần ít nhất 6-8 tuần trước khi phục hồi hoàn toàn để có thể mang vác các vật nặng như bình thường.
- Làm việc quá sức tại thời điểm này sẽ có hệ quả về sau này.
7. Tại sao không nên sử dụng đai lưng ngay sau sinh?
Phusandanang lưu ý:
- Tình trạng "eo bánh mỳ" sau sinh luôn là nỗi ám ảnh với mọi phụ nữ. Vì thế đã có rất nhiều phương pháp làm đẹp ra đời để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên khi sử dụng, đai lưng tác động lực ép trực tiếp lên tử cung và bàng quang. Điều này vô tình đặt gánh nặng lên các cơ bắp và dây chằng của vùng nền xương chậu dẫn tới việc kéo dài hiện tượng rò rỉ nước tiểu.
- Do đó, để tránh tình trạng rò rỉ nước tiểu kéo dài, chị em nên tránh sử dụng đai lưng tối thiểu là 4 tuần sau sinh. Bên cạnh đó, việc giữ cho cơ thể được thư giãn và duy trì các bài thể dục vùng bụng trong thời gian này chính là phương pháp tốt đánh bay tình trạng són tiểu.
8. Các bài tập phục hồi vùng nền xương chậu sau sinh ?
a) Trường hợp nào cần tập luyện để phục hồi vùng nền xương chậu sau sinh?
Phusandanang lưu ý: Chị em thuộc các trường hợp sau đây cần có chế độ tập luyện đặc biệt nhằm phục hồi vùng nền xương chậu sau sinh.
- Những người thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu trong suốt quá trình mang thia và sau sinh.
- Những người, trong suốt quá trình sinh nở, phải mất rất nhiều thời gian từ lúc cổ tử cung mở ra được cho tới khi đưa em bé ra ngoài (hơn 5 tiếng).
- Những người sinh con được trên 3,5kg.
- Những người có tử cung ở vị trí thấp 1 tuần sau sinh.
b) Các bài tập cơ bản.
Phusandanang lưu ý:
- Đầu tiên, hãy nằm ngửa trên sàn nhà, một tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất.
- Nằm ngửa, bẻ rộng hai chân, gập đầu gối nhẹ nhàng, và thả lỏng cơ thể.
- Với tư thế này, siết chặt phần nền xương chậu trong khoảng 12-14 giây trong 1 phút (nếu bạn thấy quá khó thực hiện, bạn có thể khởi động với 5 giây).
- Bạn sẽ siết chặt phần hậu môn, tử cung, và âm đạo, và từ từ nâng các phần còn lại của cơ thể. Hãy thận trọng gữ cho vùng bụng, chân và phần thắt lưng, v.v, được thư giãn.
- Hãy giữ cơ thể thư giãn trong 46-48 giây còn lại trong 1 phút đó.
- Lặp lại động tác này 10 lần, trong 10 phút.
c) Bài tập thực hành.
Phusandanang lưu ý: Tư thế ngồi này sẽ giúp cơ thể dồn toàn bộ sức ép lên phần bụng dưới và thắt lưng, vì vậy điều quan trọng trong bài tập này là đặt một tay lên phần bụng và chắc chắn rằng bạn đang không sử dụng các cơ bụng.
- Hãy ngồi trên 1 chiếc ghế tựa, thả lỏng cơ thể sao cho toàn bộ phần lưng và thắt lưng tựa hoàn toàn vào ghế.
- Cũng giống như trong động tác cơ bản, siết chặt phần nền xương chậu trong 12-14 giây của 1 phút.
- Với thời gian còn lại của 1 phút, thả lỏng cơ thể, cũng giống như trong động tác cơ bản.
- Lặp lại động tác này và thư giãn trong 10 phút.
Phục hồi các cơ vùng nền xương chậu có thể giúp cải thiện sự rò rỉ nước tiểu. Hãy bắt đầu trong thời gian cơn co thắt vùng đáy chậu biến mất. Với hướng dẫn về vùng nền xương chậu, việc thực hiện chúng hàng ngày là rất quan trọng, tiến hàn 2 lần / 1 ngày và kéo dài trong 10 phút mỗi lần.
9. Tiểu không tự chủ sau sinh thường kéo dài bao lâu?
Phusandanang lưu ý:
- Thông thường, chứng tiểu tiện sau sinh sẽ chấm dứt hoặc giảm dần trong vài tuần sau khi sinh.
- Nhưng một số trường hợp khác thì có thể tồn tại ở các mức độ khác nhau trong vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
- Một số người tiếp tục mắc chứng tiểu không tự chủ sau nhiều năm bởi vì tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở những người nhiều tuổi.
- Thậm chí, phụ nữ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc tình trạng này.
IX. Phương pháp điều trị bệnh tiểu són bằng công nghệ tiên tiến.
Phusandanang lưu ý:
Có nhiều phương pháp điều trị tiểu són như uống thuốc, tiêm collagen,… Tuy nhiên, cho đến hiện nay, điều trị bằng công nghệ innoscan laser vùng kín là phương pháp điều trị bệnh là an toàn, không xâm lấn và hiệu quả nhất.
1. Cơ chế hoạt động của công nghệ innoscan laser trong điều trị tiểu són.
- Máy fractional CO2 sử dụng nguồn năng lượng laser đồng nhất tác động vào các sợi collagen và sợi elastin ở thành âm đạo.
- Quá trình hoàn toàn không gây bất cứ tổn hại nào đến các tế bào hay các bộ phận khác nằm ở các vùng sâu trong cơ thể.
- Phương pháp này giúp làm tăng sinh collagen và elastin, giúp thành âm đạo săn chắc, đàn hồi hơn, lớp mô liên kết quanh cổ bàng quang được tăng sinh, cổ bàng quang được nâng lên, từ đó cải thiện chứng tiểu không tự chủ của người phụ nữ.
- Đây là công nghệ điều trị són tiểu không phẫu thuật mới nhất hiện nay, được FDA (Cục quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận về tính an toàn, chất lượng cho người sử dụng.
2. Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng công nghệ innoscan
Phusandanang lưu ý:
- Không xâm lấn, không cắt, không bóc tách
- Không đau, không phải gây tê và không chảy máu
- Thời gian điều trị ngắn, dễ dàng
- Hiệu quả ngay ở lần điều trị đầu tiên.
3. Đối tượng áp dụng phương pháp:
Phusandanang lưu ý:
- Dành cho trường hợp són tiểu không tự chủ sau sinh.
- Cải thiện một phần chứng sa sinh dục của phụ nữ mãn kinh.
Phusandanang xin giới thiệu phòng khám phụ sản của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc với dịch vụ tốt nhất nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, tận tình và luôn đặt sức khỏe của chị em lên hàng đầu. Đặc biệt phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, không gian sạch sẽ, riêng tư tạo sự thoải mãi khi thăm khám cho chị em.
ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234 hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.
1. Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng
2. Thời gian làm việc:
- Từ thứ 2 đến thứ 7:
- Buổi sáng: 7h30 – 11h00
- Buổi chiều: 13h30 – 19h
- Chủ nhật: 7h30 – 11h00
Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!