- Bên cạnh TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ thì việc đi khám phụ khoa là việc được chị em quan tâm nhưng do nhiều yếu tố lại ngại ngùng
- Khám phụ khoa là việc làm vô cùng cần thiết đối với chị em phụ nữ. Đây có thể được xem là “lá bài bảo vệ” cơ thể nữ giới cơ bản nhất. Tuy nhiên trên thực tế rất ít chị em đi khám theo đúng khuyến cáo. Có những chị em lần đầu đi khám và không biết quy trình như thế nào.
- Hiểu được điều đó, hôm nay phusandanang sẽ gửi đến các chị em một số kiến thức và kinh nghiệm trước khi đi khám phụ khoa.
1. Khám phụ khoa là gì?
1.1. Giới thiệu chung
Phusandanang lưu ý:
- Khám phụ khoa là việc kiểm tra cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm: khu vực ngoài âm đạo, trong âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và các bộ phận sinh dục khác. Ngoài ra, khám phụ khoa có thể mở rộng kiểm tra, xét nghiệm các cơ quan khác (nếu thấy điểm bất thường) theo chỉ định của bác sĩ.
- Cơ quan sinh dục nữ giới rất dễ mắc các bệnh lý phụ khoa, nhất là người đã quan hệ tình dục, không biết cách chăm sóc bảo vệ tốt bản thân. Bệnh phụ khoa không những ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục và sinh sản của người bệnh mà còn khiến họ có tâm lý tự ti, e ngại với người bạn đời.
1.2. Tiến hành khám phụ khoa đúng thời điểm
Phusandanang lưu ý:
- Trước khi kết hôn: Nhiều phụ nữ trẻ không nhận thấy được tầm quan trọng của việc khám phụ khoa trước khi kết hôn. Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp bạn loại trừ các bệnh viêm nhiêm phụ khoa cũng như những bất thường ở bộ phận sinh sản, từ đó có thể tự tin để chuẩn bị cho cuộc sống vợ chồng viêm mãn, hạnh phúc. Đây cũng là bước chuẩn bị để có kế hoạch sinh em bé an toàn, khỏe mạnh, tránh những rủi ro không đáng có.
- Trước khi mang thai: Phần lớn chị em chỉ quan tâm đi khám khi thấy trễ kinh, hoặc que thử có hai vạch mà không khám phụ khoa trước khi chuẩn bị mang thai. Việc khám phụ khoa trước khi mang thai là cách bảo vệ sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.
- Vùng kín có dấu hiệu bất thường: ngứa ngáy, khó chịu, hay đau rát, ra máu giữa chu kỳ, huyết trắng có màu lạ, mùi hôi... đều cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa nào đó. Các bệnh viêm nhiễm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gay biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư phụ khoa…
- Bị đau sau khi quan hệ: Ngoài trường hợp đau và chảy máu ở lần đầu tiên quan hệ có thể do màng trinh bị rách. Tuy nhiên, nếu nếu cơn đau dữ dội, kéo dài đến vài ngày, thậm máu chảy nhiều đến bất thường và kéo dài thì cần đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay. Điều này có thể do cơ quan sinh dục có bất thường, như “đường vào” quá hẹp, màng trinh quá dày, co thắt âm đạo khi “yêu”…
2. Vì sao nên khám phụ khoa?
Phusandanang lưu ý:
- Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chăm sóc và quan trọng là ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên khám định kỳ cho dù bạn có triệu chứng hay không.
- Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi hay đang ở thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…
- Qua việc thăm khám, phụ nữ sẽ được khám kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) & cơ quan sinh dục trong (tử cung, tai vòi và buồng trứng). Từ việc khám phụ khoa, bác sĩ có thể phát hiện các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai (như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn), các rối loạn chức năng của buồng trứng…
- Hơn nữa, chị em còn được tư vấn về sức khỏe sinh sản, về cách phòng tránh thai an toàn hiệu quả, cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi khuê phòng, phát hiện được những rối loạn về nội tiết, tâm lý… để từ đó có phương hướng điều trị phù hợp.
- Và đặc biệt, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý phụ khoa có thể đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản, hay thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ đến độ tuổi sinh sản nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần (thường từ 21 tuổi trở lên). Ngoài ra, phụ nữ đã quan hệ tình dục cần khám chuyên sâu hơn để tầm soát ung thư cổ tử cung.
3. Quy trình khám phụ khoa
3.1. Hỏi thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân
Phusandanang lưu ý:
- Trước khi tiến hành thực hiện các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu bất thường và tiểu sử bị của bệnh nhân. Qua các thông tin khảo sát này, bác sĩ sẽ quyết định các bước thăm khám chi tiết tiếp theo.
3.2.Thăm khám bên ngoài
Phusandanang lưu ý:
- Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục, vùng ngực xem có gì bất thường không.
3.3. Khám âm đạo
Phusandanang lưu ý:
- Trong bước khám âm đạo này, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Ở bước này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh phụ khoa.
- Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục đối với phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Còn với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.
3.4. Xét nghiệm dịch âm đạo
Phusandanang lưu ý:
- Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo, nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không. Dịch âm đạo thường được bác sĩ lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.
3.5. Khám tử cung
Phusandanang lưu ý:
- Bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Ngoài ra, tại bước này bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng. Khám tử cung là để xác định bệnh lý tại tử cung, bác sĩ không thể bỏ qua bước thăm khám này.
3.6. Xét nghiệm
Phusandanang lưu ý:
- Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu., xét nghiệm tầm soát KCTC
3.7. Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại
Phusandanang lưu ý:
- Sau khi kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.
4. Chuẩn bị gì trước khi đi khám phụ khoa?
4.1. Chọn địa chỉ khám uy tín
Phusandanang lưu ý:
- Hiện nay việc khám phụ khoa có thể thực hiện tại rất nhiều phòng khám, bệnh viện trên cả nước song không ít địa chỉ kém uy tín, chất lượng dịch vụ không tốt, bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc không được đào tạo chuyên môn bài bản, trang thiết bị khám không vô trùng,… Điều này vừa làm giảm chất lượng khám và sàng lọc bệnh phụ khoa, vừa tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Do đó, nên tìm đến địa chỉ uy tín, trang thiết bị hiện đại vô trùng cùng bác sĩ giàu kinh nghiệm, kỹ thuật tốt để thực hiện thăm khám.
4.2. Giữ tâm lý thoải mái khi đi khám.
Phusandanang lưu ý:
- Dù khám phụ khoa định kỳ hay khám bệnh lý, hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, cởi mở chia sẻ các vấn đề bạn gặp phải hoặc thắc mắc để bác sĩ có thể tư vấn hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.
- Tránh lo lắng thái quá, ảnh hưởng không tốt đến việc thăm khám và chữa trị.
- Ghi nhớ sẵn các dấu hiệu, chuẩn bị các câu hỏi để hỏi bác sĩ.
4.3. Không đi khám phụ khoa khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Phusandanang lưu ý:
- Việc này vừa gây mất vệ sinh vừa không mang lại kết quả chính xác.
- Thời điểm tốt nhất là 3 - 5 ngày sau khi sạch kinh và nên khám vào buổi sáng.
4.4. Không quan hệ tình dục trước ngày khám
Phusandanang lưu ý:
- Khoảng 2 ngày trước khám bạn không nên quan hệ tình dục, không đặt các loại thuốc (thuốc tránh thai, thuốc vệ sinh,..) vào âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh
- Trước khi đi khám 3 ngày, chị em tuyệt đối không dùng các dung dịch sát khuẩn hay bất cứ dung dịch gì thụt rửa âm đạo khiến các vi khuẩn trong âm đạo tạm thời bị tiêu diệt. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả, độ chính xác của xét nghiệm.
4.5. Không dùng rượu bia, đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ
Phusandanang lưu ý:
- Rượu bia hay đồ ngọt sẽ làm tăng nhiệt độ nơi cơ quan sinh dục đồng thời làm tăng lượng dịch bài tiết trong âm đạo. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn bình thường. Nó khiến quá trình kiểm tra, xét nghiệm không còn chính xác.
4.6. Chuẩn bị loại trang phục phù hợp
Phusandanang lưu ý:
- Nên chọn trang phục phù hợp, tốt nhất nên mặc váy để việc khám dễ dàng, đỡ tốn thời gian.
4.7. Uống chút nước trước khi vào phòng khám
Phusandanang lưu ý:
- Thường thì, xét nghiệm nước tiểu là một phần trong quy trình khám phụ khoa tổng quát để xác định xem bạn có bị nhiễm trùng bàng quang hay tiểu đường không. Do đó bạn nên uống một chút nước để dễ dàng hơn cho việc lấy mẫu nước tiểu.
5. Khám phụ khoa lần đầu
Phusandanang lưu ý:
Khám phụ khoa lần đầu tiên đơn thuần chỉ là một cuộc nói chuyện giữa bạn và bác sĩ. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm nhất định.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ thường sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi về bản thân bạn và gia đình. Một trong số chúng có thể liên quan đến vấn đề cá nhân, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt hoặc thói quen sinh hoạt tình dục (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng hoặc qua hậu môn). Nếu lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin, hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào để đảm bảo thông tin được giữ bí mật.
Những vấn đề nên được trao đổi trực tiếp với bác sĩ trong lần khám phụ khoa đầu tiên, bao gồm:
- Chuột rút và các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
- Mụn trứng cá
- Cân nặng
- Tình dục và giới tính
- Biện pháp ngừa thai
- Các bệnh lây qua đường tình dục
- Rượu, ma túy và thuốc lá
- Khả năng kiểm soát cảm xúc
6. Khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền?
Phusandanang lưu ý:
Các chuyên gia cho biết, không có một mức chi phí cụ thể cho việc thăm khám phụ khoa mà phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó phải kể đến như:
- CHẤT LƯỢNG PHÒNG KHÁM
Nếu bạn lựa chọn phòng khám với dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại thì mức chi phí sẽ chênh lệch hơn so với các cơ sở y tế có chất lượng thấp hơn.
Việc lựa chọn phòng khám chất lượng sẽ giúp bạn có kết quả khám bệnh chính xác và quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu chọn một phòng khám chất lượng kém không chỉ kết quả không chính xác mà bạn còn mất thời gian và tiền bạc khám lại nhiều lần.
- HẠNG MỤC THĂM KHÁM
Khám phụ khoa là việc khám tổng quát các cơ quan liên quan đến chức năng sinh sản của nữ giới. Bao gồm: Khám bên ngoài, khám âm đạo và khám tử cung. Nếu bạn chỉ khám một hạng mục nào đó thì mức chi phí sẽ thấp hơn việc khám tổng quát.
- CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI KHÁM PHỤ KHOA
Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm như: Xét nghiệm dịch âm đạo, nước tiểu, máu hoặc xét nghiệm tế bào tử cung,… để xác định xem bạn có mắc bệnh viêm nhiễm gì không. Do đó, chi phí cũng sẽ phụ thuộc vào phần này.
Ngoài ra, mỗi bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm khác nhau nên chi phí ở mỗi chị em cũng sẽ khác.
Bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe,… thậm chí có thể gây vô sinh ở nữ giới nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, chị em nên đến những cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp sớm.
Tóm lại, qua bài viết trên, phusandanang mong rằng chị em đã có thể bỏ túi cho mình những kinh nghiệm để khi đi khám phụ khoa sẽ có được sự chủ động và không còn bỡ ngỡ!
Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:
- Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện.
- Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính.
- Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!