Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức bổ ích về Ung thư vú - nguyên nhân & cách phòng tránh, phusandanang khuyên chị em nên đi khám và xét nghiệm phụ khoa để bổ sung thêm các kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe sinh sản và vùng kín đúng cách, ngoài ra còn phát hiện bệnh phụ khoa và chữa trị kịp thời.
1. Khám phụ khoa là gì?
Phusandanang lưu ý:
- Khám phụ khoa là danh mục khám bệnh hệ quan sinh dục và sinh sản của nữ.
- Trong đó bao gồm khám & xét nghiệp: âm đạo, tử cung, buồng trứng, tầng sinh môn, vòi tử cung,...
- Nhằm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời hoặc giúp chị em phụ nữ yên tâm hơn về sức khỏe của mình.
- Khám phụ khoa còn giúp cung cấp thêm các kiến thức về chăm sóc vùng kín và sức khỏe sinh sản dành cho phụ nữ, đặc biệt là những cách ngăn ngừa bệnh phụ khoa lây qua đường tình dục.
2. Khi nào cần đi khám phụ khoa?
Phusandanang lưu ý:
- Độ tuổi thích hợp để chị em phụ nữ đi thăm kháp phụ khoa là nữ trên 13 tuổi, trong đó 21 tuổi là độ tuổi nên đi khám dù trước hay sau quan hệ tình dục lần đầu.
- Khám phụ khoa cần đi định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo loại trừ các bệnh phụ khoa một cách triệt để.
- Tất cả các chị em phụ nữ đều có thể đi khám không phân biệt đã quan hệ tình dục hay chưa.
- Khi cảm thấy vùng kín có bất cứ dấu hiệu bất ổn nào chị em nên đi khám ngay lập tức.
- Trước khi lập gia đình hoặc quyết định có con, cả bố và mẹ cũng cần đi khám phụ khoa và tiền sinh sản để giúp sàn lọc trước những căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Những trường hợp cần thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt như:
- Phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín về khí hư ra nhiều, khí hư có sự thay đổi về màu sắc, đặc hơn hoặc sủi bọt…
- Vùng kín xuất hiện các nốt mẩn ngứa, ửng đỏ.
- Đau vùng kín sau khi quan hệ, đau vùng chậu, đau bụng dưới.
- Chảy máu bất thường không phải trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.
3. Tại sao nên khám phụ khoa?
Phusandanang lưu ý:
- Theo thống kê của bộ y tế, có hơn 90% phụ nữ mắc phải các bệnh phụ khoa từ nhẹ đến nặng mỗi năm.
- Do đó, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời nếu có bệnh, đồng thời bào vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình.
- Khám phụ khoa sẽ giúp chị em có thể yên tâm hơn về các vấn đề liên quan đến vùng kín.
- Nhận được sự tư vấn tận tình từ bác sĩ để chăm sóc sức khỏe sinh sản đúng cách, quan hệ tình dục an toàn.
- Trang bị các kiến thức về sức khỏe sinh sản, mang thai và cách chăm sóc con từ trong bụng mẹ tốt nhất.
4. Khám phụ khoa bao gồm khám & xét nghiệm gì?
4.1. Khám phụ khoa bao gồm những gì?
Phusandanang luu ý:
Khám phụ khoa chính là khám tổng quát toàn bộ các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ sẽ gồm các bước sau:
- Kiểm tra tổng quát: Chiều cao, cân nặng, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt và tiền sử bệnh lý để làm cơ sở chung cho chẩn đoán.
- Khám cơ quan sinh dục: Gồm kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, tầng sinh môn,... trong quá trình kiểm tra nếu nghi ngờ có thể làm thêm các xét nghiệm như dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
- Khám bằng dụng cụ mỏ vịt: Dụng cụ đã được bôi trơn sẽ được cho vào âm đạo, tử cung để quan sát rõ hơn các dị dạng ở cơ quan sinh dục, tử cung nếu có.
- Khám trực tràng: Bác sĩ sẽ dùng một hoặc 2 ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn để đưa vào trực tràng kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra các khối u.
4.2. Khám phụ khoa làm những xét nghiệm gì?
Phusandanang lưu ý:
Các xét nghiệm cần phải làm sau khi khám phụ khoa gồm có:
- Siêu âm âm đạo: Giúp xem xét tình hình tử cung, buồng trứng và cơ quan sinh dục khác.
- Siêu âm tuyến vú: Phát hiện sớm ung thư vú cũng như các u hạch nếu có.
- Xét nghiệm Pap smear: Xét nghiệm phụ khoa cho phụ nữ từ 21- 65 tuổi giúp phát hiện những vấn đề xuất hiện ở tử cung, đặc biệt cho phép bác sĩ đưa ra những chẩn đoán sớm về ung thư cổ tử cung ở người bệnh.
- Xét nghiệm HPV: Kiểm tra virus HPV gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
- Xét nghiệm CA- 125: là xét nghiệm để kiểm tra nồng độ protein trong máu, qua đó chẩn đoán xem có ung thư phát triển ở buồng trứng hay không.
- Xét nghiệm nội tiết tố: Giúp kiểm tra lượng hormone quan trọng trong cơ thể như progesterone, estradiol, từ đó có cơ sở để kết luận về vấn đề sinh sản và kinh nguyệt của phụ nữ.
5. Những lưu ý trước khi đi khám phụ khoa
Phusandanang lưu ý:
Nhằm giúp việc khám và xét nghiệm phụ khoa có kết quả chính xác, chị em phụ nữ cần lưu ý những điều sau trước khi khám phụ khoa:
- Không quan hệ 1-2 ngày ngày trước khi đi khám phụ khoa.
- Không dùng dung dịch vệ sinh vùng kín trước 3 ngày thăm khám.
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi đi khám, thành thật với các bác sĩ, không nên ngại mà giấu bệnh.
- Nên khám sau khi sạch kinh 3 ngày.
- Không thụt rửa âm đạo quá sâu trước khi đi khám.
- Chọn trang phục thoải mái vì có thể sẽ thay đồ khi khám.
- Trước và sau khi khám phụ khoa không nên đặt thuốc âm đạo nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
6. Khám phụ khoa ở đâu là tốt nhất?
Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:
- Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện.
- Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính.
- Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!
Phusandanang hi vọng rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các bạn yên tâm đi khám & xét nghiệm phụ khoa định kỳ mà không gặp trở ngại gì.