LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KÌ: LƯU Ý KHI ĐI KHÁM & CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG

· Thời kỳ mang thai
  • Trong quá trình mang thai, việc khám thai là vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần ghi nhớ để khám đúng hẹn, nhằm theo dõi được sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
  • Khám thai định kỳ giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Ngoài ra thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách để em phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ.   
  • Tham khảo thêm: TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ

I. Vì sao nên khám thai định kỳ?

Phusandanang lưu ý:

Lịch trình khám thai định kỳ là bước không thể thiếu trong quá trình mang thai với rất nhiều lợi ích dưới đây:

  • Nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi cùng sức khoẻ của mẹ bầu thông qua các lần khám thai 
  • Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai 
  • Vì tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định 
  • Đặc biệt với những phụ nữ từng sảy thai, sinh non, sức khoẻ kém, việc khám thai định kỳ giúp hạn chế những rủi ro đã từng gặp phải 
  • Dự tính được ngày bé chào đời để có thể kế hoạch chuẩn bị đồ dùng cho bé 
  • Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy rằng những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn so với mẹ bầu không thăm khám thường xuyên. Bên cạnh đó, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.    
LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KÌ

II. Những lưu ý trước khi đi khám thai

Phusandanang lưu ý:

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

  • Lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế có uy tín để các bước thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và có độ chính xác. 
  • Chuẩn bị trước những băn khoăn, trăn trở của bản thân, ghi chú lại để có thể nhận được sự giải đáp từ phía bác sĩ một cách tốt nhất, tránh thiếu sót. 
  • Trước khi đi khám thai khoảng 1 tiếng, bà bầu nên uống nhiều nước để bác sĩ khi siêu âm có thể quan sát thai nhi dễ dàng hơn. 
  • Nên hạn chế sử dụng sản phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas, nước trái cây… trước khi tiến hành siêu âm để kết quả chính xác hơn.  
  • Cần giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.
     

III. Các mốc khám thai quan trọng

1. Lịch khám thai 3 tháng đầu

Phusandanang lưu ý:

  • Ở lần khám thai định kì đầu tiên, mẹ bầu nên đi khám thai càng sớm càng tốt để bác sĩ khám xem có thai hay không, thai vào tử cung hay chưa, có một thai hay đa thai, đặc biệt là tuổi thai (thai được mấy tuần) cũng như ngày dự sinh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của thai trong suốt thai kỳ (có bị suy thai, sinh non, sinh thiếu tháng hay không).
  • Bên cạnh đó, qua thăm khám và có thể làm một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ phát hiện các nguy cơ cho thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim…, từ đó tư vấn sau khám thai cho gia đình có nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ, hoặc nếu điều trị thì như thế nào?  
  • Thông thường khám thai định kỳ ở 3 tháng đầu quá trình khám thai sẽ gồm: Đo chiều cao, Cân trọng lượng, Đo huyết áp, Khám tim phổi, Khám gan lách, Khám phụ khoa, Xét nghiệm máu, Xét nghiệm nước tiểu, Siêu âm thai
  • Các bước khám thai này giúp bác sĩ có được những chẩn đoán ban đầu. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ cho mẹ và bé, đồng thời hẹn lịch khám lần kế tiếp. 
LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KÌ

2. Lịch khám thai 3 tháng giữa

Phusandanang lưu ý:

  • Những dị tật thai nhi được phát hiện rõ nhất ở tuần 15 – 18, vì vậy đây là thời điểm khám thai định kỳ cần thiết để có những can thiệp phù hợp nhằm điều trị hoặc chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của thai phụ cũng như gia đình. 
  • Đồng thời, việc đi khám thai giai đoạn này còn giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, từ đó bác sĩ có lời khuyên về dinh dưỡng thai kỳ; theo dõi huyết áp để dự phòng biến chứng tiền sản giật, sản giật. 
  • Ở lần khám thai này, thai phụ sẽ được cân trọng lượng, đo huyết áp, đo bề cao tử cung, nghe tim thai, siêu âm thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. 
LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KÌ

3. Lịch trình khám thai 3 tháng cuối

Phusandanang lưu ý:

  • Càng ở chặng đường cuối của thai kỳ, lịch khám thai càng dày hơn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ nhằm tiên lượng những biến chứng có thể xảy ra trong lúc sinh, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất. 
  • Do đó, từ tháng 7, 8 của thai kỳ mẹ bầu cần đi khám thai mỗi tháng 1 lần; tháng thứ 9 cứ cách 2 tuần khám thai định kỳ 1 lần và cuối cùng là khám 1 lần nữa trước khi sinh. 
  • Ở các lần khám thai định kỳ cuối cùng này, mẹ bầu sẽ được biết ngôi thai có thuận hay không, khung xương chậu người mẹ có khả năng cho thai nhi lọt qua không, độ phát triển của bánh nhau, lượng nước ối… từ đó tiên lượng cuộc sinh dễ hay khó, có thể sinh thường hay phải mổ lấy thai, thời gian nhập viện, mẹ có thể sinh tại các cơ sở y tế thuộc tuyến dưới hay cần phải đến tuyến trên… 
LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KÌ

IV. Thế nào là một lịch khám thai chuẩn?

Một lịch khám thai và siêu âm định kỳ chuẩn thường sẽ có khoảng 8 lần tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người: 

1. Tam cá nguyệt đầu tiên

1.1 Lần khám thai đầu tiên

Phusandanang lưu ý:

  • Vào khoảng 5-8 tuần thai, mẹ bầu cần tiến hành thực hiện lần khám đầu tiên. Đây là cột mốc rất quan trọng để xác định liệu bạn thực sự có thai hay không và xác định vị trí làm tổ của phôi thai. 

1.2. Lần khám thai thứ 2

Phusandanang lưu ý:

  • Lần này sẽ vào khoảng 8 tuần thai, và được lên lịch hẹn bởi bác sĩ sau lần thăm khám đầu tiên. Bác sĩ sẽ siêu âm xác định tim thai, các vấn đề của phôi thai một cách toàn diện hơn, nếu trong lần đầu đi khám chưa xác định được do thai còn quá nhỏ. 

1.3. Lần khám thai thứ 3

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần thai thứ 10 – 13 tuần 6 ngày, bạn sẽ tiến hành thăm khám thai lần thứ 3 với mục đích tầm soát các dị tật ở thai nhi. Xét nghiệm Thalassemia nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy. Xét nghiệm Double test: đo nhịp tim của thai nhi. Siêu âm kiểm tra dị dạng chi, Siêu âm kiểm tra thoát vị cơ hoành, Siêu âm đo độ mờ da gáy đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai 

2. Tam cá nguyệt thứ hai

2.1. Lần khám thai thứ 4

Phusandanang lưu ý:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các nguy cơ về dị tật bẩm sinh vào giai đoạn từ 14 – 16 tuần thai. 

2.2. Lần khám thai thứ 5

Phusandanang lưu ý:

  • Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn.
  • Xét nghiệm: Chỉ số BMI, Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: kiểm tra nhịp tim và đo tử cung tính bằng tuổi thai
  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật

2.3. Lần khám thai thứ 6

Phusandanang lưu ý:

  • Khi thai nhi vào 20-24 tuần tuổi, mẹ bầu cần tiến hành thăm khám với mục đích kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận…) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối. Nếu phát hiện có bất kỳ bất thường nào nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu dừng thai kỳ vào giai đoạn này.  

2.4. Lần khám thai thứ 7

Phusandanang lưu ý:

Mục đích: Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi

Xét nghiêm:

  • Kiểm tra chỉ số BMI
  • Kiểm tra huyết áp
  • Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối
  • Xét nghiệm máu nhằm tầm soát đái tháo đường thai kỳ

3. Tam cá nguyệt thứ 3

Phusandanang lưu ý:

  • Bé yêu của bạn đã đi đến chặng đường cuối thai kỳ và cần được thăm khám vào khoảng 28 – 36 tuần tuổi. Lần này, các bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn. 
  • Kể từ sau lần khám thai này, mẹ bầu có thể theo dõi tại nhà cử động thai nhi (khoảng 4 lần/ giờ) và chuẩn bị sẵn sàng cho việc đón con chào đời. Nếu thấy những biểu hiện như đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác, bạn phải nhanh chóng tái khám tại các cơ sở y tế và bệnh viện chuyên khoa.  

V. Một số nguy cơ khiến mẹ bầu cần khám thai nhiều hơn so với thông thường

Phusandanang lưu ý:

Nếu bạn rơi vào một trong những nhóm có nhiều nguy cơ như sau, bạncần thăm khám thai nhiều hơn:

  • Thai phụ trên 35 tuổi: Sau độ tuổi 35, bạn có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Bạn cũng có nguy cơ cao bị các biến chứng khi mang thai. 
  • Thai phụ có tiền sử bệnh lý nền như: tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn, thiếu máu, béo phì… khiến quá trình mang thai dễ gặp nhiều biến chứng. 
  • Thai phụ có vấn đề phát sinh trong thai kỳ như: tiền sản giật, huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ… Những vấn đề này hầu hết được bác sĩ phát hiện ra thông qua các lần thăm khám suốt thai kỳ. Nếu vướng phải những bệnh lý trên, bà bầu cần phải thăm khám thường xuyên để được tầm soát tình trạng sức khỏe, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 
  • Thai phụ có nguy cơ chuyển dạ, sinh non. Bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi bạn chặt chẽ hơn nếu bạn có tiền sử sinh non hoặc có nguy cơ chuyển dạ sớm trong thai kỳ 9 tháng 10 ngày.    
LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KÌ

VI. Những câu hỏi thường gặp

1. Khi nào tôi cần quay lại khám thai?

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là câu hỏi quan trọng trước khi kết thúc bất kỳ buổi khám thai nào của bạn. Để chắc chắn, hãy hỏi bác sĩ của bạn thời điểm cần quay lại để kiểm tra hoặc làm các xét nghiệm cần thiết. Sẽ thuận lợi hơn nếu bạn có thể sắp xếp thời gian của mình phù hợp với lịch khám của bác sĩ. 

2. Làm sao để biết các triệu chứng đang có là bình thường? Khi nào tôi nên đến gặp bác sĩ ngay?

Phusandanang lưu ý:

  • Các triệu chứng trong thai kỳ có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi giai đoạn. Ba tháng đầu, bạn có thể buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc đau vú. Ba tháng giữa, có thể xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, cảm giác trằn bụng dưới. 
  • Và ba tháng cuối, bạn sẽ nhận thấy sự xuất hiện của các cơn co thắt. Đây là thời điểm bạn cần chú ý các triệu chứng báo hiệu của chuyển dạ. Các cơn co thắt tăng về mức độ và cường độ, vỡ ối hoặc xuất hiện dịch nhầy, máu âm đạo có thể là dấu hiệu của chuyển dạ. 
  • Dù sao đi nữa, đừng ngại hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn không chắc chắn về bất cứ điều gì. Họ biết đây có thể là một trải nghiệm mới cho bạn, và có thể giúp bạn tìm ra những gì bình thường và những gì không. 

3. Có nên thảo luận về kế hoạch sinh nở với bác sỹ không?

Phusandanang lưu ý:

  • Bạn cần biết về ngày dự sinh của mình, làm sao để xác định nó. Việc này sẽ giúp bạn chủ động sắp xếp thời gian, công việc, tiền bạc,… 
  • Ngoài ra, hãy trao đổi về các nguyện vọng của bạn để giúp bác sĩ hiểu và chủ động hỗ trợ cho bạn hơn. Bạn có thể cho họ biết về kinh nghiệm ở những thai kỳ trước, lo ngại của bản thân,.. 
  • Tất nhiên, bác sĩ cũng cần thảo luận với bạn về các khả năng có thể xảy ra khi chuyển dạ. Đặc biệt nếu bạn có một thai kỳ nguy cơ cao, sẽ cần chú ý đến nhiều hạn chế hơn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.   

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ phải trải qua nhiều biến đổi về tâm lý, nội tiết, thể chất… trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Mẹ bầu cần chú ý lịch khám thai định kỳ để được tầm soát về những biến đổi này, can thiệp kịp thời khi có yếu tố bất thường, đảm bảo quá trình mang thai thuận lợi và an toàn. Phusandanang mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

  • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 
  • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!

LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KÌ