Bên cạnh các kiến thức về khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì?, phusandanang cũng muốn giúp bạn trang bị các thông tin cần lưu ý về bệnh nấm âm đạo để chị em phụ nữ có thể tự phòng ngừa cho chính bản thân mình.
1. Nấm âm đạo là gì?
1.1. Giới thiệu
Phusandanang lưu ý:
- Nấm âm đạo là bênh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ.
- Khi bị nấm âm đạo, chị em phụ nữ sẽ cảm thấy "cô bé" thường xuyên bị ngứa ngáy, có lúc sưng đỏ, dịch tiết ra vón cục, màu trắng, có mùi hôi khó chịu.
- Nấm Candida albicans là loại nấm thường gặp ở phụ nữ khi độ pH âm đạo bị mất căn bằng hay vệ sinh vùng kín không đúng cách.
- Nấm âm đạo không chỉ ảnh hướng đến cơ quan sinh dục, khiến tâm lý chị em phụ nữ không thoải mái, dễ cáu gắt mà còn ảnh hướng đến sức khỏe sinh sản trong tương lai.
- Bệnh nấm âm đạo có rất nhiều nguyên nhân và có thể điều trị bằng thuốc.
- Do đó các bạn hãy cùng đọc tiếp các nội dung dưới đây của Phusandanang để chuẩn bị kiến thức chăm sóc, ngăn ngừa và chữa trị bệnh nấm âm đạo thật hiệu quả nhé!
1.2. Nấm âm đạo có nguy hiểm và ảnh hưởng thai nhi không?
Phusandanang lưu ý, bệnh viêm nhiễm nấm âm hộ nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho bản thân:
- Vi khuẩn ngược dòng gây viêm nhiễm đường tiết niệu, vùng chậu,...
- Vô sinh, hiếm muộn
- Bệnh sẽ bị tái phát nhiều lần còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung...
Phusandanang lưu ý, ngoài ra viêm nấm âm đạo còn gây nguy hiểm đến thai nhi:
- Khó chịu, thai kỳ thêm căng thẳng.
- Nguy cơ nhiễm trùng ối.
- Vi khuẩn gây hại sẽ thâm nhập vào miệng em bé.
- Trẻ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp nếu sinh thường
- Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.
Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn biết cách áp dụng đúng cách và kịp thời.
2. Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo
Phusandanang lưu ý, nấm Candida xuất hiện ở âm đạo sẽ có những dấu hiệu sau đây:
- Khí hư ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi, dịch tiết màu trắng vón cục.
- Cô bé ngứa ngày, khó chịu, có lúc rát, tiểu tiện sẽ cảm thấy đau.
- Ở mức độ năng, âm đạo có thể sưng tấy, ảnh hưởng đến phần môi âm đạo, có thể lây sang cả phần bẹn và 2 đùi.
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Đừng để viêm nhiêm quá nặng mới đi vì lúc đó có thể bệnh viêm nhiễm đã quá nặng và khó chữa khỏi hoặc mất rất nhiều thời gian để chữa. Do đó bạn đừng cảm thấy ngại mà giấu bệnh nhé.
3. Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo ở phụ nữ
Phusandanang lưu ý, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm âm đạo, ngày từ những sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày hay sinh hoạt vợ chồng:
- Vệ sinh vùng kín sai cách, làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo
- , tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển.
- Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc để băng vệ sinh quá 4 tiếng mà không thay.
- Mặc đồ lót chật, không thoáng khí, khiến cô bé ẩm ướt.
- Không thay quần lót thường xuyên hoặc vệ sinh quần lót không đúng cách.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến nấm dễ dàng xâm nhập âm đạo.
- Phụ nữ đang mang thai và có bệnh nền đái tháo đường đếu có thể bị nấm âm đạo.
- Chế độ sinh hoặt, ăn uống không lành mạnh, hệ miễn dịch kém, thiếu ngủ,...
- Thụt rửa âm đạo, sử dụng xà phòng để rửa âm đạo hoặc ngâm cô bé quá lâu với các chất có tính tẩy rửa mạnh.
4. Cách chữa trị khi bị nấm âm đạo
Phusandanang lưu ý, việc chữa trị nấm âm đạo bao lâu và như thế nào sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm của người bệnh.
Đối với triệu chứng nhẹ đến trung bình và các đợt không thường xuyên:
- Bác sĩ có thể đề nghị cho bạn các loại ken chống nấm (không kê đơn), thuốc mỡ hoặc thuốc đạn (chứa miconazole hoặc clotrimazole).
- Tất cả đều là những thuốc phổ biến để điều trị nhiễm trùng nấm men.
- Người bệnh cần dùng thuốc trong vòng 1-7 ngày theo lời khuyên của bác sĩ, dùng đều đặn không bỏ bữa.
- Hoặc bác sĩ cũng có thể kê đơn thêm thuốc uống đơn liều với fluconazole (một loại thuốc chống nấm).
- Nếu bạn có thai, việc sử dụng kem bôi hoặc thuốc đạn là an toàn, nhưng tránh dùng fluconazole đường uống.
- Nếu sau khi sử dụng các thuốc mà bác sĩ đề nghị dùng để điều trị nắm mà không hiệu quả hoặc tái phát nhiều lần, bạn cần đi tái khám ngay.
Đối với những bạn có triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc bị nhiễm nấm men thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị:
- Điều trị dài ngày: Bắc sĩ sẽ kê toa thuốc gồm những loại thuốc chống nấm được sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
- Thuốc uống da liều: Bác sĩ sẽ kê toa hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống thay vì thuốc bôi. Lưu ý, phương pháp này không được khuyến nghị dùng cho phụ nữ mang thai.
- Liệu pháp kháng Azole: Thuốc dạng viên nang đưa vào âm đạo của bạn. Thuốc này có thể gây tử vong nếu dùng đường uống và chỉ được sử dụng để điều trị nấm candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường.
5. Cách phòng ngừa không bị nấm âm đạo
Phusandanang lưu ý, tốt hơn hết bạn vẫn nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh không bị nấm âm đạo để tựu bảo vệ sức khỏe cho mình:
- Không sử dụng quân lót chật hay quá chật và những loại quần lót không thấm nước.
- Tránh mặt quần bó sát phần cô bé để không làm tổn thương vùng kín.
- Không thụt rửa âm đạo quá sâu vì âm đạo có chứa những lợi khuẩn sẽ giúp bạn ngăn chặn vi khuẩn nắm xâm nhập.
- Không tắm nước quá nóng, không dùng nước quá nóng để vệ sinh âm đạo.
- Không sử dụng thuốc kháng sinh nếu không cần thiết.
- Thay quần lót hoặc quần áo ngay khi cảm thấy nó ẩm ướt.
- Nếu bạn có bị nấm âm đạo thì trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bạn vẫn cần lưu ý duy trì những điều trên đây để nhanh chóng chữa khỏi bệnh và không tái phát lại.
- Không nên quần áo ướt, như đồ bơi và trang phục tập luyện trong thời gian dài.
- Bệnh nấm ấm đạo có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ, do đó bạn cần lưu ý chăm sóc cô bé thật tốt và đến bác sĩ ngay khi có triệu chứng.
6. Vì sao nấm âm đạo hay tái phát?
Phusandanang lưu, bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát vì:
- Có thể do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước.
- Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, chưa trị dứt điểm sạch nấm.
- Một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
7. Cách chẩn đoán viêm nấm âm đạo, khi nào cần khám bác sĩ?
Phusandanang lưu ý, các bác sĩ thường dựa vào kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm dịch âm đạo.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tình trạng sức khỏe như các dấu hiệu thường gặp gần đây, đã lập gia đình chưa, quan hệ tình dục chưa và các thói quen đối với bộ phận sinh dục trong sinh hoạt, vệ sinh thường ngày.
- Khám bộ phận sinh dục: Bác sĩ sẽ tiến hành dùng mỏ vịt đặt vào âm đạo và quan sát các biểu hiện ở bên trong để xem có dấu hiệu bất thường nào không.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Song song với việc quan sát vùng âm đạo, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu dịch rồi làm xét nghiệm cần thiết để xác định có nấm âm đạo hay không và nếu có thì mức độ nặng hay nhẹ từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy độ pH âm đạo thấp hoặc cao hơn thậm chí từ 4 – 4,5 pH, đồng thời dịch mẫu xuất hiện tế bào vi nấm.
Nên chủ động tới bệnh viện chuyên khoa thăm khám để xác định có bị bệnh nấm âm đạo khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
- Thường xuyên đau, ngứa rát ở âm đạo, âm hộ.
- Khi hư có màu, mùi hôi tanh bất thường.
- Âm hộ bị sưng tấy, phù nề, ửng đỏ.
- Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
8. Các phương pháp điều trị nấm âm đạo phổ biến hiện nay
8.1. Cách chữa nấm âm đạo tại nhà
Phusandanang lưu ý:
- Sử dụng ngải cứu: Dùng 50g ngải cứu khô sắc với nước rồi xông hơi bộ phận sinh dục, cuối cùng dùng nước này vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng. Ngải cứu chứa nhiều kháng viêm sát khuẩn do vậy thường xuyên dùng nước ngải cứu vệ sinh “cô bé” sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm ngứa do nấm âm đạo.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh bộ phận sinh dục, sau đó dùng khăn mềm lau khô. Cách này đơn giản nhưng giúp loại bỏ vi khuẩn nấm men hiệu quả.
- Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không: Chị em dùng khoảng 1 nắm lá trầu không, sau khi rửa sạch chi cho vào nồi luộc với khoảng 1 lít nước. Sau đó dùng nước luộc lá trầu không để vệ sinh vùng kín sẽ giúp làm sạch bộ phận sinh dục, diệt nấm hiệu quả.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể chữa bệnh nấm âm đạo nhẹ.
8.2. Điều trị nấm âm đạo bằng Tây y
Phusandanang lưu ý:
- Thuốc tân dược dạng đặt hoặc uống điều trị nấm âm đạo mang lại hiệu quả nhanh và giúp tái tạo niêm mạc tổn thương và cân bằng nồng độ pH về mức bình thường.
- Tuy nhiên kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, do vậy người bệnh chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm âm đạo do nấm như:
- Thuốc kháng nấm toàn thân: Thuốc được dùng ở dạng uống trong các trường hợp bệnh nặng giúp ngăn ngừa tình trạng nấm phát triển nhanh. Một số thuốc thường dùng như Fluconazol, Itraconazol,…
- Thuốc trị nấm dạng đặt: Thuốc dùng ở dạng đặt trực tiếp vào âm dạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ, đồng thời làm sạch âm đạo, tái tạo niêm mạc tổn thương, làm se lành vết loét. Một số thuốc đặt như Miconazol, Clotrimazol, Econazol,…
8.3. Điều trị nấm âm đạo bằng Đông y
Phusandanang lưu ý:
- Nấm âm đạo thuộc bệnh về khí hư do tổn thương tại tâm, can, tỳ, thận dưới cai nhìn của Đông y.
- Bệnh được chia thành các nhóm là thấp nhiệt, tỳ hư, đờm thấp.
- Đông y trị bệnh bằng việc sử dụng các bài thuốc có khả năng sát trùng, tiêu diệt nấm men.
- Đồng thời các bài thuốc ngâm rửa còn giúp cân bằng pH, tái tạo niêm mạc tổn thương.
- Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ vì sử dụng hoàn toàn là thảo dược tự nhiên như trinh nữ hoàng cung, ngải cứu, bạch đồng nữ, khổ sâm, đương quy,…
- Tuy nhiên hiệu quả thường tác động chậm và còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.
9. Nấm âm đạo & thai nhi
9.1. Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
Phusandanang lưu ý, biểu hiện của viêm âm đạo do nấm khi mang thai gồm:
- Vùng kín ngứa nhiều.
- Khí hư ra nhiều hơn bình thường.
- Khí hư màu bột trắng hoặc giống như vảy trắng bám trên quần lót.
- Khí hư có mùi hôi rất khó chịu.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
9.2. Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phusandanang lưu ý:
- Đa số bệnh lý nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.
- Tuy nhiên, rất khó để các bác sỹ cho biết liệu thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào.
Viêm âm đạo do nấm trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo một trong ba cách:
- Gây hại cho người mẹ, khiến cơ thể thai phụ không thể nuôi dưỡng tốt cho thai nhi.
- Gây hại trực tiếp cho thai bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh.
- Kích thích chuyển dạ sớm gây sẩy thai hoặc sinh non.
- Hầu hết trẻ sơ sinh nhiễm nấm trong miệng (còn gọi là bệnh tưa miệng).
- Tuy nhiên có những trường hợp hiếm, nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh có thể trở nên rất nghiêm trọng, vì hệ thống miễn dịch của chúng chưa phát triển tốt.
- Trong trường hợp nặng, có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp, đặc biệt ở trẻ sinh non hoặc có thêm nhiễm trùng tiềm ẩn.
9.3. Thai phụ nên làm gì khi bị viêm âm đạo do nấm?
Phusandanang lưu ý: Việc đầu tiên phải làm là nên đến cơ sở y tế uy tín có bác sỹ chuyên ngành sản phụ khoa để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tư vấn và điều trị bệnh bằng thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh sử dụng thuốc, thai phụ nên áp dụng những biện pháp sau nhằm hạn chế viêm âm đạo trong thai kỳ:
- Không nên cố gắng chịu đựng tình trạng ngứa vùng kín vì nghĩ rằng dùng thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.
- Mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton).
- Hạn chế số lần quan hệ tình dục và thực hiện tốt vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
- Ăn các sản phẩm từ sữa chua có nhiều lợi khuẩn.
- Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có thể thì hãy ủi quần lót sạch bằng bàn là nóng để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.
9.4. Điều trị thai phụ mắc viêm âm đạo do nấm
Phusandanang lưu ý:
- Khi mang thai, các bác sỹ sẽ cân nhắc điều trị viêm âm đạo bằng các loại thuốc có tác dụng tại chỗ như kem bôi âm đạo và thuốc đặt âm đạo.
- Không phải tất cả các loại thuốc ấy đều sử dụng được trong thai kỳ.
- Vì vậy tốt nhất bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để có được loại thuốc phù hợp.
- Nếu không được điều trị, nhiễm nấm âm đạo có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh thường, vì vậy bạn cần đi khám để điều trị kịp thời.
9.5. Cách giảm nguy cơ viêm âm đạo do nấm trong thai kỳ
Phusandanang lưu ý:
- Quan hệ tình dục một vợ một chồng.
- Không dùng chung đồ lót với người khác, quần lót luôn rộng rãi, thông thoáng.
- Băng vệ sinh chỉ dùng những ngày đầu và cuối khi hành kinh, không nên dùng thường xuyên.
- Luôn lau cơ quan sinh dục và hậu môn từ trước ra sau.
- Tắm ngay sau khi bơi. Đồ lót, quần áo ẩm là môi trường tốt cho nấm men phát triển.
- Không thụt rửa âm đạo, tránh dùng các dung dịch vệ sinh nặng mùi và có chất tẩy rửa mạnh.
- Không sử dụng chất xịt thơm vùng kín như nước hoa.
- Hạn chế lượng đường hàng ngày.
- Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để tăng sức đề kháng.
- Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể chống lại nhiễm trùng dễ dàng hơn.
10. Nên đi khám phụ khoa ở đâu?
Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:
- Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện.
- Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính.
- Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ.