Bên cạnh tìm hiểu các phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, mẹ bầu cũng muốn biết sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn và nhau thai. Vậy nhau thai là gì? Chức năng của nó là gì? Mẹ bầu có cần lưu ý vấn đề gì về nhau thai không? Tất cả thắc mắc đó sẽ được Phusandanang giải đáp trong bài viết này. Mời các bạn theo dõi!
I. Nhau thai là gì?
Phusandanang xin lưu ý:
- Nhau thai là cơ quan phát triển trong tử cung mẹ bầu ở giai đoạn thai kỳ.
Khi trứng được thụ tinh sẽ sinh ra các tế bào. Ở thời điểm này, một phần tế bào sẽ phát triển thành em bé. Phần tế bào còn lại sẽ phát triển thành nhau thai.
Nhau thai không có bất kỳ tế bào thần kinh nào, không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của não hay tủy sống.
Trong thời kỳ mang thai, mỗi phút có khoảng 550ml được bơm vào tử cung để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất trao đổi giữa thai nhi và người mẹ qua nhau thai. Tuy nhiên, ngay sau khi em bé ra đời, bộ phận này cũng sẽ đi ra khỏi cơ thể mẹ.
- Nhau thai là cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung của người mẹ.
- Tóm lại: Nhau thai là một bộ phận của thai nhi, màu đỏ, có hình tròn như chiếc bánh, bề mặt mịn.
II. Vị trí của nhau thai
Phusandanang xin lưu ý:
Ở tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ, thông qua siêu âm bằng đầu dò âm đạo, các bác sĩ có thể thấy được hình ảnh bánh nhau.
Vị trí của nhau thai sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ.
Thông thường, có 4 vị trí nhau thai bám vào tử cung và được xem là bình thường:
- Nhau bám mặt trước thành tử cung. Ở vị trí này, chỉ có một rắc rối nhỏ là khả năng cao người mẹ được chỉ định mổ đẻ.
- Nhau bám mặt sau thành tử cung.
- Nhau bám phía trên thành tử cung.
- Nhau bám bên phải hoặc bên trái tử cung.
III. Cấu tạo của nhau thai
Phusandanang xin lưu ý:
Nhau thai được coi như đã hoàn thành cấu tạo ở thời điểm sau tháng thứ 4 của thai kỳ. Ở thời điểm này, nhau thai có hình đĩa, đường kính khoảng 20cm, dày khoảng 3cm, trọng lượng khoảng 500g. Cấu tạo của nhau thai gồm:
- Mặt trông vào khoang ối của nhau nhẵn, được bao phủ bởi màng đệm và màng ối.
- Dây rốn đính vào giữa hoặc hơi lệch tâm. Ở vị trí dây rốn đính vào nhau tỏa ra các mạch đệm thuộc mạch rốn.
- Từ màng đệm của nhau thai, xuất phát 200 thân chính, chia nhiều nhánh thành các nhung mao đệm. Mỗi nhung mao đệm gồm một trục liên kết, chứa các nhánh nhỏ của động mạch và tĩnh mạch đệm được nối với nhau bởi lưới mao mạch đệm. Phủ ngoài trục liên kết là lá nuôi hợp bào. Trên bề mặt lá nuôi hợp bào có nhiều vi mao. Diện tích trao đổi chất của mẹ và thai nhi trên mặt các nhung mao đệm đạt tới 14m2.
- Phần nhau được tạo bởi mô mẹ là lớp đặc trưng của màng rụng nhau. Khi nhau thai đã sổ, ở mặt trông về phía tử cung có nhiều rãnh nông định ranh giới cho các múi nhau. Có khoảng 15 – 20 múi nhau được bao phủ bởi một lớp màng rụng nhau và bao lá nuôi tế bào. Mỗi múi nhau chứa một chùm nhung mao đệm.
- Chỗ bám của nhau: trứng có thể làm tổ ở bất kỳ vị trí nào trên thành tử cung. Do đó, nhau thai có thể được tạo ra ở nhiều vị trí khác nhau. Vị trí nhau thai hay bám nhất là ở thành sau tử cung. Ngoài ra, nhau cũng có thể bám vào thành trước hoặc đáy tử cung. Trường hợp nhau bám ở gần lỗ trong ống tử cung được gọi là nhau tiền đạo, dễ gây chảy máu nghiêm trọng trong nửa sau thai kỳ và trong khi sinh đẻ.
IV. Nhau thai được hình thành như thế nào?
Phusandanang xin lưu ý:
- 3 tuần sau khi trứng được thụ tinh, nang buồng trứng (hoàng thể) phân rã, bắt đầu sản xuất hormone progesterone và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong ba tháng đầu của thai kỳ.
- Khi thai được 4 tuần, phôi bám vào thành tử cung. Một số tế bào của phôi tách ra, bám sâu hơn vào lớp niêm mạc tử cung. Một trong những tế bào sẽ hình thành và phát triển thành bánh nhau. Bước qua tam cá nguyệt thứ hai, nhau thai đảm trách việc cung cấp oxy và các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, đồng thời vận chuyển chất thải từ thai nhi vào máu mẹ.
- Trong tuần thứ 12 của thai kỳ, bánh nhau có cấu trúc hoàn chỉnh và sẽ tiếp tục tăng trưởng theo kích thước của bé. Trong điều kiện bình thường, nhau thai sẽ bám vào thành tử cung. Khi quá trình mang thai tiến triển, nó sẽ di chuyển cùng với tử cung đang lớn dần.
V. Chức năng của nhau thai
1. Cung cấp dưỡng chất cho thai nhi
Phusandanang xin lưu ý:
- Chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sẽ đi qua nhau thai, tới dây rốn rồi đi vào thai nhi.
2. Hoạt động như một bộ lọc
Phusandanang xin lưu ý:
- Thận và hệ thống tiết niệu của bào thai rất yếu.
- Vì thế, nhau thai đóng vai trò là bộ lọc, phân tách các chất độc hại, đẩy ra ngoài qua hệ thống bài tiết của mẹ.
- Bên cạnh đó, nhau thai cũng đưa chất thải sinh học của thai nhi đến cơ thể mẹ rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
3. Cung cấp oxy cho bé
Phusandanang xin lưu ý:
- Trong thời kỳ này, nhau thai hoạt động như phổi, cung cấp oxy cho thai nhi.
- Hơn nữa, nhau thai giúp khuếch tán oxy vào máu, đưa tới hệ tuần hoàn của thai nhi, giúp em bé nhận được oxy mà không hít phải nước ối trong bụng mẹ.
4. Phòng ngừa nhiễm trùng
Phusandanang xin lưu ý:
- Nhau thai tách máu của mẹ và bé riêng biệt, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi.
5. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Phusandanang xin lưu ý:
- Nhau thai sản xuất nhiều hormone giữ lactose, đảm bảo cơ thể mẹ có đủ lượng đường trong máu để cung cấp cho bé.
6. Tiêu hóa thức ăn
Phusandanang xin lưu ý:
- Nhau thai đóng vai trò nghiền nát thức ăn mà mẹ tiêu thụ, để đưa dinh dưỡng đến thai nhi một cách nhanh chóng.
7. Chuẩn bị cho em bé chào đời an toàn
Phusandanang xin lưu ý:
- Nhau thai tiết ra lượng hormone nữ như estrogen và progesterone để ngăn sự co thắt tử cung khi em bé sẵn sàng chào đời.
- Bên cạnh đó, nhau thai cũng làm mềm các mô tử cung khi mẹ bầu chuẩn bị đến ngày sinh nở.
- Ngoài ra, nhau thai liên tục di chuyển trong tử cung. Theo thời gian, nhau thai dần di chuyển lên đỉnh tử cung để mở rộng dạ con, bảo vệ em bé đến thời điểm chào đời.
VI. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhau thai
Phusandanang xin lưu ý:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhau thai trong thai kỳ. Cụ thể như:
- Vấn đề nhau thai trước đây: Nếu mẹ bầu đã có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến nhau thai, thì khả năng lặp lại tình trạng này là rất cao.
- Vỡ ối sớm: Nếu túi ối rò rỉ hoặc vỡ trước khi chuyển dạ, nguy cơ một số vấn đề về nhau thai tăng lên.
- Căng thẳng, mệt mỏi: Những vấn đề bất ổn về tinh thần của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến nhau thai.
- Huyết áp cao: Điều này có thể khiến nhau thai không phát huy được đầy đủ chức năng.
- Mang đa thai: Những mẹ bầu mang đa thai thường có nhau thai phát triển yếu hơn.
- Rối loạn đông máu: Mọi vấn đề bất thường về thời gian tan máu đông hoặc thời gian đông máu, cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nhau thai.
- Lạm dụng chất kích thích: Việc dùng chất kích thích như hút thuốc, rượu bia,… khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhau thai.
- Chấn thương bụng: Thai phụ bị ngã, bị vật nhọn đâm vào,… làm tăng nguy cơ nhau thai bị tách ra khỏi tử cung sớm.
VII. 5 vấn đề thường gặp về nhau thai
Phusandanang xin lưu ý:
- Trong nửa sau của thai kỳ, một vài rắc rối có thể xảy ra với nhau thai.
- Trong một số trường hợp, nhau thai bị hỏng do nhiễm trùng hoặc các cục máu đông. Điều này có thể gây ra sẩy thai, thai chậm phát triển, sinh non, máu ra nhiều khi chuyển dạ.
- Hoặc có những trường hợp nhau thai tuột khỏi thành tử cung, bám quá chặt hoặc sai vị trí.
- Dấu hiệu cảnh báo trục trặc ở nhau thai là ra máu âm đạo. Hoặc qua khám thai định kỳ, siêu âm, những bất thường ở nhau thai sẽ được bác sĩ phát hiện.
1. Nhau bong non
Phusandanang xin lưu ý:
Đây là tình trạng nhau thai rơi khỏi thành tử cung trước khi sinh. Thường xuất hiện ở 3 tháng cuối hoặc có khi sớm hơn, ở tuần thứ 20.
Nguy cơ: Đứt nhau thai khiến bé không nhận được oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ, tăng nguy cơ sinh non.
Triệu chứng:
- Ra máu âm đạo.
- Đau tử cung, đôi khi kèm theo sự khó chịu.
- Đau bụng đột ngột hoặc liên tục.
Yếu tố tăng nguy cơ nhau bong non:
- Bị huyết áp cao nhưng không được kiểm soát
- Uống rượu, hút thuốc lá.
- Bị chấn thương bụng, có bất thường ở cổ tử cung hoặc dây rốn.
- Ngoài 35 tuổi.
- Chảy ối sớm, thiếu ối.
Hướng xử lý:
- Thai phụ nên đi khám và siêu âm.
- Nếu nhẹ, bác sĩ sẽ thúc đẻ, hạn chế nguy cơ nhau thai bị đứt nghiêm trọng.
2. Nhau tiền đạo
Phusandanang xin lưu ý:
Đây là tình trạng nhau thai bao phủ một phần hoặc tất cả cổ tử cung.
Nguy cơ:
- Khi sinh, bé sẽ bị chặn lại tại cổ tử cung, không ra ngoài được.
- Cổ tử cung mỏng, bắt đầu giãn ra. Lúc này các mạch máu nối nhau thai tới tử cung có thể mòn, gây ra chảy máu.
- Nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng, xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thì có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Triệu chứng:
- Chảy máu âm đạo, không đau.
- Trong trường hợp nhau thai bám thấp, sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ có thể phát hiện qua siêu âm.
- Yếu tố tăng nguy cơ nhau tiền đạo:
- Hút thuốc, dùng chất gây nghiện.
- Có tiền sử phẫu thuật tử cung.
- Có tiền sử nạo phá thai.
- Mang đa thai.
Hướng xử lý:
- Bác sĩ sẽ kiểm tra và siêu âm.
- Nếu không ra máu, thì không có gì đáng ngại. Bác sĩ tiếp tục theo dõi.
- Nếu mẹ phải sinh trước tuần 34, mẹ bầu được điều trị bằng corticosteroid, để phổi của bé hoàn thiện. Đến tuần thứ 36, bác sĩ sẽ kiểm tra nước ối để biết phổi của bé hoàn thiện chưa. Nếu phổi phát triển tốt, mẹ bầu được đề nghị sinh mổ.
- Nếu ra máu không ngừng, thai phụ sẽ được thúc sinh. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ vì nhau thai bám thấp tử cung.
3. Nhau cài răng lược
Phusandanang xin lưu ý:
Đây là tình trạng nhau thai bám quá chắc hoặc quá sâu vào thành tử cung.
Nguy cơ: sinh non hoặc chảy máu nhiều khi chuyển dạ.
Triệu chứng: Chảy máu âm đạo trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba.
Yếu tố tăng nguy cơ nhau cài răng lược: Có tiền sử phẫu thuật tử cung.
Hướng xử lý:
- Bác sĩ tiến hành khám và siêu âm để biết chính xác.
- Tùy theo tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ hoặc phẫu thuật loại bỏ nhau thai.
4. Sót nhau thai
Phusandanang xin lưu ý:
Cơ thể người phụ nữ sau sinh không cần đến nhau thai nữa. Sau khi sinh thường khoảng nửa tiếng, nhau thai sẽ được tử cung co bóp đẩy hết ra ngoài. Trong trường hợp đẻ mổ, bác sĩ sẽ lấy bánh nhau thai khỏi tử cung. Nếu nhau thai không được đẩy ra trong khoảng 30 phút sau khi sinh, thì nghĩa là sót nhau thai.
Nguy cơ: sản phụ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản như viêm tử cung, tắc vòi trứng..., thậm chí có thể băng huyết, nguy hiểm tới tính mạng.
Triệu chứng:
- Đau bụng dưới nhiều hoặc âm ỉ.
- Sốt
- Tử cung co hồi kém
- Dịch âm đạo có màu đen, có mùi hôi khó chịu, dịch nhiều hơn bình thường rất nhiều, máu đỏ tươi lẫn máu cục.
- Bệnh nhân mất máu nhiều nên thường có biểu hiện mệt mỏi, nặng hơn có thể bị choáng.
Yếu tố tăng nguy cơ:
- Những người từng nạo phá thai, do nhau thai dính vào chỗ tử cung bị viêm nhiễm ở lần phẫu thuật trước.
- Do lần mổ trước để lại, khiến nhau thai dính vào vết sẹo hoặc vết rạch nào đó trong tử cung.
- Mẹ bầu mang thai ngoài 30 tuổi sinh non, quá trình sinh lâu hoặc thai lưu.
- Nhai thai bám sâu vào thành tử cung, khi lấy ra có thể nhau bị đứt hoặc không lấy hết được.
- Do nhân viên y tế lấy không kiểm tra kỹ hoặc không biết còn nhau thai.
Hướng xử lý:
- Tùy từng trường hợp, bác sĩ chỉ định nạo, hút nốt nhau thai ra ngoài và sử dụng kháng sinh.
- Sản phụ cũng có thể dùng lá rau ngót sạch xay lấy nước uống để hỗ trợ xử lý vì rau ngót rất có ích trong việc giúp cho tử cung co bóp để đẩy nhanh sản dịch và nhau thai còn sót ra ngoài.
5. Phù nhau thai
Phusandanang xin lưu ý:
Phù nhau thai là tình trạng thai tích dịch từ 2 khoang cơ thể trở lên hoặc tích dịch 1 khoang kèm với phù da, có thể do những bất thường như: bất thường về tim mạch, đường tiêu hóa, lồng ngực, truyền máu thai nhi ở song thai... Phù nhau thai có tỷ lệ mắc khá thấp, xảy ra ở 1/1000 ca sinh.
Nguy cơ:
- Khi được chẩn đoán phù nhau thai thì thai phụ sẽ được yêu cầu chấm dứt thai kỳ, do không thể tiếp tục nuôi dưỡng thai. Nếu không có thể thai nhi chết lưu trong bụng mẹ sau một thời gian.
- Trường hợp trẻ được sinh ra, em bé thường không thể sống vì sinh non hoặc do các bệnh lý mắc kèm.
- Người mẹ dễ bị băng huyết, tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật vì tử cung quá to và phải chứa bánh nhau cùng thai nhi bị phù nề.
Triệu chứng:
- Phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng như đa ối (polyhydramnios), bánh nhau dày.
- Thai nhi cũng có thể có lá lách, tim hoặc gan to lớn bất thường và có thể quan sát được chất lỏng bao quanh tim hoặc phổi qua siêu âm.
- Một em bé sinh ra mắc phù nhau thai có thể có các triệu chứng như da nhợt nhạt, bầm tím, sưng (phù), đặc biệt là ở bụng, gan và lá lách to bất thường, khó thở, vàng da nặng.
Yếu tố tăng nguy cơ:
- Nhiễm trùng, nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ do vi khuẩn hay siêu vi như người mẹ mắc bệnh Rubella ở đầu thai kỳ.
- Do bất thường nhiễm sắc thể thai nhi, bất đồng nhóm máu mẹ con.
- Ngộ độc bào thai do mẹ uống rượu, bia, tiếp xúc hoá chất,...
Hướng xử lý:
- Phù nhau thai thường không thể điều trị trong khi mang thai.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể truyền máu thai nhi trong tử cung để tăng khả năng em bé sẽ sống sót cho đến khi ra đời.
- Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ cho chuyển dạ sớm để cho em bé cơ hội sống sót cao nhất. Điều này được thực hiện với thuốc gây chuyển dạ sớm hoặc mổ lấy thai khẩn cấp.
VIII. Mẹ bầu có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về nhau thai?
Phusandanang xin lưu ý:
Hầu hết các vấn đề về nhau thai không thể ngăn chặn trực tiếp. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các điều sau để có thai kỳ khỏe mạnh.
- Thường xuyên thăm khám trong suốt thai kỳ.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn như cao huyết áp, tiểu đường,…
- Không hút thuốc, uống rượu bia, chất kích thích.
- Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mổ chủ động.
- Nếu bạn gặp vấn đề về nhau thai ở lần mang thai trước đó hoặc đã phẫu thuật tử cung, vui lòng cho bác sĩ biết tình trạng của bạn để có biện pháp phù hợp.
IX. Câu hỏi thường gặp
1. Có nên ăn nhau thai không?
Phusandanang xin lưu ý:
- Các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu để tìm câu trả lời rằng liệu bánh nhau có thật sự mang lại lợi ích cho con người hay không. Nghiên cứu trên chuột bạch cho thấy ăn nhau thai có thể giúp chuột mẹ giảm đau sau khi sinh và tiết nhiều sữa hơn so với những chuột mẹ không ăn. Ngoài ra, nghiên cứu không phát hiện nguy cơ nào khi ăn nhau thai.
- Tuy nhiên, ở một vài trường hợp mẹ bị bệnh khi mang thai, ví dụ tiền sản giật, nhau có thể chứa các protein gây stress. Chưa nhà khoa học nào chứng minh được việc ăn bánh nhau có gây ra những tác động xấu hay không, nhưng nếu có chính là những tác động mà các protein này gây nên. Nhìn chung, các chuyên gia không khuyến khích ăn nhau thai.
- Thực tế trong Đông y cũng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chứng minh được những công dụng của bánh nhau. Do đó, những gì mà bạn nghe nói về những công dụng thần kỳ mà bánh nhau đem lại cũng chỉ là những lời truyền miệng mà thôi.
2. Nhau thai được tống xuất ra khỏi âm đạo như thế nào?
Phusandanang xin lưu ý:
- Nếu bạn sinh con qua đường âm đạo, bạn cũng sẽ tống xuất nhau thai qua đường âm đạo – trong giai đoạn thứ ba của quá trình chuyển dạ. Sau khi sinh, bạn sẽ tiếp tục có những cơn co thắt nhẹ. Tuy nhiên bác sỹ có thể cho bạn một loại thuốc gọi là oxytocin (Pitocin) để tiếp tục co bóp tử cung và giảm chảy máu sau sinh. Bác sỹ cũng có thể xoa bóp vùng bụng dưới của bạn để khuyến khích tử cung co bóp và tống xuất nhau ra ngoài.
- Nếu bạn sinh mổ, bác sỹ phẫu thuật sẽ lấy nhau thai ra khỏi tử cung của bạn trong quá trình phẫu thuật. Khi bánh nhau xuất ra khỏi tử cung, bác sỹ sẽ kiểm tra tính toàn vẹn của bánh nhau để đảm bảo rằng không có nhau sót trong lòng tử cung. Bất kỳ phần nhau sót nào trong lòng tử cung đều phải được rà soát và bóc nhân tạo. Khi phần nhau sót không được phát hiện, sẽ gây nhiễm trùng hoặc mất máu rỉ rả kéo dài.
Qua các thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bạn đã biết thêm thông tin về nhau thai, và một số vấn đề có thể xảy đến.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Để theo dõi tình trạng sức khỏe thai kỳ, Phusandanang giới thiệu phòng khám sản khoa chất lượng nhất Đà Nẵng cho các mẹ bầu: