Nồng Độ HCG Bao Nhiêu Thì Mang Thai?

· Thời kỳ mang thai

Bên cạnh các thông tin và kiến thức về có thai thời kỳ mãn kinh có sao không, phusandanang luôn mong muốn các chị em phụ nữ hiểu thêm về nồng độ HCG bao nhiêu thì mang thai để chuẩn bị tinh thần thật tốt trước khi bước vào thời kì chăm sóc cơ thể và thai nhi mẹ bầu nhé!

1. Nồng độ HCG là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Hormone HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là hormone được tiết ra trong cơ thể con người trong khoảng thời gian mang thai. 
  • Sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung thì hormone này được tạo ra trong nhau thai. 
  • Do đó người ta thường đo nồng độ HCG để xác định người phụ nữ có đang mang thai hay không. 
  • Nó có chức năng kích hoạt các tế bào mầm của bào thai phát triển và trưởng thành. 
  • Ngoài ra, HCG còn giúp kích thích sản xuất ra hormone sinh dục và hình thành giới tính của em bé trong bung mẹ.

2. Khi nào xuất hiện nồng độ HCG

NỒNG ĐỘ HCG

Phusandanang lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai có thể xuất hiện nồng độ HCG sau 7-11 ngày kể từ khi thụ thai, lúc này có thể phát hiện HCG bằng que thử thai.
  • Sau 11 ngày thì có thể xét nghiệm thông qua máu.
  • Sau 12-14 ngày có thể xét nghiệm thông qua nước tiểu.
  • Khi thai mới xuất hiện, HCG còn thấp nhưng nó sẽ tăng gấp đôi sau 72 giờ và đạt đỉnh điểm trong 8-11 tuần đầu của thai kì.

3. Nồng độ HCG ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai

Phusandanang lưu ý:

HCG gồm hai tiểu đơn vị khác nhau, gọi là alpha và beta. 

  • Tiểu đơn vị alpha giống với chuỗi alpha của FSH và LH.
  • Tiểu đơn vị beta mới đặc hiệu cho HCG, định lượng nồng độ beta HCG trở thành cơ sở cho định lượng HCG, nó giúp bác sĩ sản khoa có thể theo dõi thai kỳ.

Bạn có thể xét nghiệm nồng độ beta HCG ngay cả khi chưa có dấu hiệu trễ kinh. Thông thường nồng độ beta HCG có độ nhạy cao, chỉ sau 8-9 ngày sau khi rụng trứng thì đã có thể xác định được chính xác việc có thai hay không.

  • Phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính. 
  • Phụ nữ mang thai thì nồng độ này đạt trên 25 mIU/mL. 
  • Nếu nồng độ HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần kiểm tra và theo dõi nồng độ HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không.
  • Phụ nữ mãn kinh là 0 - 8 mIU/mL. 
  • Khi nồng độ HCG báo hiệu mang thai thì chắc chắn là đã mang thai vì sự sai sót thường rất hiếm xảy ra. 
  • Chỉ trừ khi bị sảy thai sớm hoặc do một số loại ung thư dẫn đến kết quả bị sai sót. 
  • Một số loại thuốc chứa HCG cũng có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ này những không thể làm sai sót kết quả mang thai hay không.

Nồng độ HCG sẽ thay đổi theo tuổi thai và bạn có thể tham khảo các mức HCG dưới đây:

Nồng Độ HCG

Phusandanang lưu ý: Những con số thống kê này chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì, có nhiều trường hợp beta hCG thấp nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu người mẹ có hàm lượng beta hCG thấp hoặc cao hơn mức trung bình thì cần đi khám ngay để được tư vấn kỹ càng.

Nồng độ HCG thấp

  • Có thể do tính tuổi thai không chính xác.
  • Có khả năng sảy thai hoặc hỏng trứng.
  • Mang thai lạc vị. 

Nồng độ HCG cao

  • Có thể do tính tuổi thai không chính xác. 
  • Đa thai.
  • Thai trứng.
  • Nghĩ nhiều đến hội chứng Down khi lượng AFP trong máu giảm.

4. Những điều cần lưu ý về nồng độ HCG

Phusandanang lưu ý:

  • Không phải chỉ ở phụ nữ mới xuất hiện hormone beta HCG. 
  • Ngay cả ở nam giới cũng cóa hormone HCG nhằm xác định những khối u tế bào mầm như ung thư tinh hoàn. 
  • Ngoài ra, xét nghiệm beta HCG trong máu người mẹ để tầm soát các dị tất bẩm sinh của thai nhi trong quá trình mang thai cũng là một xét nghiệm vô cùng quan trọng.
  • Nồng độ HCG ở các thai phụ thường khác nhau, do đó mọi người không nên so sánh chỉ số này với người khác.
  • Thậm chí mỗi ngày hay mỗi giờ nồng độ đã thay đổi rất nhiều.
  • Bên cạnh việc có thể xác định tuổi thai, xét nghiệm nồng độ beta HCG trong máu còn giúp theo dõi tình trạng thai kỳ. 
  • Khi kết quả đo lượng beta HCG trong máu không tuân thủ theo đường cong sinh lý thông thường, việc mang thai nghi ngờ có vấn đề bất thường.
  • Nếu sự xuất hiện của HCG trong máu hoặc trong nước tiểu lần đầu đã có bằng chứng mà nay xét nghiệm lặp lại nồng độ HCG thấp, không tăng tương xứng với tuổi thai thì có thể thai đã bị sẩy, thai chết lưu hay mang thai ngoài tử cung.
  • Ngược lại, nếu nồng độ HCG cao bất thường, nên nghĩ tới khả năng tính tuổi thai bị non tháng, mang đa thai hay có thai trứng, bệnh lý tế bào nuôi.
  • Xét nghiệm beta HCG chỉ giúp xác định có thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua sự phát triển của bánh nhau, chứ hoàn toàn không phản ánh được gì về giới tính, cân nặng, trí thông minh của thai. 
  • Các mẹ nên đến bác sĩ để thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể tư vấn kỹ hơn về việc dưỡng thai và nuôi thai khỏe mạnh.

5. Xét nghiệm nồng độ HCG bằng cách nào?

Phusandanang lưu ý:

Xét nghiệm beta hCG được thực hiện trên máu hoặc nước tiểu. Đây là xét nghiệm dễ thực hiện nên ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai lệch kết quả nên kỹ thuật xét nghiệm thực hiện nhanh chóng, cho kết quả chính xác.

5.1. Xét nghiệm trên mẫu máu

Nồng độ HCG

Phusandanang lưu ý:

  • Mẫu máu tĩnh mạch (không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm) được lấy đúng quy trình vào ống nghiệm chứa chất chống đông Heparin, EDTA hoặc ống không chứa chất chống đông;
  • Mẫu máu được mã hóa thông tin, bảo quản đúng điều kiện bảo quản, và vận chuyển đến phòng xét nghiệm;
  • Ly tâm mẫu máu đủ thời gian quy định, tách phần huyết tương hoặc huyết thanh;
  • Thực hiện xét nghiệm trên hệ thống máy xét nghiệm đã được kiểm soát chất lượng;
  • Kết quả xét nghiệm được duyệt, đánh giá qua các cấp và gửi đến khách hàng.

5.2. Xét nghiệm trên mẫu nước tiểu

Phusandanang lưu ý:

  • Xét nghiệm HCG thông qua mẫu nước tiểu được khuyến khích nên lấy vào buổi sáng vì lúc này nồng độ beta hCG đạt đỉnh cao nhất trong ngày. 
  • Mẫu nước tiểu được phân tích bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch và trả kết quả theo quy trình chuẩn.
  • Thông thường, để theo dõi sự phát triển của thai nhi hay chẩn đoán chính xác có thai hay không, các bác sĩ khuyến cáo làm xét nghiệm beta hCG trong máu của người mẹ.

6. Mốc thời gian quan trọng để khám thai lần đầu tiên

Phusandanang lưu ý:

  • Theo lời khuyên của bác sĩ, chị em phụ nữ  bị trễ kinh khoảng 3 tuần và có dấu hiệu nghi ngờ mang thai như: buồn nôn, nôn, ốm nghén, thử que thử thai có kết quả 2 vạch,… nên sắp xếp thời gian khám thai lần đầu tiên. 
  • Lần đầu khám thai là để  xác định bạn có mang thai thực sự hay không, có phải tình trạng mang thai bất thường như thai ngoài tử cung, mang thai trứng.
  • Trong lần khám này, mẹ bầu sẽ được đo cân nặng, kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu kiểm tra HCG và các chỉ số sức khỏe khác. 
  • Có thể siêu âm thai ngay từ lần này nếu tuổi thai rơi vào khoảng trên 7 tuần tuổi. 
  • Ngoài ra, trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ sàng lọc để phát hiện các bệnh lý có thể gặp ở mẹ bầu như: đái tháo đường, tăng huyết áp,… 
  • Dựa trên sức khỏe kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn khả năng duy trì thai kỳ, chăm sóc sức khỏe và theo dõi thai như thế nào là tốt nhất. 
  • Nếu có dấu hiệu bất thường, chấm dứt thai kỳ vào thời điểm này là tốt nhất với sức khỏe của mẹ.
  • Như vậy, nồng độ HCG bao nhiêu là chuẩn còn phụ thuộc vào tuổi thai, để đánh giá chính xác sức khỏe thai, mẹ bầu nên đi khám và thực hiện nhiều xét nghiệm kiểm tra khác. 
  • Cùng với đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp để mẹ bầu chăm sóc sức khỏe bản thân, nuôi dưỡng thai tốt hơn.

7. Câu hỏi thường gặp về HCG

7.1. Kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG?

Phusandanang lưu ý:

  • Bác sĩ khuyên nên thực hiện vào sáng sớm và không ăn sáng để có thể cho kết quả chính xác nhất.
  • Ngoài ra, trước khi xét nghiệm beta hCG, các mẹ không uống đồ ngọt có ga, nước hoa quả hay uống sữa trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Không uống cafe, trà vì thức uống này có thể làm sai kết quả chẩn đoán.

7.2. Xét nghiệm beta hCG bao lâu có kết quả?

Phusandanang lưu ý:

  • Kết quả xét nghiệm sẽ có ngay sau 1 – 2 giờ lấy máu xét nghiệm. 
  • Nếu chị em vẫn băn khoăn xét nghiệm beta hCG bao lâu có kết quả thì có thể hỏi luôn nhân viên lấy mẫu xem bao lâu thì có kết quả, và quyết định chờ hoặc về nhà rồi nhận kết quả sau.

7.3. Xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai

Phusandanang lưu ý: Tình trạng vẫn thường xuyên xảy ra bởi không phải lúc nào kết quả cũng chính xác 100%. Lý do bởi vì:

  • Tiến hành xét nghiệm quá sớm: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nồng độ hormone hCG sẽ không ổn định. Do đó, nếu mẹ làm xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả không chính xác. Thời điểm tốt nhất là sau 2 tuần.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc an thần,… có thể làm sai kết quả xét nghiệm do nồng độ hCG trong máu bị ảnh hưởng. Do đó, đôi khi kết quả âm tính hoặc kết quả xét nghiệm beta hCG 0.1 nhưng vẫn có thai.  
  • Nội mạc tử cung mỏng: Nếu mẹ có nội mạc tử cung mỏng, thai nhi rất khó để bám chắc vào tử cung. Ngoài ra, nếu mẹ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, hormone này cũng sẽ sản sinh chậm hơn, làm sai kết quả xét nghiệm. Khi xảy ra tình trạng này, nếu mẹ không kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng thì có thể bị động thai hoặc sảy thai.
  • Xét nghiệm tại những cơ sở không đạt chất lượng: Nếu mẹ tiến hành thủ thuật này tại những có sở y tế kém chất lượng, cơ sở vật chất y tế không đảm bảo, bác sĩ thiếu chuyên môn thì kết quả sai cũng là điều có thể xảy ra.

7.4. Vai trò của HCG với sự phát triển của thai

Phusandanang lưu ý:

  • Giúp duy trì hoàng thể: Duy trì hoàng thể giúp tăng sản xuất hormone estrogen và progesteron, đặc biệt quan trọng trong 4 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nồng độ HCG quá thấp khiến hoàng thể bị suy, giảm nồng độ progesterone trong máu dẫn tới niêm mạc tử cung bong ra. Phôi thai không được nuôi dưỡng dẫn đến nguy cơ sảy thai.
  • Kích thích sản sinh testosterone: Ở phụ nữ mang thai, testosterone được sản xuất giúp hình thành giới tính của thai.
  • Tăng cường sản xuất corticosteroid và ức chế đáp ứng tế bào lympho của mẹ: Gúp giảm phản ứng cơ thể trong việc nuôi dưỡng thai. Đây là một trong những nguyên nhân khiến sức đề kháng cơ thể mẹ trong thai kỳ yếu hơn, song rất quan trọng trong việc bảo vệ thai.
  • Xét nghiệm beta HCG có thể thực hiện trong mẫu huyết thanh hoặc nước tiểu của phụ nữ mang thai. Nồng độ HCG bắt đầu tăng sau khoảng 10 ngày rụng trứng, sau đó nồng độ hormone này tiếp tục thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ.

8. Khám và xét nghiệm nồng độ HCG ở đâu?

Phusandanang lưu ý:

  • Phusandanang xin giới thiệu dịch vụ xét nghiệm nồng độ HCG thai kỳ uy tín, chất lượng đang được triển khai tại phòng khám sản phụ khoa của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồng Phúc
  • Tại phòng khám phụ sản của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc, chị em sẽ luôn được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, tận tình và luôn đặt sức khỏe của chị em lên hàng đầu. 
  • Đặc biệt phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như máy siêu âm 3D, 4D…, không gian sạch sẽ, riêng tư, tạo sự thoải mãi khi thăm khám cho chị em.
broken image

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234  hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.

Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng

Thời gian làm việc:

  • Từ thứ 2 đến thứ 7: Buổi sáng: 7h30 – 11h00, Buổi chiều: 13h30 – 19h
  • Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!