PHÙ CHÂN KHI MANG THAI & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

· Thời kỳ mang thai

Cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi khi mang thai. Hiểu được điều đó, Phusandanang đã giới thiệu những phòng khám sản khoa tốt nhất để các mẹ bầu nhận được sự tư vấn chi tiết hơn.

Phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp nhất ở các thai phụ. Mẹ bầu thường bị phù chân ở giai đoạn nào? Tại sao bị phù chân? Phù chân có nguy hiểm không? Vân vân và mây mây…

Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Mời các bạn theo dõi!

Phù chân khi mang thai

I. Phù chân khi mang thai there như thế nào?

1. Giới thiệu chung

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phù chân là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt cuối thai kỳ. 
  • Chân của thai phụ bị phù nề, to hơn bình thường rất nhiều, đôi khi chân có màu đỏ thẫm trông rất mất thẩm mỹ. 
  • Tình trạng phù chân biểu hiện rõ nhất từ phẩn cổ chân trở xuống, bàn chân bị sưng lên.
  • Tuy không đau đớn nhưng lại gây nhiều bất tiện và khiến mẹ bầu không thoải mái.

2. Phân biệt dấu hiệu sinh lý và dấu hiệu nguy hiểm

Phusandanang xin lưu ý:

Phù chân là một hiện tượng sinh lý thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các triệu chứng nguy hiểm. Vì thế, mẹ bầu cần nắm rõ các dấu hiệu sau để đi thăm khám kịp thời.

Phù sinh lý

  • Xuất hiện khoảng 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Thể hiện rõ ràng hơn vào cuối ngày.
  • Cả hai bàn chân đều bị phù.
  • Triệu chứng giảm bớt khi nghỉ ngơi.

Phù bất thường

  • Phù ngày càng gia tăng nhiều hơn, có thể xuất hiện dấu ấn lõm (dùng ngón tay ấn vào vị trí phù, da đàn hồi chậm).
  • Tình trạng kéo dài lâu ngày không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi nhiều.
  • Tay và mặt đồng thời gặp phải dấu hiệu tương tự.
  • Một số triệu chứng khác xuất hiện đồng thời: đau đầu, chóng mặt, khó thở, mắt mờ,…

II. Nguyên nhân phù chân khi mang thai

Phusandanang xin lưu ý:

Có rất nhiều yếu tố khác nhau gây nên hiện tượng phù (không chỉ là phù chân mà còn phù ở cả bàn tay, mặt) ở người phụ nữ trong khi mang thai:

1. Những thay đổi trong máu

  • Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%
  • Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. 
  • Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

2. Sự cản trở máu trở về tim

  • Càng về những tháng cuối, thai nhi sẽ lớn dần. Điều này làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu.
  • Từ đó, khiến máu khó chảy trở về tim, gây ra hiện tượng phù chân.

3. Trọng lượng cơ thể tăng

  • Trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20 kg. 
  • Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà bầu khiến bàn chân trở nên phù nề.

4. Sự thay đổi nội tiết

  • Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi về nội tiết.
  • Điều này khiến lượng máu trong cơ thể dồn về chân nhiều hơn.
  • Hơn nữa, lượng muối trong cơ thể tăng, hàm lượng kali giảm đi, khiến tay chân nặng nề hơn.

5. Các nguyên nhân khác

  • Sử dụng giày dép không phù hợp
  • Đứng lâu
  • Chế độ ăn không phù hợp: ăn ít kali, nhiều natri, tiêu thụ nhiều caffeine,…
  • Làm việc quá sức
  • Thời tiết nóng bức

III. Mẹ bầu thường bị phù chân ở thời điểm nào của thai kỳ?

Phusandanang xin lưu ý:

Trên thực tế, thai phụ có thể xuất hiện phù chân ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai.

1. Ba tháng đầu thai kỳ

  • Phù nhẹ ở chân, tay hoặc mặt.
  • Nếu thấy phù nhiều ở giai đoạn này, đặc biệt là kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu, chảy máu,... thì cần đi thăm khám ngay lập tức.

2. Ba tháng giữa thai kỳ

  • Hiện tượng phù thấy rõ hơn, thường là từ tháng thứ 5 trở đi.
  • Nếu thai phụ đứng rất nhiều hoặc thời tiết quá nóng, hiện tượng phù có thể xuất hiện sớm hơn.

3. Ba tháng cuối thai kỳ

  • Đây là lúc hiện tượng phù chân khi mang thai xuất hiện phổ biến nhất.
  • Càng tiến gần tới thời điểm chuyển dạ thì phù chân sẽ ngày càng nặng hơn.
  • Thông thường, sau khi sinh từ vài ngày tới vài tuần thì tình trạng phù cũng tự biến mất.
broken image

IV. Phù chân có phải sắp sinh?

Phusandanang xin lưu ý:

Phù chân khi mang thai tháng cuối phổ biến hơn so với những các tháng trước, thời gian này trùng hợp với thời điểm sản phụ sắp chuyển dạ. 

Chính vì thế, nếu thai phụ thấy các dấu hiệu sắp sinh dưới đây thì nhất định phải chú ý thật kỹ để đến bệnh viện kịp lúc:

  • Vỡ ối hoặc thấy máu báo.
  • Phù nề chân, mắt cá chân, bàn tay.
  • Các cơn gò bụng dưới xuất hiện ngày một nhiều và có tần suất rõ rệt.
  • Bà mẹ bị tiêu chảy thường xuyên hơn.
  • Thai nhi 38 tuần ít đạp hoặc mẹ cảm thấy bé im lặng hơn so với bình thường.
  • Cảm giác xương chậu nở rộng, bụng tụt hẳn xuống dưới.

V. Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường?

Phusandanang xin lưu ý:

Phù ở bàn chân, mắt cá chân, bắp chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé của bạn chào đời.

Tuy nhiên, sưng phù cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:

  • Sưng phù dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Tay và mặt cũng bị phù
  • Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu
  • Đau đầu nặng
  • Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ
  • Đau dữ dội ngay dưới xương sườn

VI. Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai?

Phusandanang xin lưu ý:

Phù chân là tình trạng khó tránh khỏi ở phụ nữ mang thai. 

Tuy không phải là bệnh lý nhưng lại khiến cuộc sống của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn, bất tiện. 

Vì thế, mẹ nên có những biện pháp để giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai cũng như ứng phó tốt với nó để không còn cảm thấy quá khó chịu.

1. Massage

Massage là cách giảm phù chân khi mang thai hữu hiệu giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn. 

Lợi ích:

Việc massage giúp loại bỏ bớt lượng dịch thừa ra khỏi chân, từ đó giúp giảm sưng chân.

Cách thực hiện:

  • Những lúc rảnh rỗi, bạn có thể nhờ chồng massage.
  • Đến những spa uy tín có dịch vụ dành riêng cho bà bầu. 
  • Nếu massage tại nhà, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như bạc hà, oải hương vào các loại dầu xoa bóp để tăng tác dụng thư giãn.

Lưu ý:

  • Trong quá trình massage, bạn nên nằm và kê cao chân hơn để mang lại hiệu quả giảm sưng tốt. 
  • Không làm quá mạnh tay.
Massage là cách giảm phù chân hiệu quả

2. Giảm áp lực lên hai chân

  • Thai phụ không nên đứng quá lâu hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Trong lúc ngồi, nếu có thể hãy chống bàn chân lên.
  • Thường xuyên xoay cổ chân và nhẹ nhàng gập duỗi hai bàn chân.

3. Ngủ ở tư thế nghiêng bên trái

  • Đây là tư thế ngủ tốt nhất làm giảm sưng phù chân và cải thiện tuần hoàn máu cho mẹ bầu.
  • Bởi vì điều này làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới (một tĩnh mạch lớn đưa máu từ phần dưới cơ thể về tim).
  • Để đạt hiệu quả tối đa, bạn nên kê thêm gối phía dưới chân.
Ngủ nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới

4. Năng hoạt động thể chất mỗi ngày

  • Đi bộ 5 -10 phút mỗi ngày.
  • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thể tập yoga.

5. Chọn giày dép phù hợp

  • Nên chọn giày đế bằng, rộng rãi, thoải mái.
  • Điều này không những giúp bạn giảm áp lực lên hai chân mà còn tránh được các vấn đề xảy ra với lưng và hông, khi trọng lượng cơ thể tăng nhanh vào cuối thai kỳ.
Chọn giày dép phù hợp

6. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

7. Thực hiện chế độ dinh dưỡng Cân bằng

Phusandanang xin lưu ý:

7.1 Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri

  • Việc ăn mặn quá mức sẽ làm cơ thể tích nước nhiều khiến tình trạng sưng phù chân diễn tiến xấu hơn.
  • Bữa ăn quá nhiều muối cũng không tốt cho thận, dẫn đến tuần hoàn máu tăng buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý tránh xa các thực phẩm đóng hộp, vì những thực phẩm này chứa nhiều natri. 
  • Thay vào đó, bạn có thể thêm hương vị cho món ăn bằng các loại thảo mộc thông dụng như hương thảo, húng tây hoặc kinh giới…

7.2 Tăng lượng kali

Phusandanang xin lưu ý:

Để đảm bảo cân đối lượng dịch lỏng cho cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung thêm kali. 

Bên cạnh việc dùng một số loại viên uống vitamin trong thai kỳ, bạn có thể nạp thêm kali thông qua chế độ ăn hàng ngày. 

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao kali tự nhiên bao gồm:

  • Khoai tây và khoai lang (đặc biệt là lớp vỏ khoai)
  • Chuối
  • Cải bó xôi
  • Các loại đậu
  • Nước ép trái cây, rau củ như: mận, lựu, cam, cà rốt…
  • Sữa chua
  • Cá hồi
Bổ sung thực phẩm giàu kali

7.3 Hạn chế tiêu thụ caffeine

  • Về bản chất, caffeine có tác dụng như một chất lợi tiểu nhẹ làm thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu nhiều hơn trong ngày. 
  • Điều này khiến cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng nên không tránh khỏi tình trạng phù chân có thể xảy ra.
  • Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể dùng trà hay cà phê để tăng thêm sự tỉnh táo. 
  • Tuy nhiên, việc tiêu thụ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
  • Để hạn chế tác động bất lợi này, các mẹ bầu có thể thay cà phê bằng sữa tươi hoặc trà thảo mộc vào các bữa xế để bổ sung thêm năng lượng nhé!

8. Tình huống cần tránh

Phusandanang xin lưu ý:

  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn. Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt.
  • Tránh hoặc mặc quần áo quá chật, mang “bốt” hoặc giày có gót quá cao hay đế quá phẳng.
  • Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng.
  • Tránh tăng cân quá mức.
  • Tránh thức ăn quá mặn hoăc quá cay làm nặng thêm sự giãn nỡ của tĩnh mạch.
  • Tránh tắm nước lạnh.

VII. Khi nào thì nên gặp bác sĩ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phù chân là triệu chứng thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, mẹ bầu nên khám thai thường xuyên, theo dõi huyết áp và thông báo với bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường khác.
  • Nếu bạn đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng sưng phù vẫn không thuyên giảm hoặc có các dấu hiệu bất thường như đau đầu, buồn nôn, mắt nhìn mờ, sưng đột ngột ở mặt, tay thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể.

Phù chân khi mang thai là tình trạng bệnh lý nhiều bà bầu mắc phải, triệu chứng này có thể tự hết những cũng là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp sớm. 

Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ cũng như hạn chế những biến chứng do phù chân gây ra, bạn nên lựa chọn các chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại các cơ sở y tế uy tín.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản khoa chất lượng nhất Đà Nẵng các mẹ nhé:

Phù chân khi mang thai