- Làm mẹ là thiên chức vô cùng thiêng liêng mà người phụ nữ nào cũng ao ước. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ mắc bệnh vô sinh ở phụ nữ ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân chính gây nên đó là tắc ống trứng. Tắc ống dẫn trứng là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của chị em, cũng là nguyên nhân chính gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ. Vậy tắc ống dẫn trứng là gì, có cách nào khắc phục không? Hãy cùng phusandanang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- Tham khảo thêm: TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ
I. Tắc ống dẫn trứng là gì?
Phusandanang lưu ý:
- Ống dẫn trứng là một phần của cơ quan sinh sản ở nữ giới. Đây là một bộ phần để kết nối buồng trứng và tử cung. Mỗi tháng, tại thời điểm rụng trứng, xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, ống dẫn trứng mang một trứng được giải phóng từ buồng trứng đi vào lòng tử cung.
- Quá trình thụ thai cũng xảy ra ngay bên trong ống dẫn trứng. Nếu một trứng sau khi được giải phóng từ buồng trứng, đi vào ống dẫn trứng và được thụ tinh bởi tinh trùng sẽ hình thành hợp tử. Hợp tử sẽ phân chia rất nhanh, tiếp tục di chuyển hết ống dẫn trứng vào đến lòng tử cung để làm tổ.
- Nếu vì bất kỳ một lý do nào đó khiến ống dẫn trứng bị tắc, tinh trùng và trứng không gặp được nhau để thụ tinh, khả năng mang thai sẽ gặp khó khăn và thậm chí là vô sinh.
II. Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng
Phusandanang lưu ý:
Ống dẫn trứng thường bị tắc nghẽn bởi các mô sẹo hoặc dây dính vùng chậu. Nguyên nhân là do:
- Tiền căn bị viêm nhiễm trong vùng chậu: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục do chlamydia và lậu có thể gây sẹo và dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.
- Các mô sẹo hoặc dây dính vùng chậu có thể gây tắc vòi trứng: Hiện tượng này được gây ra bởi những phụ nữ có tiền sử bị viêm vùng chậu. Các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn chlamydia có thể gây sẹo và dẫn đến tắc ống dẫn trứng.
- Từng mang thai ngoài tử cung và can thiệp bóc tách túi thai có thể làm sẹo ống dẫn trứng.
- U xơ tử cung: Những khối u này có thể chặn ống dẫn trứng, đặc biệt là nơi chúng bám vào tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung: Mô nội mạc tử cung có thể tích tụ trong ống dẫn trứng và bài tiết, gây tắc nghẽn. Mô nội mạc tử cung ở bên ngoài các cơ quan khác cũng có thể gây ra sự kết dính, gián tiếp làm tắc nghẽn ống dẫn trứng.
- Từng can thiệp phẫu thuật ổ bụng: Các cuộc phẫu thuật trong quá khứ, đặc biệt là trên ống dẫn trứng, có thể dẫn đến tình trạng dây dính vùng chậu làm tắc nghẽn ống dẫn trứng.
III. Dấu hiệu nhận biết tắc ống dẫn trứng
1. Kinh nguyệt không đều
Phusandanang lưu ý:
- Khi vòi trứng bị tắc, hoạt động buồng trứng sẽ bị ảnh hưởng, chức năng rụng trứng và phóng noãn bị suy giảm. Do đó, bệnh nhân bị tắc vòi trứng có chu kì kinh nguyệt không ổn định: chậm kinh, tắc kinh, rong kinh, chu kì kinh quá ngắn, máu kinh sậm, đen hoặc vón cục…
- Tắc vòi trứng cũng là một trong số những nguyên nhân quan trọng. Do đó nếu chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì cần hết sức cẩn thận, vì đây cũng có thể là dấu hiệu tắc vòi trứng, khi đó nếu bạn đang có kế hoạch sinh con thì bạn cần đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khả năng thụ thai.
2. Đau bụng kinh
Phusandanang lưu ý:
- Những ngày hành kinh, hiện tượng đau, khó chịu vùng bụng thường xuyên xảy ra và được cho là biểu hiện bình thường của các bạn nữ.
- Tuy nhiên sẽ là bất thường nếu có cảm giác đau cứng vùng bụng, đau gần như kiệt sức, đau lưng, buồn tiểu liên tục, tiểu rắt,… Nhiều bạn nữ thường bỏ qua vấn đề này. Nhưng rất có thể đây lại là cảnh báo bạn đang mắc bệnh tắc vòi trứng.
3. Khó thụ thai
Phusandanang lưu ý:
- Ống dẫn trứng có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển tinh trùng, thụ tinh với trứng và vận chuyển trứng thụ tinh đến tử cung. Nếu vòi trứng có vấn đề khiến cho trứng không thể về tử cung do đó ở nhóm bệnh này thường gặp tình trạng vô sinh hiếm muộn. Muốn thụ thai, hợp tử phải vào bên trong tử cung để làm tổ. Tuy nhiên, khi ống dẫn trứng bị tắc, đường đi của trứng bị ảnh hưởng, trứng không gặp được tinh trùng hoặc trứng đã thụ tinh không thể di chuyển xuống buồng tử cung để làm tổ và phát triển.
- Ngoài ra tắc ống dẫn trứng còn gây ảnh hưởng tới sự phát triển của noãn. Rụng trứng muộn làm giảm tỷ lệ thụ thai. Về lâu dài, nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ là hệ quả tất yếu.
- Do đó khi nữ giới kết hôn sau một thời gian dài không có thai thì tốt nhất nên đi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân có phải do tắc vòi trứng hay không. Nếu bạn muốn có thai thì cần điều trị triệt để thông vòi trứng thi mới có thể có thai được.
IV. Hậu quả của tắc ống dẫn trứng
1. Gây vô sinh ở nữ giới
Phusandanang lưu ý:
- Ống dẫn trứng là một trong những cơ quan sinh sản quan trọng đối với chị em phụ nữ. Khi ống dẫn trứng bị tổn thương do viêm nhiễm phụ khoa khiến vòi trứng bị chít hẹp, tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng khó thụ thai và nguy cơ gây vô sinh thứ phát là rất lớn.
- Việc tắc nghẽn ống dẫn trứng khiến trứng và tinh trùng khó xảy ra sự thụ tinh, và trứng sau khi thụ tinh khó di chuyển xuống buồng tử cung để làm tổ. Do đó hậu quả của bệnh tắc ống dẫn trứng mang lại rất nặng nề. Trong đó có thể kể đến vô sinh ở nữ hoặc mang thai ngoài tử cung.
2. Gây ra mang thai ngoài tử cung
Phusandanang lưu ý:
- Ngoài giảm khả năng thụ tinh, tắc ống dẫn trứng còn gây ra tình trạng chửa ngoài tử cung. Trứng đã được thụ tinh bình thường sẽ di chuyển về phía tử cung, nhưng do một nguyên nhân nào đó mà trứng không thể đi đến đúng chỗ để làm tổ. Thai sẽ phát triển ở một nơi nào đó ngoài tử cung. Điều này rất nguy hiểm vì sự phát triển của thai không được diễn ra đầy đủ và thuận lợi như thông thường và thai có thể sẽ bị vỡ bất cứ lúc nào. Khi thai vỡ, máu ồ ạt chảy vào ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe sinh sản sau này.
3. Gây đau bụng dữ dội
Phusandanang lưu ý:
- Bệnh nhân bị tắc ống dẫn trứng nặng, sẽ có cảm giác bị đau bụng dưới, đau nhức vùng lưng và luôn trong tình trạng mệt mỏi, ủ rũ.
- Đặc biệt trong kì nguyệt san, người bệnh bị đau bụng kinh do vùng chậu bị tích tụ máu. Hiện tượng này thường xuất hiện trước khi chị em bị hành kinh khoảng một tuần và ngày càng biểu hiện rõ rệt hơn khi gần đến ngày hành kinh.
- Vô sinh do tắc ống dẫn trứng chiếm khoảng 20% toàn bộ số bệnh nhân vô sinh. Tổn thương tai vòi có thể ở đoạn gần (đoạn kẽ và đoạn eo) hay tổn thương đoạn xa. Khả năng có thai của người phụ nữ bị giảm đi đáng kể. Những trường hợp vô sinh do bị tắc dính ống dẫn trứng thường điều trị khá phức tạp do phát hiện muộn. Phần lớn bệnh nhân chỉ biết mình bị bệnh khi đi khám vô sinh hiếm muộn sau thời gian dài lập gia đình mà không thấy mang thai. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công là rất cao
- Bên cạnh đó, tắc ống dẫn trứng còn gây ra một số hậu quả và nguy hiểm khác như rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh phụ khoa khác, rối loạn nội tiết tố, thay đổi tâm lý, ảnh hưởng tới khoái cảm cũng như chất lượng đời sống tình dục,…
4. Gây rối loạn kinh nguyệt
Phusandanang lưu ý:
- Viêm tắc ống dẫn trứng còn có thể gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cho chị em phụ nữ trong các chu kì. Nếu thời gian hành kinh kéo dài khiến nữ giới bị mất nhiều máu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em.
- Do đó, nữ giới cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể thao nhẹ nhàng để phục hồi sức khỏe trong kì kinh.
V. Cách phòng ngừa tắc ống dẫn trứng
Phusandanang lưu ý:
- Lối sống chung thủy một vợ một chồng
- Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày, đặc biệt sau khi quan hệ, trong chu kì kinh nguyệt
- Đeo bao cao su khi quan hệ tình dục
- Đi khám và điều trị triệt để khi có dấu hiệu viêm nhiễm bộ phận sinh dục
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít/ ngày. Uống nước giúp cơ thể loại bỏ độc tố tích tụ, giúp cho máu lưu thông, kháng viêm, giúp cơ quan tiêu hóa, tiết niệu hoạt động tốt,… Đặc biệt uống đủ nước giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục, giảm triệu chứng tắc vòi trứng.
- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C: vitamin C giúp máu lưu thông và chống viêm tốt, loại bỏ chất nhầy một cách hiệu quả.
- Nếu có thai ngoài ý muốn, nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp xử lý. Tuyệt đối không nạo hút thai ở những cơ sở y tế nhỏ và thiêu thiết bị chuyên môn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ - đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt. Nên thay băng vệ sinh 4 giờ/ lần để hạn chế vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào bên trong âm đạo.
- Nên thực hiện đặt vòng tránh thai ở những bệnh viện và cơ sở y tế lớn để giảm nguy cơ thụ thai.
- Mặc quần hoặc váy có chất liệu thoáng và thấm hút. Đồng thời nên mặc quần lót có kích cỡ phù hợp với vòng 3, tránh mặc quần quá chật, gây bí và tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
- Tìm hiểu tình trạng bệnh lý của bạn tình trước khi quyết định tiến xa hơn. Đây là một trong những biện pháp giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và bệnh xã hội.
- Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
VI. Các phương pháp chuẩn đoán tắc ống dẫn trứng
1. Phương pháp chụp lòng tử cung – buồng trứng cản quang
Phusandanang lưu ý:
- Để thực hiện phương pháp này, phụ nữ sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn, chân mở rộng, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng một mỏ vịt để mở rộng âm đạo, đặt một ống thông để bơm chất cản quang qua tử cung vào sâu trong tử cung.
- Khi quan sát, nếu thuốc thoát ra từ cả hai ống dẫn trứng thì ống dẫn thì được xem là bình thường. Còn ngược lại, nếu thuốc không thoát ra ngoài thì có thể ống dẫn trứng đã bị tắc.
- Chị em cũng cần nên lưu ý rằng, cho dù ống dẫn trứng có thông thì điều đó cũng không có nghĩa là chức năng của ống vẫn hoạt động bình thường. Bởi lớp niêm mạc bên trong ống dẫn trứng có thể bị tổn thương mà khi chụp X quang không thể phát hiện ra.
2. Chẩn đoán tắc ống dẫn trứng qua phẫu thuật nội soi
Phusandanang lưu ý:
- Người bệnh sẽ được sử dụng một dụng cụ nội soi và đưa vào ổ bụng qua một vết mổ nhỏ bên dưới rốn. Nhờ vào thiết bị nội soi bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá xem liệu một hoặc cả hai ống dẫn trứng của bạn có được thông suốt hay không.
- Bên cạnh đó, với dụng cụ nội soi hiện đại, bác sĩ cũng sẽ tìm thấy các vấn đề bất thường khác của cơ thể có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
VII. Cách điều trị tắc ống dẫn trứng
1. Điều trị nội khoa
Phusandanang lưu ý:
- Phương pháp điều trị nội khoa trong chữa bệnh tắc nghẽn vòi trứng là một trong những phương pháp nhẹ nhàng nhất. Phương pháp này được áp dụng trong điều trị các trường hợp tắc vòi trứng do viêm nhiễm gây ra bởi các vi khuẩn và vi nấm.
- Thuốc được áp dụng trong điều trị thường là thuốc đặc hiệu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi nấm tồn tại trong vòi trứng, có tác dụng làm sạch và khơi thông khu vực này.
- Điều trị nội khoa chữa tắc vòi trứng hiệu quả chỉ có thể thực hiện sau khi đã thăm khám và có các kết quá xét nghiệm cụ thể, bệnh nhân được sự tư vấn trực tiếp đến từ phía bác sĩ.
- Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, điều trị tắc vòi trứng không những không hiệu quả, tốn kém chi phí mà còn có thể xảy ra những biến chứng không mong muốn.
2. Điều trị nội khoa
2.1. Phương pháp bơm hơi
Phusandanang lưu ý:
- Bơm hơi được áp dụng cho 10% các trường hợp tắc vòi trứng hiện nay. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên khoa dùng trong bơm hơi kết hợp với thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh và kháng viêm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và bơm chúng vào vòi trứng.
- Hiện nay bơm hơi ít được áp dụng. Do phương pháp này mang lại những biến chứng nguy hiểm và gây ra đau đớn cho người bệnh cả trong và sau qua trình điều trị.
2.2. Phương pháp nội soi ống dẫn trứng
Phusandanang lưu ý:
- Có hai thủ thuật nội soi được áp dụng trong chữa trị tắc vòi trứng, cụ thể là phẫu thuật nội soi những trường hợp tắc voi trứng ở đoạn gần (nội soi tử cung – vòi trứng) và phẫu thuật nội soi chỉ định tắc vòi trứng ở đoạn xa (nội soi tái tạo loa vòi).
- Phẫu thuật nội soi tử cung – vòi trứng áp dụng cho 10-25% nguyên nhân tắc vòi trứng. Đây là một tỉ lệ tương đối cao cho thấy có nhiều trường hợp tắc vòi trứng là ở đoạn gần. Đo đó nội soi tử cung – vòi trứng là cách chữa trị tắc vòi trứng phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ nội soi sẽ đưa dụng cụ chuyên khoa dùng trong nội soi đưa vào vòi trứng để tách những chỗ dính trong lòng vòi trứng. Phương pháp này có tỉ lệ thành công lên đến 85%. Tuy nhiên 33% trong số đó có khả năng bị tái nhiễm sau khi đã thực hiện thông tắc nội soi thành công.
- Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi: Loa vòi ống dẫn trứng là một trong những bộ phận sinh dục ở nữ nằm khá xa so với tử cung ở phần đầu của vòi trứng có vai trò đón bắt trứng. Loa vòi ống dẫn trứng bị dính tắc làm suy yếu thậm chí ngăn chặn khả năng đón bắt trứng. Bác sĩ điều trị nội soi bằng cách cắt bỏ hẳn những dải dây dính quanh vòi trứng và loa vòi. Hiệu quả chữa trị tắc vòi trứng của phương pháp này rơi vào khoảng 40%.
2.3. Phương pháp cắt -nối ống dẫn trứng
Phusandanang lưu ý:
- Trong trường hợp tắc ống dẫn trứng quá nặng, phẫu thuật cắt – nối ống dẫn trứng thường được ưu tiên chỉ định. Phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi trước đó đã không có hiệu quả. Biện pháp này bao gồm cắt bỏ một phần ống dẫn trứng bị ứ dịch, chừa lại tử cung và buồng trứng và nối ống dẫn trứng.
- Cắt bỏ phần ống dẫn trứng bị ứ dịch và chừa lại tử cung và buồng trứng. Điều trị bằng phương pháp này cần đến sự đồng ý của bệnh nhân vì sau khi điều trị cắt ống dẫn trứng thì bệnh nhân muốn mang thai chỉ có thể áp dụng phương pháp mang thai nhân tạo
- Nối ống dẫn trứng áp dụng khi vòi trứng bị tổn thương ở đoạn giữa và bác sĩ phải cắt bỏ đoạn vòi trứng bị tổn thương và nối hai đầu vòi trứng lại với nhau. Sau khi thực hiện phẫu thuật và chờ các tổn thương gây ra ở vòi trứng nhanh lành thì tỉ lệ phụ nữ có thai lên đến 80%.
VIII. Những câu hỏi thường gặp về tắc ống dẫn trứng
1. Tắc vòi trứng có thai được không?
Phusandanang lưu ý:
- Hiện nay, tỷ lệ tắc vòi trứng ở phụ nữ trong độ tuổi mang thai đang ngày càng tăng. Điều này là nguyên nhân làm chậm đường con cái và cản trở người phụ nữ chạm tay vào hạnh phúc được làm mẹ. Tuy nhiên, đó không phải là dấu chấm hết cho hành trình làm mẹ của người phụ nữ.
- Nhưng với các tiến bộ vượt bậc trong ngành y tế nước nhà, tắc ống dẫn trứng có khả năng được điều trị dứt điểm, chỉ cần tìm đến đúng cơ sở khám chữa bệnh uy tín, và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ.
2. Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Phusandanang lưu ý:
- Theo thống kê, có đến 60% phụ nữ bị tắc một hoặc hai bên vòi trứng vẫn có kinh nguyệt bình thường.
- Như vậy, việc có kinh nguyệt gần như không ảnh hưởng đến việc vòi trứng bị tắc hay không tắc. Qúa trình trứng chín và rụng vẫn diễn ra và được đào thải ra khỏi cơ thể theo máu kinh. Chị em phụ nữ không nên quá lo lắng về vấn đề này
3. Những ai có nguy cơ cao bị tắc vòi trứng?
Phusandanang lưu ý:
- Nhóm phụ nữ vệ sinh vùng kín không thường xuyên
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Phụ nữ có tiền sử nạo hút thai hoặc phá thai
- Đặt dụng cụ tránh thai không đúng cách,…
Tắc nghẽn ống dẫn trứng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng vô sinh ở nữ giới. Do vậy, khi được chẩn đoán về tình trạng và mức độ của bệnh, chị em cần đến các cơ sở y tế đảm bảo uy tín để được thăm khám và điều trị giúp bảo tồn chức năng làm mẹ. Bên cạnh đó, chị em cũng cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời tin tưởng và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được điều trị dứt điểm.
Phusandanang mong rằng qua bài viết này chị em phụ nữ sẽ trang bị cho mình đủ kiến thức để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình để có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc!
Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:
- Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện.
- Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính.
- Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!