TÁO BÓN KHI MANG THAI NGUY HIỂM KHÔNG?

CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ

· Thời kỳ mang thai,Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh

Trong thai kỳ, những lần táo bón ở bà bầu thường ít được quan tâm. Có thể vì biểu hiện của căn bệnh không quá trầm trọng khiến nhiều bà bầu và gia đình chủ quan. 

Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ nhận thấy căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Ước tính có một nửa số sản phụ mắc vấn đề táo bón trong các giai đoạn của thai kỳ nhưng rất nhiều trong số đó vẫn chưa biết các biện pháp điều trị và phòng tránh.

Hiểu được điều đó, bên cạnh giới thiệu top phòng khám sản khoa tốt nhất Đà Nẵng, Phusandanang cũng chia sẻ các thông tin cần thiết về táo bón khi mang thai để mẹ bầu hiểu rõ hơn.

broken image

I. Vì sao thai phụ dễ bị táo bón khi mang thai?

Rất nhiều nữ giới không biết rõ vì sao lại bị táo bón khi mang thai. Thực tế, tình trạng này có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân sau:

1. Sự thay đổi nội tiết tố

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi mới mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều các hormone thai kỳ nhất là progesterone. 
  • Việc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và quá trình đẩy chất thải ra ngoài. 
  • Do đó mà thai phụ rất dễ bị táo bón, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

2. Ít vận động

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi mang thai, phụ nữ cũng cần đặc biệt cẩn thận, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế vận động nên có thể khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

3. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Phusandanang xin lưu ý:

  • Việc bị “ốm nghén” quấy rầy khiến thai phụ không ăn uống được gì hoặc chỉ ăn được một số loại thức ăn nhất định. 
  • Lượng chất xơ được hấp thụ vào cơ thể quá ít dẫn khiến nhu động ruột kém hoạt động và khó đẩy chất thải ra ngoài.

4. Bổ sung vi chất không đúng cách

Phusandanang xin lưu ý:

  • Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường bổ sung sắt và canxi theo dạng viên uống. 
  • Để có thể hấp thụ được 2 loại thuốc bổ này cơ thể phải cần đến một lượng nước lớn. 
  • Nếu không được hấp thụ hết, lượng sắt và canxi này sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện dẫn đến chứng táo bón.

Phusandanang cũng cung cấp thông tin chi tiết về canxi và phụ nữ mang thai.

II. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Táo bón ở bà bầu có thể chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống.

Có thể kể đến những vấn đề đáng quan tâm như sau:

1. Phụ nữ mang thai bị thiếu hụt chất dinh dưỡng

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi gặp phải chứng táo bón khi mang thai, bà bầu thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn và thấy khó chịu do các chất thải và khí không được tống ra ngoài. 
  • Điều này gây nên tâm lý ngại ăn và ăn không ngon ở phụ nữ mang thai.
  • Việc ăn uống không điều độ như vậy sẽ khiến bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi.

2. Nguy cơ bị sảy thai cao

Phusandanang xin lưu ý:

  • Trong lúc đi vệ sinh các mẹ phải dùng sức rất nhiều để rặn với mục đích tống phân ra ngoài, điều này làm tăng nguy cơ sảy thai lên rất nhiều.

3. Gây nhiều bệnh khác

Phusandanang xin lưu ý:

  • Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
  • Ngoài ra, còn có thể là viêm đại tràng, ung thư đại tràng.

4. Gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và em bé

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi bị táo bón, các chất độc như phenol, amoniac, indol…sẽ bị tích tụ lâu trong ruột, hấp thụ lại vào máu gây nhiễm độc mãn tính.

III. Phòng tránh và hỗ trợ điều trị bà bầu bị táo bón

Phusandanang xin lưu ý:

  • Mẹ bầu táo bón không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. 
  • Chính vì lẽ đó, việc phòng tránh táo bón thai kỳ là việc làm là vô cùng cần thiết. 
  • Sau đây là một vài lời khuyên dành cho các mẹ bầu để phòng tránh và điều trị chứng táo bón trong thai kỳ.

1. Bổ sung nước mỗi ngày

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nước có tác dụng hiệu quả trong việc nhuận tràng và an toàn với mẹ bầu. 
  • Vậy nên mẹ bầu hãy tích cực uống nước và uống đủ nước mỗi ngày nhé. 
  • Mỗi mẹ bầu có thể uống tới 10-12 ly nước tương đương với 3 lít nước mỗi ngày. 
  • Nước có thể được bổ sung ở nhiều dạng khác nhau như nước lọc, nước canh, nước trái cây,….
  • Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa được chứng phù nề trong thai kỳ, cân bằng nhiệt độ cơ thể và giúp thai nhi hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

2. Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn

Phusandanang xin lưu ý:

  • Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp cho phụ nữ mang thai có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và làm việc hiệu quả hơn. 
  • Bởi chất xơ sẽ hút nước giúp tạo khối phân, làm mềm phân và giúp thải phân cũng như những chất cặn bã, chất độc trong cơ thể ra ngoài một cách dễ dàng.

3. Chăm chỉ vận động

Phusandanang xin lưu ý:

  • Vận động nhẹ nhàng thường xuyên sẽ giúp thai phụ ngăn ngừa việc bị táo bón. 
  • Mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc tham khảo thêm một số bài tập yoga phù hợp.
Tham khảo các động tác yoga cho mẹ bầu

4. Tuyệt đối không nhịn vệ sinh

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi mẹ cảm thấy có nhu cầu đi vệ sinh thì tuyệt đối không được nhịn, nếu nhịn sẽ làm tăng thêm nguy cơ bị táo bón và trĩ. 
  • Nếu có thể, mẹ bầu hãy tập thói quen đi vệ sinh cho mình vào một giờ thích hợp. 
  • Thời gian đầu có thể mẹ sẽ gặp khó khăn nhưng dần dần cơ thể sẽ quen với việc này và nguy cơ bị táo bón cũng từ đó mà giảm đi đáng kể.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến tư thế đi vệ sinh đúng cách để giảm áp lực, không cần phải tốn sức rặn.

5. Thay đổi cách bổ sung sắt

Phusandanang xin lưu ý:

  • Một số mẹ bầu thường bị táo bón, nóng ngực trong quá trình sử dụng viên sắt. 
  • Để hạn chế điều này, mẹ bầu hãy lựa chọn dùng các viên sắt có nguồn gốc hữu cơ như fumarat, sắt gluconat. 
  • Các loại thuốc sắt này sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt vô cơ và cũng ít gây nên những kích ứng trên dạ dày và ruột hơn.
  • Các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị hiện tượng táo bón. 
  • Trong quá trình mang thai, khi mẹ bầu sử dụng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể của mẹ mà còn tác động đến cả thai nhi. 
  • Vậy nên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ định chính xác từ bác sĩ.
Chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

6. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

6.1 Cà rốt

Phusandanang xin lưu ý:

  • Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều beta carotin cùng với vitamin nhóm B (bao gồm B1, B2, B9), vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi và phốt pho. 
  • Những dưỡng chất này có tác dụng điều hòa đường ruột, nhuận.
  • Có thể uống nước ép cà rốt hay ăn cháo nấu cùng cà rốt mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục 3-5 ngày, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rõ rệt.

6.2 Quả sung

Phusandanang xin lưu ý:

  • Vitamin, fractoza và dextroza có chứa rất nhiều trong quả sung. 
  • Đây được xem là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây hay rau xanh nào khác. 
  • Sắc 9g sung tươi uống hằng ngày hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày để thực hiện việc điều trị táo bón. 
  • Đối với loại quả này, các mẹ nên ăn cả vỏ sẽ giúp nhuận tràng tốt hơn. 
  • Hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm và chỉ nên để khoảng 1-2 ngày.

6.3 Chuối

Phusandanang xin lưu ý:

  • Chuối rất giàu chất xơ. 
  • Chuối có khả năng giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu ở mẹ bầu. 
  • Mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn 2 quả chuối khi bụng đói. 

6.4 Đu đủ chín

Phusandanang xin lưu ý:

  • Đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ, papain, enzyme dồi dào và một số thành phần khác có tác dụng chống táo bón. 

6.5 Khoai lang

Phusandanang xin lưu ý:

  • Cả rau và củ khoai lang đều chứa nhiều chất xơ giúp bà bầu tránh bị táo bón, cải thiện đường ruột, nhuận tràng. 
  • Ăn khoai lang ở một mức độ vừa phải (khoảng 100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Bởi thành phần vitamin C và các acid amin có trong khoai giúp tăng khả năng kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

6.6 Bí đỏ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Bí đỏ là một trong những loại thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. 
  • Các chất dinh dưỡng có tác dụng phòng ngừa thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. 
  • Đặc biệt, nguồn chất xơ dồi dào trong loại quả này còn giúp mẹ bầu nhuận tràng hơn, phòng ngừa bệnh trĩ.

Qua những thông tin trong bài viết này, mong rằng các mẹ bầu sẽ thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý và phòng tránh được táo bón khi mang thai.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám thai chất lượng ở Đà Nẵng đến các mẹ bầu:

Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?