- phusandanang luôn tâm niệm mang thai là một thiên mệnh quý giá của mỗi phụ nữ sau khi lập gia đình. Sinh con ra khỏe mạnh bình thường chính là tâm nguyện lớn nhất của mọi người mẹ khi mang thai.
- Chính vì thế, phương pháp sàng lọc trước sinh ra đời như một chìa khóa vàng của hạnh phúc gia đình. Giúp ngăn chặn rủi ro từ các rối loạn nhiễm sắc thể, để con yêu có một cuộc đời khỏe mạnh, bình an. Cùng phusandanang tìm hiểu thêm về phương pháp này qua bài viết dưới đây:
1. Sàng lọc trước khi sinh là gì? Tại sao cần sàng lọc trước sinh?
Phusandanang lưu ý:
- Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng những biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở giai đoạn bào thai. Từ đó tham vấn cho gia đình chọn hướng xử trí kịp thời và thích hợp.
- Tại sao cần sàng lọc trước khi sinh? Những rối loạn di truyền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do đó, để con trẻ được sinh ra mạnh khỏe và phát triển bình thường như bao người khác thì mẹ bầu cần thực hiện sàng lọc trước khi sinh để tránh được các dị tật bẩm sinh
2. Các phương pháp sàng lọc, kỹ thuật sử dụng và các lưu ý cần biết.
Phusandanang lưu ý: Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm các khâu khám và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ và cho kết quả chính xác cao về trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào. Các kỹ thuật thường dùng bao gồm: siêu âm, chọc ối, Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT. Sàng lọc trước sinh thông thường sẽ gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán.
- Giai đoạn sàng lọc sử dụng các kỹ thuật như: siêu âm, Double test, Triple test, xét nghiệm NIPT. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết có thể thực hiện thêm: xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng Laser, xét nghiệm Calci và sắt,..
- Giai đoạn chẩn đoán sử dụng những kỹ thuật như: chọc ối, sinh thiết gai rau,...
3. Các lưu ý mẹ bầu cần biết về sàng lọc trước sinh.
Hầu hết các phương pháp sàng lọc trước khi sinh đều mang lại hiệu quả lên đến 99% và không gây đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe. Thế nhưng không thể phủ nhận vẫn có 1% các trường hợp xảy ra rủi ro như: phát sinh khả năng cao gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, chảy máu âm đạo, thai nhi thiếu chì, nhiễm trùng ối,... Những nhược điểm này chỉ tồn tại ở những phương pháp sàng lọc có xâm lấn như chọc ối. Vì vậy khi thực hiện bất kỳ dịch vụ nào, mẹ bầu nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Phusandanang lưu ý khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh
- Trao đổi với bác sĩ nếu mẹ có tiền sử bị bệnh: tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh mạn tính,...;
- Trao đổi với bác sĩ nếu gia đình có tiền sử người thân bị dị tật bẩm sinh;
- Trước khi thực hiện các loại xét nghiệm như: Double test, Triple test,... mẹ bầu chỉ nên uống nước lọc, tránh uống nước có màu và sử dụng chất kích thích;
4. Thời gian thích hợp để tiến hành sàng lọc trước sinh
Trong vòng 3 tháng đầu tiên khi bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể, thai nhi đã có thể xuất hiện những dị tật. Vì vậy sàng lọc trước khi sinh thường áp dụng từ 3 tháng giữa thai kỳ. Mẹ bầu có thể lựa chọn phương pháp sàng lọc phù hợp theo tuần thai cụ thể như sau:
Phương pháp Siêu âm:
- Thai 12 – 13 tuần: đo khoảng sáng sau gáy giúp sàng lọc các nguy cơ về hội chứng bệnh Down..
- Thai 18 – 22 tuần : giúp khảo sát các dị tật về tim, hay sứt môi,…
- Thai 30 – 32 tuần : giúp khảo sát các dị tật phát hiện muộn của thai nhi như: hệ thống động mạch, não,…
Xét nghiệm NIPT: Từ tuần 10 đã có thể thực hiện và cho phép phát hiện hầu hết dị tật bẩm sinh khác nhau với độ chính xác lên tới 99% . Mẹ bầu có thể yên tâm thực hiện.
Xét nghiệm Double test: Được thực hiện từ tuần thai 11 tuần đến 13 tuần, giúp sàng lọc các hội chứng Down, Edward, Patau) liên quan đến 3 NST 21, 18 và 13.
Xét nghiệm Triple test: Được thực hiện từ khi thai 15 đến 20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai được 16 – 18 tuần. Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được thực hiện xét nghiệm này để sàng lọc 3 hội chứng : Down, Edward, dị tật ống thần kinh.
Chọc ối: Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn. Phương pháp chẩn đoán chính xác các dị tật liên quan đến di truyền. Được thực hiện từ tuần 16 – 20.
5. Những đối tượng cần thực hiện khám sàng lọc trước sinh.
Sàng lọc trước sinh là lựa chọn của mỗi cá nhân và gia đình. Tuy nhiên phusandanang xin lưu ý, các chuyên gia y tế khuyến cáo việc khám sàng lọc dị tật là không nên bỏ qua đối với các trường hợp đặc biệt sau đây:
- Gia đình có tiền sử mắc dị tật bẩm sinh: Nghiên cứu chứng minh rằng, trong gia đình nếu có một người thân mắc dị tật bẩm sinh hoặc những bệnh lý có tính di truyền thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao gấp 5 lần những đứa trẻ khác !
- Thai phụ từng bị thai chết lưu, sinh non hoặc sảy thai trước đó: Sảy thai hay thai chết lưu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, đặc biệt là từ cung. Sau sang chấn, phụ nữ cần thời gian để phục hồi sức khỏe và tinh thần nhưng nếu chưa kịp phục hồi đã tiếp tục mang thai sẽ dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi: Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia y tế vẫn thường khuyến cáo phụ nữ nên sinh con trước tuổi 35. Bởi đến độ tuổi này, phụ nữ đã bắt đầu bước vào giai đoạn thụ thai không tốt, phôi thai có thể gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể và rất dễ sảy thai.
- Thai phụ đã từng sử dụng thực phẩm chống chỉ định cho bà bầu trong thai kỳ: Trong các sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá đều chứa các chất bất lợi cho cơ thể. Nếu người mẹ sử dụng những chất này, đặc biệt là thuốc lá thì sẽ gặp biểu hiện co mạch và máu không lưu thông đều, chức năng của bộ phận sinh dục hoạt động không ổn định dẫn đến dị tật thai nhi.
- Người mắc các bệnh mãn tính như thận, tiểu đường hoặc bị cúm, sốt, mắc thủy đậu, sởi hoặc rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ: Virus cúm, sốt và các loại virus sởi, thủy đậu, rubella đều có thể gây ra các dị tật ở thai nhi. Khi người mẹ mắc những bệnh này trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thì nguy cơ trẻ mắc dị tật càng tăng cao. Các dị tật thường gặp nhất khi người mẹ đối mặt với tình trạng này trong thai kỳ là hở hàm ếch, sứt môi hoặc câm điếc bẩm sinh,…
- Môi trường làm việc phải tiếp xúc với chất hóa học, phóng xạ trong thời gian dài: Môi trường khói bụi, ô nhiễm và chứa nhiều hóa chất độc hại thường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thai nhi. Nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc trong toàn bộ thai kỳ mẹ bầu vẫn tiếp tục làm việc trong điều kiện đó, đứa bé sinh ra sẽ kém phát triển và trí não hoạt động không ổn định.
6. Chi phí xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu?
Phusandanang xin gửi mức giá tham khảo như sau:
- Siêu âm sàng lọc hình thái 4D hiện có chi phí khoảng 300.000 VNĐ trở lên, có thể chênh lệch đối với các bệnh viện và phòng khám khác nhau.
- Xét nghiệm máu Double Test và Triple Test có chi phí khoảng 400.000 VNĐ thực hiện.
- Xét nghiệm sàng lọc mới NIPT có chi phí từ 6 triệu trở lên tùy vào cơ sở và gói xét nghiệm. Với xét nghiệm NIPT kết quả âm tính, mẹ sẽ không cần làm xét nghiệm sàng lọc bổ sung nữa.
Nhìn chung, với gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh cơ bản thường có chi phí dao động từ 450.000đ - 1 triệu đồng, tùy vào cơ sở thực hiện. Nếu mẹ lựa chọn sàng lọc với kỹ thuật mới NIPT hoặc cần xét nghiệm chẩn đoán bổ sung thì chi phí cao hơn.
Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:
Phòng khám phụ sản của Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc chính là địa chỉ được rất nhiều mẹ bầu tại Đà Nẵng ưu ái lựa chọn để thực hiện sàng lọc trước khi sinh, giúp các bé yêu sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường bởi tại đây luôn có:
- Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hết lòng vì sức khỏe mẹ và bé.
- Các gói sàng lọc trước khi sinh có mức phí hợp lý, niêm yết và công khai cho mọi người tham khảo.
- Luôn đi đầu trong việc cập nhật hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đảm bảo mang đến cho mẹ kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.
- Mẹ bầu sẽ được tư vấn cụ thể về các thắc mắc như: sàng lọc trước khi sinh là gì, thực hiện kỹ thuật nào phù hợp và nên làm vào thời điểm nào,…
ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234 hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.
- Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng
- Thời gian làm việc:
- Từ thứ 2 đến thứ 7:
- Buổi sáng: 7h30 – 11h00
- Buổi chiều: 13h30 – 19h
- Chủ nhật: 7h30 – 11h00
Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!