THAI NHI QUAY ĐẦU: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT & THỜI ĐIỂM

· Thời kỳ mang thai
  • Thai nhi quay đầu là biểu hiện cần thiết, là bước chuẩn bị để giúp mẹ có thể sinh thường dễ dàng. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết chi tiết thai nhi quay đầu có nghĩa là gì. Dấu hiệu và cách xử lý thế nào khi thai nhi qua đầu sớm. Cùng Phusandanang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
  • Tham khảo thêm: TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNGKHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ

I. Thai nhi quay đầu là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Vị trí đúng của thai nhi là đầu bé hướng xuống âm đạo còn mặt và thân trước của cơ thể úp vào lưng người mẹ. Cột sống thai nhi sẽ đối diện với bụng của bạn. Theo chiều này thì khi sinh thường, em bé có thể chào đời với tư thế úp mặt xuống.   
  • Quá trình thai nhi quay đầu là vô cùng cần thiết để chuẩn bị cho thời khắc ra đời, tuy nhiên thực tế vẫn có trường hợp thai nhi quay đầu không đúng thời điểm hoặc không quay đầu, ngôi thai ngược gây khó khăn cho quá trình sinh thường.
  • Do đó trong những lần khám thai gần cuối thai kỳ này, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai đã đúng hay chưa, nếu không sẽ có chỉ định sinh phù hợp.
THAI NHI QUAY ĐẦU

II. Thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ?

Phusandanang lưu ý:

    • Thai nhi quay đầu là giai đoạn quan trọng, khi thai nhi có tư thế quay đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ tạo áp lực lên tử cung. Khi chuẩn bị sinh, tử cung sẽ rộng mở, gây những cơn co thắt và lúc này, các thiên thần nhỏ sẽ chào đời với tư thế tự nhiên, an toàn và thuận lợi nhất. 
    • Thai quay đầu vào tuần thứ 34 - 35Cụ thể, nếu mẹ mang thai lần đầu thì thường thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35. Với các mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi thường quay đầu muộn hơn, từ tuần 36 hoặc 37. Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28. 
    • Từ tuần 30 trở đi, thai nhi phát triển và dần quay đầu theo phía hướng xuống âm hộ của mẹ. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu và thực hiện xoay ở mỗi em bé là khác nhau. Thường thì mẹ bầu ở tuần 35 của thai kỳ thì ngôi thai sẽ ổn định và vào đúng vị trí nhưng những mẹ bầu lần 2 thì đôi khi muộn hơn, có khi là tuần thai 36 hoặc 37 của thai kỳ.
    • Trong thực tế, có khoảng 3% thai nhi không quay đầu về đúng vị trí, gây ra hiện tượng ngôi ngược, ngôi sau hay ngôi ngang. Những mẹ bầu gặp phải hiện tượng thường sẽ được các bác sĩ khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
    THAI NHI QUAY ĐẦU

    III. Vì sao lại cần chú ý việc thai nhi quay đầu?

    Phusandanang lưu ý:

      Bạn nên chú ý đến việc thai nhi quay đầu bởi các lý do sau:

      • Khi mẹ bầu rặn, đầu trẻ sơ sinh là bộ phận đầu tiên xuất hiện. Nếu thai nhi quay đầu vào đúng vị trí, sẽ làm giảm biến chứng khi sinh con, rút ngắn thời gian chuyển dạ cũng như giúp bạn không quá đau đớn, hạn chế được nhiều rủi ro nhất. 
      • Khi thai nhi quay đầu, hành động này sẽ gây áp lực lên cổ tử cung mẹ, từ đó làm cổ tử cung mở rộng và kích thích sự sản xuất các nội tiết tố cần thiết cho khu vực này.  
      • Ở tư thế cúi đầu, đầu em bé sẽ chạm đến đáy xương chậu. Đây là phần rộng nhất của khu vực này và trẻ sẽ dễ dàng đi qua, từ đó quá trình chào đời diễn ra mà không gặp phải quá nhiều trở ngại.     

      IV. Dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu hay chưa?

      1. Ấn nhẹ tay vào vùng quanh xương mu

      Phusandanang lưu ý:

        • Nếu thai nhi quay đầu hoàn toàn, đầu của trẻ sẽ hướng về phía âm đạo và tạo áp lực trực tiếp cho tử cung mở chuẩn bị sinh. Vì thế nếu ấn nhẹ vùng xương quanh mu và thấy có gì đó cứng, tròn thì khả năng cao đầu của bé đã nằm ổn định đúng vị trí. Với thai nhi chưa quay đầu, phần bạn sờ thấy sẽ là mông của con, thường mềm hơn so với đầu. 

        THAI NHI QUAY ĐẦU

        2. Lắng nghe nhịp tim

        Phusandanang lưu ý:

          • Khi thai nhi quay đầu, vị trí của tim trẻ cũng thay đổi, trong những tháng thai cuối này hoàn toàn có thể nghe thấy nhịp tim tai khi áp tai vào bụng mẹ. Do đó, bạn có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim, nếu tiếng nhịp tim phát ra ở vùng bụng dưới thì khả năng cao thai nhi quay đầu hoàn thành. 
          THAI NHI QUAY ĐẦU

          3. Cảm nhận thay đổi trong cử động thai

          Phusandanang lưu ý:

            • Ở tư thế thai nhi đã quay đầu, mẹ sẽ cảm thấy sự khác biệt hoàn toàn so với cử động thai lúc trước, đó là tiếng nấc và đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng cú đá mạnh ở vùng bụng trên. Tiếng đập này là từ cử động tay của trẻ, còn cú đá là do đầu gối và bàn chân trẻ cử động. 

            THAI NHI QUAY ĐẦU

            4. Siêu âm

            Phusandanang lưu ý:

              • Siêu âm chẩn đoán là cách chính xác nhất để xác định vị trí đầu của thai nhi, từ đó biết được thai nhi đã quay đầu hay chưa.   

              • Các mẹ bầu nên đến những cơ sở uy tín để thăm khám và siêu âm xem bé đã quay đầu hay chưa. Nếu chưa quay đầu thì nên hỏi bác sỹ kỹ về vấn đề này.
              THAI NHI QUAY ĐẦU

              V. Những câu hỏi thường gặp

              1. Vì sao thai nhi không quay đầu?

              Phusandanang lưu ý:

                Nếu thai nhi vẫn chưa quay đầu, nguyên nhân phổ biến có thể đến từ:

                • U xơ tử cun
                • Dây rốn quá dài 
                • Quá nhiều hoặc quá ít nước ối xung quanh em bé 
                • Đa thai, thường thì bé sinh đôi sẽ ở tư thế đối nghịch nhau 
                • Tử cung của người mẹ có kích thước hoặc hình dạng không đều 

                2. Thai nhi không quay đầu có sao không?

                Phusandanang lưu ý:

                  • Nhìn chung, hiện tượng thai nhi không quay đầu ít ảnh hưởng đến con yêu nhưng khi tiến đến giai đoạn sinh nở, nguy cơ em bé bị mắc kẹt trong ngả âm đạo sẽ cao hơn và mẹ không thể cung cấp oxy cho em bé thông qua dây rốn. 
                  • Thai nhi không quay đầu làm tăng nguy cơ em bé bị kẹt trong ngả âm đạo và mẹ không thể cung cấp tốt oxy cho bé thông qua dây rốn trong quá trình này. Vì thế quá trình sinh nở sẽ khó khăn, nguy cơ ảnh hưởng đến tình mạng của trẻ.
                  • Một nghiên cứu năm 2000 đã tiến hành quan sát trên hơn 2.000 phụ nữ ở 26 quốc gia cho thấy, nếu thai nhi không quay đầu trong suốt thai kỳ, việc sinh mổ theo kế hoạch của bác sĩ sẽ an toàn hơn so với sinh thường. Kèm theo đó, tỷ lệ tử vong, biến chứng khi sinh cũng giảm đi đáng kể.   

                  3. Nên làm gì khi thai nhi không quay đầu?

                  Phusandanang lưu ý:

                    Nếu hiện tượng thai nhi quay đầu không được thực hiện vào tuần thứ 36, bạn có thể làm theo một số gợi ý được nêu dưới đây kèm theo lời khuyên của bác sĩ:

                    • Ngồi trên một quả bóng mềm thường dùng để tập thể dục thay vì dùng ghế  
                    • Quỳ bằng tứ chi theo tư thế em bé tập bò, sau đó rướn người lên xuống trong vài phút. Bạn có thể thực hiện điều này một vài lần mỗi ngày để giúp em bé dễ dàng xoay đầu xuống  
                    • Đi bộ ít nhất 20 phút mỗi ngày. Hoạt động tích cực tạo ra chuyển động trong khung xương chậu của mẹ bầu, kích thích thai nhi quay đầu xuống dưới  
                    • Khi ngồi trên ghế, bạn không để đầu gối cao hơn hông  
                    • Nếu công việc đòi hỏi bạn ngồi nhiều, hãy nghỉ giải lao thường xuyên và di chuyển xung quanh phòng  
                    • Quỳ trên một chiếc nệm hoặc giường có độ cao thấp. Hai tay chạm xuống sàn và cúi đầu xuống, giữ thẳng lưng đồng thời nâng mông lên cao. Giữ vị trí này trong vài giây rồi bắt đầu ngồi dậy  
                    • Tránh đặt chân lên cao trong khi nằm ngửa. Điều này sẽ khiến em bé xoay tư thế sai, từ đó kéo dài quá trình chuyển dạ và gây đau lưng dữ dội khi sinh con  

                    4. Có phải thai nhi nào cũng quay đầu?

                    Phusandanang lưu ý:

                    • Theo thông thường thì gần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tự động quay đầu chuẩn bị cho thời khắc lọt lòng, song không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng thời điểm, đôi khi còn không quay đầu, gây ngôi thai ngược, cản trở cho quá trình sinh thường.
                    • Việc xác định thời điểm thai nhi quay đầu cũng như kiểu ngôi thai là vô cùng cần thiết, giúp các mẹ có chuẩn bị tốt nhất cũng như lựa chọn được phương pháp sinh phù hợp.
                    • Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không
                    • Thai nhi quay đầu để chuẩn bị thời khắc sinh.
                    • Theo đó, có các kiểu ngôi thai thường gặp sau:
                    • Ngôi đầu: Ngôi đầu là kiểu ngôi thai thông thường, khi thai như ở tư thế đầu quay xuống hướng âm đạo, còn mông hướng về phía ngực của mẹ. Ngôi đầu, ngôi mặt hay ngôi chỏm đều là tư thế thuận lợi nhất để mẹ sinh thường, nếu bé không quá nặng cân.
                    • Ngôi mông: Ngôi mông là tình trạng ngôi thai ngược, khi đầu em bé hướng lên trên, còn mông hướng về âm đạo. Trường hợp này, thai nhi sẽ khó sinh hơn là ngôi đầu, tùy theo kiểu ngôi mông mà bác sỹ khuyên mẹ chọn phương pháp sinh mổ hay sinh đường âm đạo.
                    • Ngôi xiên hoặc ngôi ngang: Ngôi thai xiên hoặc ngôi ngang là tư thế mà lưng của thai nhi hướng xuống phía dưới, 1 bên bả vai có thể chạm “cửa ra”. Với ngôi thai này, nếu bác sỹ khám sẽ có thể sờ vào vai của bé, và trường hợp này mẹ chỉ có thể sinh mổ vì các bộ phận của bé đều rất lớn, không thể sinh thường được.

                    5. Nguy cơ có thể gặp phải nếu như thai nhi không chịu quay đầu?

                    Phusandanang lưu ý:

                    • Thai nhi không chịu quay đầu sẽ tăng nguy cơ mắc kẹt trong đường âm đạo. Khi đó mẹ sẽ không thể cung cấp oxy cho bé thông qua đường rốn. Vì thế quá trình sinh nở sẽ gặp khó khăn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng bé.
                    • Tuy nhiên với sự tiến bộ của y học hiện nay, các trường hợp thai nhi không chịu quay đầu, bác sĩ sẽ chỉ định mổ. Số liệu thực tế cũng đã chứng minh, sinh mổ an toàn so với sinh thường trong những trường hợp ngôi thai ngược, thai không quay đầu.

                    6. Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh?

                    Phusandanang lưu ý:

                    • Ngoài dấu hiệu thai nhi quay đầu mẹ bầu còn thắc mắc rằng không biết sau khoảng bao lâu thì sinh. Theo chuyên gia, sau khi quay đầu khoảng 11-12 tuần em bé sẽ được chào đời nếu như con chuyển ngôi thuận ở tuần 28.
                    • Để chắc chắn hơn, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sinh dưới đây.
                    • Tụt bụng hay còn gọi là sa bụng dưới
                    • Xuất hiện cơn gò tử cung
                    • Vỡ ối
                    • Cổ tử cung mở
                    • Bong nút nhầy

                    7. Vị trí quay đầu của thai nhi như thế nào là tốt?

                    Phusandanang lưu ý:

                    • Vị trí tốt nhất là ngôi thai đầu, tức là đầu chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ (kiểu thế chẩm trước). Vị trí này giúp bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng cảm thấy đỡ đau đớn hơn so với các vị trí khác khi sinh.
                    • Các chuyên gia cũng cho rằng nếu khi sinh, bé nằm ở đáy của khung xương chậu, vòng đầu lớn nhất của bé cũng sẽ đặt ở nơi rộng nhất của xương chậu khi đó con sẽ ra đời một cách dễ dàng.
                    • ngôi thuận bao lâu thì sinh HÌNH ẢNH 
                    • Mẹ nên siêu âm đều đặn để biết thai quay đầu đúng vị trí hay chưa?
                    • Một số ít trường hợp bé nằm đúng chiều nhưng gáy lại nằm quay về phía cột sống của mẹ, trường hợp này được gọi là kiểu thế chẩm sau.
                    • Vị trí này không được thuận lợi như thế chẩm trước. Trong quá trình chuyển dạ xuất hiện những cơn đau dữ dội phía lưng.

                    8. Thai nhi quay đầu sớm có sao không?

                    Phusandanang lưu ý:

                    • Như đã chia sẻ ở trên, việc thai nhi quay đầu sớm từ đầu tam cá nguyệt thứ ba là quá trình tự nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm việc này không có gì đáng lo ngại.
                    • Với một số ít trường hợp, mẹ sẽ gặp những rắc rối khi vượt cạn nếu thai nhi ở kiểu thế chẩm sau. Song nếu đầu thai cúi tốt thì vẫn sinh thường được. Cụ thể:
                    • Mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng dữ dội
                    • Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn dự tính
                    • Khả năng dùng các thủ thuật khác để hỗ trợ việc lấy thai
                    • Trường hợp đầu thai không cúi tốt, tức không phải chẩm trước hay chẩm sau, mà là ngôi mặt (thai ngửa mặt xuống khung châu) hay ngôi trán thì việc sinh nở càng khó khăn hơn nhiều và khả năng mổ lấy thai là rất cao.

                    9. Thai nhi quay đầu mấy lần?

                    Phusandanang lưu ý:

                    • Nếu theo sát lịch khám và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ, ngay từ tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ đã biết thai nhi quay đầu về ngôi thuận hay không. Hầu hết các bé sẽ giữ ngôi thai này cho đến khi mẹ sinh.
                    • Theo các số liệu thống kê khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29, còn 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm và trễ hơn.
                    • Và thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất. Vì lúc bé quay đầu “khoang chứa” đã bắt đầu chật hẹp không thể khi thích thì quay ngược, khi không thích thì quay xuôi được.

                    Phusandanang mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã biết được một số thông tin về hiện tượng thai nhi không quay đầu. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn có được kinh nghiệm tốt nhất cho hành trình "vượt cạn" của mình.

                    Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

                    • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 
                    • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 
                    • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

                    Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!  

                    THAI NHI QUAY ĐẦU