- Bên cạnh Siêu âm canh trứng, Thai vào tử cung là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự phát triển bình thường của phôi thai và đánh dấu bước đầu thành công trên hành trình đi đến thiên chức lớn lao của mẹ.
- Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp thai vào tử cung chậm hoặc thai chưa vào tử cung đã làm nhiều mẹ bầu lo lắng, ám ảnh. Vậy, hãy cùng phusandanang tìm hiểu về thai vào tử cung trong bài viết dưới đây nhé!
I. Quá trình thụ thai và thụ tinh cơ bản.
Phusandanang lưu ý:
- Khi quan hệ tình dục, nam giới phóng tinh mỗi lần ước tính chứa khoảng 250 triệu tinh binh. Thế nhưng chỉ duy nhất 1 tinh binh có thể gặp trứng và thụ thai (có trường hợp ngoại lệ nhưng tỉ lệ thấp).
- Sau khi thụ tinh thành công, trứng sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ tại đây. Quá trình này mất khoảng 1 - 2 tuần.
- Sau khi vào tử cung, trứng sẽ làm tổ vào thành tử cung, cần một khoảng thời gian nữa để ổn định, bám chắc vào màng tử cung để thai nhi lớn lên sau này.
II. Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung?
Phusandanang lưu ý:
- Thực tế, thời gian trứng di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung có thể kéo dài. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ lưu lại khoảng 48 giờ trong giai đoạn bóng của vòi tử cung. Thời gian này, trứng sẽ được thụ tinh và thực hiện các hoạt động phân bào đến giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào ở giai đoạn phôi dâu và gia tăng về thể tích.
- Lúc này, nồng độ progesterone từ buồng trứng tăng cao làm giãn cơ vòi tử cung. Thời điểm trứng thụ tinh nhanh chóng vượt qua eo vòi tử cung trong khoảng 10 đến 12 giờ.
- Giai đoạn này kết thúc, thai sẽ vào tử cung khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh. Trứng thụ tinh đến niêm mạc trong buồng tử cung gắn vào đó khi đang ở giai đoạn 8 đến 16 tế bào phôi thai tiếp tục phát triển trong buồng tử cung đến khi đủ tháng.
- Nhưng có vấn đề xảy ra, trong thời gian này vẫn chưa thể phát hiện được có thai nhi khi siêu âm và xét nghiệm beta hCG có thể được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ từ 6 đến 14 ngày sau khi thụ tinh.
III. Một số tín hiệu cho thấy quá trình thụ tinh - thụ thai đã thành công.
Phusandanang xin gửi đến mẹ bầu một số dấu hiệu thai đã vào tử cung như sau:
1. Máu báo thai.
Phusandanang lưu ý:
- Máu báo thai là một trong những dấu hiệu khá rõ, báo hiệu thai đã vào tử cung và bạn đang mang thai. Điều này xảy ra khi phôi tiến hành làm tổ trong thành tử cung. Vì vậy, nếu nhận thấy hiện tượng có một vài đốm máu xuất hiện sau khi trễ kinh thì chị em cũng không cần quá lo lắng.
- Máu báo thai có màu hồng nhạt, số lượng ít, không đỏ hoặc đặc như kinh nguyệt. Ngoài ra, máu báo thai cũng không ra đều đặn, chị em chỉ trải qua tình trạng này từ vài giờ đến một vài ngày.
2. Những cơn co thắt vùng bụng dưới.
Phusandanang lưu ý:
- Triệu chứng phổ biến thứ hai sau máu báo thai là cảm giác đau trằn ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, những cơn co thắt này diễn ra nhẹ hơn và ít đau hơn. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau hiện diện ở lưng hay bụng dưới và có thể kéo dài trong vài ngày.
- Đôi khi, tình trạng đau bụng còn kết hợp với các cơn co thắt liên tục trong thành tử cung. Nếu cảm thấy đau đớn cũng như khó chịu trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ.
3. Căng tức ngực.
Phusandanang lưu ý:
- Đây là dấu hiệu trứng bám vào tử cung. Ngay sau khi trứng bám vào tử cung, cơ thể của bạn bắt đầu thay đổi. Ngực sẽ có những hiện tượng như đau, sưng.
- Đó là do sự thay đổi hormone nữ sau khi thụ thai. Bạn cũng có thể cảm nhận những thay đổi này ở ngực trong thời gian rụng trứng hoặc một tuần sau khi trứng rụng.
4. Nhiệt độ cơ thể thay đổi.
Phusandanang lưu ý:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong quá trình thai làm tổ là một dấu hiệu để bạn xác định mình đang mang thai. Bạn có thể không nhất thiết phải theo dõi nhiệt độ cơ thể của bản thân trừ khi đang cố gắng mang thai.
- Thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn vào thời điểm rụng trứng do nồng độ hormone progesterone tăng và vẫn thay đổi khi quá trình phôi thai bám vào tử cung.
5. Đi tiểu thường xuyên.
Phusandanang lưu ý:
- Đây là dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung. Bạn sẽ cảm thấy dường như nhu cầu muốn đi tiểu tăng lên trong vòng một tuần.
- Điều này có thể là do trứng bám vào tử cung thành công. Cơ thể bắt đầu trải qua những thay đổi lớn để nhường chỗ cho em bé chẳng hạn như lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên, gây áp lực lên bàng quang khiến bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn.
6. Thèm ăn.
Phusandanang lưu ý:
- Đây là một dấu hiệu nổi bật khác của việc trứng bám vào tử cung. Các hormone được tạo ra do mang thai thành công có xu hướng làm thay đổi sở thích, khẩu vị của phụ nữ. Bạn có thể thèm ăn các loại thực phẩm mà chưa nếm thử bao giờ hoặc quay lưng lại với những món từng nằm trong danh sách ưa thích.
7. Cáu gắt.
Phusandanang lưu ý:
- Cáu gắt là dấu hiệu ít phổ biến và chỉ kéo dài khoảng 15 phút tại thời điểm trứng bám vào tử cung. Trong quá trình này, mức hormone nhanh chóng biến động gây ra cơn nóng giận.
8. Cổ tử cung tiết chất nhầy.
Phusandanang lưu ý:
- Sự gia tăng nồng độ progesterone sau khi thai bám vào khiến cổ tử cung sưng lên và làm tăng lưu lượng máu đến khu vực này. Ngoài ra, các tuyến cổ tử cung mở rộng và hormone kích thích các tuyến tạo ra nhiều dịch nhầy hơn.
- Đây có thể là dấu hiệu thai đã vào tử cung dễ nhận biết. Ngoài ra, chất nhờn sẽ chứa một chút máu, có thể là màu hồng hoặc hơi nâu.
- Ngoài ra một số các dấu hiệu khác, báo hiệu thai đã vào buồng tử cung: như mệt mỏi, chuột rút ở bụng dưới, tiểu nhiều lần trong ngày và tiểu đêm…
IV. Cách xác định thai đã vào tử cung.
Phusandanang lưu ý:
- Khi trên siêu âm thấy túi thai trong buồng tử cung các bác sĩ thường khẳng định thai đã vào tử cung, tuy nhiên tiêu chuẩn chẩn đoán túi thai không rõ ràng.
- Trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng, khuyến cáo nên đợi cho đến khi thấy có phôi bên trong túi thai mới khẳng định là túi thai thật.
1. Dựa vào hình ảnh túi thai bình thường trên siêu âm như sau:
Phusandanang lưu ý:
- Túi thai có thể thấy được qua siêu âm ngả âm đạo lúc thai 5 tuần
- Gồm hai phần: Vùng trung tâm không hồi âm (khoang cơ thể ngoài phôi) và vùng ngoại vi có hồi âm (vòng nguyên bào nuôi).
- Bao quanh bởi nội mạc tử cung
- Vị trí lệch tâm so với trục tử cung
- Túi noãn hoàng: cấu trúc hình tròn, thấy được trên siêu âm ngả âm đạo lúc thai 5,5 tuần
- Trước 6 tuần, phôi có đường kính rất nhỏ < 4mm từ 6-10 tuần phôi tăng kích thước nhanh chóng từ 4-7mm khi 6 tuần tuổi thai phát triển đến 31 mm -32 mm khi thai 10 tuần.
- Khảo sát tim thai nhi khi siêu âm thai thấy phôi thai và đo bằng đầu dò âm đạo lúc 6 tuần.
V. Sự hình thành và phát triển của phôi thai trong tử cung người mẹ.
Phusandanang lưu ý:
- Phôi thai được hình thành do sự thụ tinh thành công của trứng và tinh trùng. Ngay sau thời điểm đó, trứng trở thành hợp tử, một tế bào lưỡng bội duy nhất.
- Trải qua quá trình phân bào, hợp tử không có sự tăng trưởng đáng kể, dẫn đến sự phát triển của phôi đa bào.
- Vào cuối tháng đầu tiên của thai kỳ, trái tim của thai nhi được hình thành.
- Cột mốc tiếp theo của sự phát triển của thai nhi là ở tháng thứ 2 và thứ 3 khi tay chân bé hình thành và hoàn thiện.
- Cũng trong tháng cuối tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé.
- Đến tháng thứ sáu, bé đã hình thành tóc, và sau đó lông mày, lông mi cũng phát triển.
- Những ngón chân sẽ được hoàn thiện cuối cùng ở tháng thứ chín.
- Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng từ 37 đến 41 tuần
VI. Các trường hợp thai vào tử cung chậm
1. Vòi trứng, ống dẫn trứng bất thường.
Phusandanang lưu ý:
- Trứng sau khi thụ tinh cần di chuyển qua vòi trứng, ống dẫn trứng để tới được tử cung.
- Nhưng nếu người mẹ gặp bất thường, ống dẫn trứng, vòi trứng bị hẹp bẩm sinh, nhỏ, có sẹo phẫu thuật thì trứng khó di chuyển, di chuyển chậm hoặc không thể di chuyển vào tử cung.
- Trường hợp này mẹ cần thông báo với bác sỹ để có biện pháp an toàn.
- Nhiều mẹ gặp tình trạng này vẫn có thể mang thai an toàn, nhưng nhiều mẹ lại dễ sảy thai.
2. Thai ngoài tử cung.
Phusandanang lưu ý:
- Đây là trường hợp rất nguy hiểm, cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, cũng như khả năng mang thai sau này.
3. Do ngày rụng trứng cách xa ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt.
Phusandanang lưu ý:
- Ngoài 2 trường hợp đáng lo ngại trên thì khi siêu âm thai 6 tuần mà chưa thấy thai nhi thì còn có khả năng rất cao là do ngày rụng trứng của bạn cách xa ngày cuối cùng xuất hiện kinh nguyệt.
- Trường hợp này không đáng lo ngại nhưng để yên tâm hơn chị em có thể tham khảo lựa chọn siêu âm đầu dò để thấy được hình ảnh thai nhi.
- Lưu ý nên thực hiện siêu âm đầu dò tại cơ sở y tế uy tín, bác sỹ lành nghề, chuyên môn cao để không ảnh hưởng đến thai nhi còn chưa ổn định nhé.
4. Các vấn đề với nhau thai
Phusandanang lưu ý:
- Các tình trạng bất thường liên quan đến bánh nhau phụ thuộc vào nơi thai làm tổ. Nếu bánh nhau bám vào vị trí bất lợi, thai kỳ có thể sẽ không thể tiếp tục.
- Thai bám vào tử cung là bước đầu tiên của quá trình mang thai. Điều này diễn ra thầm lặng đến mức bạn không thể nhận ra những gì đang xảy ra bên trong cơ thể. Nếu đang mong có con, bạn sẽ có xu hướng nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến việc mang thai.
- Tuy nhiên, bạn càng lo lắng nhiều thì kết quả đôi khi lại không như mong muốn, hãy kiên nhẫn và giữ tinh thần luôn thoải mái nhé.
VII. Làm thế nào để tăng khả năng thai bám vào tử cung.
Để hạn chế nguy cơ sảy thai, mẹ bầu cần tạo điều kiện giúp túi thai bám chặt và cố định vào thành tử cung. Do đó, phusandanang gợi ý một số phương pháp giúp tăng khả năng đậu thai như sau:
1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:
Phusandanang lưu ý:
- Ưu tiên các những loại rau có màu xanh đậm như cải xanh, cải xoăn, hạt lanh và ngũ cốc nguyên hạt… Bổ sung các thực phẩm thúc đẩy sự phát triển các hormone lành mạnh như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, hạt macca…
- Hỗ trợ sức khỏe của niêm mạc tử cung bằng cách dùng các loại thực phẩm như cá hồi, hạt hướng dương, bí ngô, tảo xoắn, và hạt diêm mạch (quinoa)…Tăng cường bổ sung các loại hạt dinh dưỡng vào bữa ăn để tăng khả năng thai bám tử cung
- Hãy chọn thức ăn có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể như quế, gừng, ớt… sẽ làm ấm tử cung. Tử cung ấm là một môi trường lý tưởng để hỗ trợ thiên thần nhỏ bắt đầu hình thành và lớn lên. Các món hầm và súp cùng một số loại gia vị, thảo mộc có tác dụng làm ấm như quế, gừng và ớt cayenne sẽ giúp bạn đạt được điều này.
2. Tâm trạng thoải mái
Phusandanang lưu ý:
- Chị em chắc hẳn sẽ lo lắng, hồi hộp cũng như mong đợi kết quả đến sớm trong 2 tuần chờ đợi tin vui. Tuy nhiên, điều này lại có thể giải phóng các hormone kích thích ngăn cản cơ thể thụ thai.
- Giai đoạn này, hãy bình tĩnh và giữ tâm trạng thoải mái hết mức hoặc để cho bản thân được đắm chìm trong công việc, sở thích và quên đi phần nào nỗi lo lắng đợi chờ kết quả.
3. Cân nhắc các liệu pháp, thuốc bổ sung đang sử dụng
Phusandanang lưu ý:
- Một số liệu pháp tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, cản trở trứng bám vào tử cung. Hãy cân nhắc lại và tránh các liệu pháp thư giãn có các thành phần như thầu dầu, tự massage hỗ trợ sinh sản, massage.
- Tất cả các liệu pháp này đều tốt trước khi rụng trứng nhưng lại không tốt lúc trứng bám vào thành tử cung.
4. Nghỉ ngơi đầy đủ
Phusandanang lưu ý:
- Trong khi chờ đợi tin vui, chị em có thể vô thức thực hiện những hành động như cắn chặt hàm, siết chặt bụng, vươn vai. Đó đều là dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng cộng thêm áp lực từ nhiều phía sẽ khiến bạn mệt mỏi. Hãy cho bản thân nghỉ ngơi, thư giãn đúng lúc, cơ hội thai bám vào tử cung thành công sẽ cao hơn.
- Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ: Ngủ sớm và chợp mắt vài lần trong ngày; Nếu thường xuyên thực hiện các bài tập nặng hoặc chạy bộ với cường độ cao, bạn nên chuyển sang hình thức đi bộ nhanh, tập luyện các bài yoga tốt cho sinh sản.
VIII. Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai?
Phusandanang lưu ý: Khi xuất hiện những dấu hiệu mang thai, hẳn nhiều chị em sẽ vui mừng hân hoan. Tuy nhiên, đối với trường hợp đây là lần thai nghén đầu tiên, có thể sẽ không tránh khỏi cảm giác bối rối và lúng túng không biết nên làm gì trước tiên. Nếu đang cần một chỉ dẫn, chị em hãy tham khảo danh sách những điều cần làm dưới đây nhé !
1. Khám thai
Phusandanang lưu ý
- Khám thai là bước quan trọng đầu tiên ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu mang thai, giúp chị em biết được thai đã vào tử cung hay chưa.
- Nhằm loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp…
- Đặc biệt phòng ngừa các biến chứng có thể xảy đến trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ.
2. Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh
Phusandanang lưu ý
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng gia tăng nồng độ estrogen, sẽ làm tăng khả năng thành công khi phôi thai bám vào tử cung.
- Nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, cải xanh và bổ sung thêm hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt.
- Bổ sung thêm thực phẩm giúp phát triển hormone trong cơ thể như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, hạt maca.
- Thêm vào khẩu phần ăn các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, tảo xoắn,…
3. Giữ tâm trạng thoải mái
Phusandanang lưu ý
- Tâm trạng bồn chồn lo lắng sẽ làm cho quá trình phôi thai bám vào tử cung gặp trở ngại.
- Vì vậy chị em nên giữ tinh thần thật thoải mái.
4. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Phusandanang lưu ý
- Chị em nên nhớ ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, có thể ngủ một vài giấc nhỏ trong ngày giấc ngủ phải thật chất lượng.
- Một giấc ngủ đủ và ngon mang lại sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.
5. Tập thể dục
Phusandanang lưu ý
- Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay những động tác yoga cơ bản giúp phôi thai nhanh bám vào tử cung và tốt cho việc sinh sản sau này.
IX. Câu hỏi thường gặp
1. “Thai vào tử cung chậm là trai hay gái?”
Phusandanang lưu ý: Thời gian phôi di chuyển đến tử cung thực tế không liên quan đến giới tính thai nhi. Sự vận chuyển của phôi trong vòi tử cung từ nơi thụ tinh đến buồng tử cung chịu tác động của các yếu tố dưới đây:
- Hoạt động của nhung mao trong lòng vòi tử cung.
- Hoạt động của lớp cơ vòi tử cung: phụ thuộc vào nồng độ estrogen và progesteron
- Sự lưu thông của dịch vòi tử cung
Phusandanang lưu ý thêm một số trường hợp mẹ cần chú ý:
- Các trường hợp phôi di chuyển vào buồng tử cung chậm có thể do bất thường giải phẫu vòi tử cung (thường do các yếu tố như nhiễm trùng, phẫu thuật, dị tật bẩm sinh,...).
- Bất thường giải phẫu có thể đi kèm với suy giảm chức năng chức năng của nhung mao; bất thường nồng độ progesterone, estrogen; tính sai ngày thụ tinh,...
2. Thai chưa vào tử cung: Có nguy hiểm không?
Phusandanang lưu ý: Vì một trực trặc nào đó mà trong quá trình di chuyển qua ống dẫn trứng về buồng tử cung để làm tổ, thai có thể bị “tắc đường” hoặc “đi lạc” và phải phát triển ở một nơi nào đó ngoài tử cung của mẹ.
- Tuy nhiên, tử cung là nơi duy nhất trong cơ thể mẹ bầu có đủ không gian và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi nên phần lớn những trường hợp thai ngoài tử cung sẽ kết thúc bằng tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Mang thai ngoài tử cung là trường hợp trứng sau khi thụ tinh bị "mắc kẹt" và làm tổ ở bên ngoài. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí gây tử vong
- Khi nghi ngờ hoặc nhận thấy dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Đặc biệt, chị em cần lưu ý bởi thai ngoài tử cung có thể phá vỡ các cơ quan hoặc mô mà thai bám vào, gây tình trạng chảy máu ồ ạt và có thể dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều.
- Điểm mấu chốt để tính thời điểm thai vào tử cung gần như chính xác tuyệt đội chính là dựa vào ngày kinh cuối của mẹ. Nếu có chu kỳ kinh nguyệt không đều và lên kế hoạch có thai, đừng quên ngày kinh cuối nhé mẹ.
3. Vì sao có hiện tượng trứng bám vào tử cung bất thường?
Phusandanang lưu ý: Trong một số ít trường hợp, chị em có thể gặp phải tình trạng thai bám vào tử cung bất thường, dẫn đến việc sẩy thai. Những trường hợp đó bao gồm:
9.3.1 Thai ngoài tử cung
Phusandanang lưu ý:
- Trứng bám vào bên ngoài tử cung được gọi là thai ngoài tử cung. Thông thường, phôi thai làm tổ trong ống dẫn trứng do không thể di chuyển xuống tử cung.
- Đôi khi phôi thai di chuyển ngược vào buồng trứng. Tình trạng này cần được xử lý ngay để mẹ bầu không bị xuất huyết nặng hay làm giảm cơ hội mang thai trong tương lai.
9.3.2 Mang thai trứng
Phusandanang lưu ý:
- Điều này xảy ra khi phôi nang phân chia nhanh và cấy vào lớp nội mạc tử cung nhưng không phát triển thành thai được. Thay vì phát triển thành phôi thai, phôi nang biến thành khối u.
- Vì vậy, bạn vẫn có các dấu hiệu mang thai, thậm chí cho kết quả dương tính khi thử thai vì những tế bào khối u sản xuất hCG. Chỉ có siêu âm mới có thể xác định được bạn mang thai thật sự hay chỉ là mang thai trứng (chửa trứng).
9.3.3 Các vấn đề với nhau thai
Phusandanang lưu ý:
- Các tình trạng bất thường liên quan đến bánh nhau phụ thuộc vào nơi thai làm tổ. Nếu bánh nhau bám vào vị trí bất lợi, thai kỳ có thể sẽ không thể tiếp tục.
- Thai bám vào tử cung là bước đầu tiên của quá trình mang thai. Điều này diễn ra thầm lặng đến mức bạn không thể nhận ra những gì đang xảy ra bên trong cơ thể.
- Nếu đang mong có con, bạn sẽ có xu hướng nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến việc mang thai.
- Tuy nhiên, bạn càng lo lắng nhiều thì kết quả đôi khi lại không như mong muốn, hãy kiên nhẫn và giữ tinh thần luôn thoải mái nhé.
4. Chậm kinh 1 tuần thai đã vào tử cung chưa?
Phusandanang lưu ý:
- Về cơ bản quá trình thụ thai mất bao lâu là tùy thuộc vào sức khoẻ người phụ nữ. Thời gian dao động từ 5 đến 7 ngày thậm chí 10 ngày 7 đến 10 ngày (sau khi chậm kinh) là thời điểm chính xác để biết thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Những trường hợp phổ biến có thể xuất hiện một vài vệt máu báo thai màu nâu đỏ hoặc hồng nhạt.
- Cách kiểm tra tốt nhất là đi thử nồng độ HCG có trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Điều này cần khoảng từ 6 đến 14 ngày sau thụ tinh hoặc đi siêu âm. Nhưng vẫn cần thêm một vài ngày để chắc chắn. Nếu cho kết quả dương tính lúc này chắc chắn chị em đã có thai.
- Ngoài ra, nếu việc thử thai không có kết quả nhưng lại chậm kinh. Các chị em nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu những vấn đề bất thường của cơ thể. Thực tế có những trường hợp phôi thai làm tổ ngoài tử cung như”: vòi trứng, cổ tử cung hay góc tử cung. Hiện tượng thai ngoài tử cung chiếm đến 5% trong tổng số những mẹ bầu.
X. Siêu âm kiểm tra thai vào tử cung tại phòng khám Bác sĩ sản phụ khoa CKI Nguyễn Thị Hồng Phúc
Phusandanang xin giới thiệu một trong những phòng khám có tiếng tại Đà Nẵng, phòng khám phụ sản của Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc luôn được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc có hơn 30 năm kinh nghiệm, từng là trưởng khoa sản của bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng. Đặc biệt phòng khám của Bác sĩ Hồng được trang bị cơ sở vật chất, các loại máy móc hiện đại như: máy siêu âm 4D Volusion E6 của hãng GE, máy theo dõi tim thai, máy soi cổ tử cung, kết hợp với hệ thống xét nghiệm hiện đại… và không gian thăm khám sạch sẽ, riêng tư, với mức giá hợp lý.
1. Các dịch vụ đang được triển khai như:
- Khám thai định kỳ Siêu âm thai 3D/4D
- Sàng lọc dị tật bẩm sinh của thai nhi
- Xét nghiệm sàng lọc cao cấp trước sinh (NIPT, xác định huyết thống trước và sau sinh…)
ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234 hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.
Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng
Thời gian làm việc:
Từ thứ 2 đến thứ 7:
- Buổi sáng: 7h30 – 11h00
- Buổi chiều: 13h30 – 19h
Chủ nhật: 7h30 – 11h00
Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!