GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

· Thời kỳ mang thai

Bên cạnh các thông tin về những điều sẽ ảnh hướng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ, phusandanang luôn mong muốn các chị em phụ nữ nắm được quy trình theo dõi giai đoạn phát triển của phôi thai để có thể chăm sóc mẹ và bé thật tốt nhé!

1. Giai đoạn rụng trứng đến hình thành phôi thai

1.1. Rụng trứng

Phusandanang lưu ý:

  • Mỗi tháng, phụ nữ theo chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một quả trứng rụng xuống và xảy ra hiện tượng có kinh nguyệt. 
  • Nó xảy ra trong khoảng 2 tuần kể từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt.

1.2. Trứng vào ống dẫn trứng

Phusandanang lưu ý:

  • Sau khi trứng rụng thì sẽ được phóng ra khỏi buồng trứng và di chuyển và ống dẫn trứng. 
  • Lúc này là thời điểm thích hợp nhất để tinh trùng có thể vào để thụ tinh.
THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

1.3. Tinh trùng thụ tinh

Phusandanang lưu ý:

  • 150 triệu tinh trùng là con số mà mỗi lần xuất tinh có thể phóng thích. 
  • Sau khi xuất tinh thì hàng triệu con tinh trùng đó sẽ bơi vào ống dẫn trứng, con nào bơi nhanh nhất có thể đến trứng trong 30 phút, bơi chậm có thể mất vài giờ hoặc vài ngày. 
  • Tuy nhiên vì có 1 số cản trở tự nhiên trong cơ thể phụ nữ mà chỉ có khoảng vài trăm con có thể bơi vào được ống dẫn trứng.

1.4. Thụ tinh

Phusandanang lưu ý:

  • Khi tinh trùng xâm nhập vào trứng thì mất 24 giờ để trứng có thể được thụ tinh. 
  • Khi tinh trùng tiếp xúc được với trứng thì bề mặt trứng sẽ thay đổi tính chất nhằm ngăn chặn những tinh trùng khác xâm nhập.
  • Tại thời điểm thụ tinh, các đặc điểm di truyền của thai nhi sẽ được hoàn tất, kể cả xác định giới tính của em bé.

1.5. Các tế bào bắt đầu phân chia

Phusandanang lưu ý:

  • Sau khi trứng được thụ tinh sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng, các tế bào được phân chia.
  • Sau đó chúng rời khỏi ống dẫn trứng và vào tử cung sau 3-4 ngày thụ tinh.
  • Tuy nhiên, có 1 số trường hợp hiếm trứng làm tổ ngay trên ống dẫn trứng, trường hợp này gọi là mang thai ngoài tử cung, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ nếu thai vỡ.

1.6. Làm tổ tại tử cung

Phusandanang lưu ý:

  • Trứng sẽ bám vào niêm mạc tử cung sau khi đã di chuyển đến đây, được gọi là làm tổ.
  • Sau khi làm tổ ở tử cung, các tế bào này sẽ tiếp tục được phân chia tạo thành phôi thai.

2. Quý 1: Giai đoạn phôi thai phát triển thành thai nhi

2.1. Tuần 1 - 2

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần đầu tiên sau khi thụ thai, hormone HCG có thể được tìm thấy trong cơ thể người mẹ.
  • Bạn có thể xét nghiệm thông qua máu hoặc nước tiểu.
  • Thông thường, người mẹ sẽ mất 1-2 tuần để cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể và dùng que thử thai để kiểm tra mình có mang thai hay không.

2.2. Tuần 3

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần thứ 3 là tuần đầu tiên trứng đã được thu tinh làm tổ ở tử cung, đây là tuần đánh dấu sự có mặt của phôi thai.

2.3. Tuần 4

THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

Phusandanang lưu ý:

  • Sau khi tế bào trứng đã nằm ngay ngắn và ổn định trong lớp niêm mạc tử cung, tại thời điểm này que thử thai sẽ cho thấy rõ kết quả (2 vạch đậm) cho kết quả dương tính.
  • Lúc này, phôi thai chỉ nhỏ bằng hạt anh túc.

2.4. Tuần 5

Phusandanang lưu ý:

  • Phôi thai vẫn chưa hình thành đầy đủ nên khi siêu âm vẫn chưa thể nhìn được hình dạng của bé, nhưng bé vẫn đang phát triển rất nhanh. 
  • Các hệ thống tuần hoàn đang bắt đầu hình thành và trái tim nhỏ bé sẽ bắt đầu đập trong tuần này. 
  • Kích thước: Bé bằng hạt vừng.

2.5. Tuần 6

Phusandanang lưu ý:

  • Sự phân chia tế bào vẫn diễn ra liên tục, kích thước thai phát triển nhanh chóng. 
  • Chiều dài phôi thai: khoảng 0.15cm. 
  • Kích thước: Bé bằng một hạt táo tây. 
  • Hệ tuần hoàn và trái tim bắt đầu hình thành và có nhịp đập thai. 
  • Tay, chân cũng như cơ quan khác của phôi thai đang bắt đầu được hình thành.
  • Mũi, miệng và tai của bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng bắt đầu phát triển. 

2.6. Tuần 7

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần này, bé có sự phát triển mạnh và lớn gấp đôi tính từ tuần trước.
  • Đuôi của thai nhi ấy vẫn còn nhưng sẽ sớm biến mất trong vài tuần tới. 
  • Đôi bàn tay và đôi bàn chân bé xíu có thể được nhìn thấy và nhịp tim cũng có thể được nghe thông qua siêu âm.
  • Lúc này cẳng chân và cẳng tay vẫn tiếp tục phát triển.
  • Chiều dài từ đầu đến mông: khoảng từ 9-15mm (bằng hạt đậu phộng).
  • Kích thước phôi thai: khoảng 0.85mm.
  • Cơ thể mẹ lúc này sẽ xuất hiện những triệu chứng ốm nghén. 
  • Các bộ phận cơ bản đang bắt đầu hình thành và phát triển như: mũi, miệng, ruột, não bộ,…

2.7. Tuần 8

THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần 8 em bé bắt đầu di chuyển vòng vòng, nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận được đâu. 
  • Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh, hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. 
  • Ống hô hấp bắt đầu nối dài từ họng đến hai lá phổi đang phát triển. 
  • Kích thước: 16- 22mm (bằng quả việt quất)
  • Đuôi tiêu biến dần, nhịp tim của phôi thai bắt đầu có độ rung.
  • Các ngón tay bắt đầu phát triển, chân bắt đầu có bàn chân. 
  • Khuôn mặt có sự thay đổi với các bộ phận như mắt, chóp mũi, tai, ruột cũng bắt đầu phát triển hơn.

2.8. Tuần 9

Phusandanang lưu ý:

  • Hình thái cơ bản của bé đã được hình thành rồi, thậm chí có cả dái tai.
  • Đuôi của bào thai đã biến mất. 
  • Kích thước: 23-30mm (bằng 1 quả nho).

2.9. Tuần 10

Phusandanang lưu ý:

  • Em bé tuần 11 đã hoàn thành phần quan trọng nhất của quá trình phát triển. 
  • Da của bạn vẫn trong mờ, nhưng những đôi tay và đôi chân nho nhỏ đã có thể gập duỗi.
  • Những chi tiết nhỏ như móng cũng đã bắt đầu hình thành. 
  • Kích thước: 31-40mm.

2.10. Tuần 11

Phusandanang lưu ý:

  • Nhìn chung tuần này hình dạng em bé gần như hình thành đầy đủ. 
  • Tuy cơ thể mẹ vẫn chưa cảm nhận được, nhưng em bé đã có thể đá chân, duỗi người, thậm chí còn nấc vì cơ hoành đang phát triển. 
  • Kích thước chiều dài đầu đến mông: 41-51mm.

2.11. Tuần 12 - 13

THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần này các phản xạ của em bé bắt đầu xuất hiện.
  • Các ngón tay có thể gấp duỗi, các ngón chân sẽ cong và miệng bạn sẽ thực hiện các động tác mút. 
  • Em bé có thể cảm nhận được khi mẹ nhẹ nhàng sờ vào bụng, dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được cử động của em. 
  • Tuần cuối cùng của quý 1 thai kì: những ngón tay bé xíu của bạn nhỏ bây giờ đã có vân tay, tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng có thể nhìn thấy rõ qua da. 

3. Quý 2: Giai đoạn thai nhi hình thành các bộ phận trong cơ thể

3.1. Tuần 14

Phusandanang lưu ý:

  • Não của bé bắt đầu có các xung động thần kinh và bạn ấy cũng có thể vận động cơ mặt. 
  • Thận cũng bắt đầu làm việc. 
  • Mẹ lúc này có thể thấybé đang mút ngón cái nữa cơ qua siêu âm.
  • Kích thước chiều dài đầu đến mông khoảng 87 mm.

3.2. Tuần 15

Phusandanang lưu ý:

  • Mí mắt của bé vẫn đang nhắm kín, nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. 
  • Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng, bé sẽ tránh luồng sáng. 
  • Siêu âm tuần này sẽ cho thấy giới tính của bé. 
  • Tuần này bé lớn bằng quả táo.

3.3. Tuần 16

Phusandanang lưu ý:

  • Da đầu của bé bắt đầu được tạo hình.
  • Đôi bàn chân đã phát triển, mẹ có thể cảm nhận được cử động của bé. 
  • Đầu lúc này đã thẳng hơn, và tai đã đến gần vị trí chuẩn.
  • Tuần này bé lớn bằng quả bơ.

3.4. Tuần 17

THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần 17, bé đã có thể vận động các khớp và bộ xương.
  • Dây rốn ngày càng khỏe và dày hơn.
  • Tuần này bé lớn bằng củ cải.

3.5. Tuần 18

Phusandanang lưu ý:

  • Bé đã có thể duỗi tay duỗi chân, và mẹ có thể cảm nhận được các chuyển này. 
  • Bên trong, một lớp bảo vệ myelin đang được hình thành xung quanh dây thần kinh của con.
  • Trọng lượng khoảng 190 gram.

3.6. Tuần 19

Phusandanang lưu ý:

  • Các giác quan của bé: khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác và thính giác đang phát triển.
  • Bé có thể nghe được giọng nói của mẹ. 
  • Lúc này mẹ có thể tập nói chuyện, hát hoặc đọc to cho bé nghe để bé làm quen với giọng mẹ.
  • Trọng lượng khoảng 240 gram.

3.7. Tuần 20

Phusandanang lưu ý:

  • Hệ thống tiêu hóa của bé tạo ra phân su có màu tối và dính và bé đã có thể nuốt. 
  • Phân su này bé sẽ cho ra trong lần đai tiện đầu tiên ngay sau khi được sinh ra hoặc trong bụng mẹ.
  • Trọng lượng khoảng 300 gram.

3.8. Tuần 21

Phusandanang lưu ý:

  • Bé đã chuyển từ đập cánh sang đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ. 
  • Mẹ có thể bắt đầu chú ý đến các tư thế khi mẹ đã quen với hoạt động của bé.
  • Trọng lượng khoảng 360 gram.

3.9. Tuần 22

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần này em bé đã trông giống như một bé sơ sinh thu nhỏ. 
  • Môi và lông mày đã rõ rệt hơn, nhưng sắc tố sẽ tạo nên màu mắt vẫn chưa xuất hiện.
  • Trọng lượng khoảng 430 gram.

3.10. Tuần 23

Phusandanang lưu ý:

  • Đôi tai bé ngày càng phát triển và có thể thu nhận âm thanh tốt hơn. 
  • Và sau khi sinh, thậm chí em bé có thể nhận ra một số tiếng động mà bây giờ bạn ấy nghe được bên trong tử cung.
  • Trọng lượng khoảng 500 gram.

3.11. Tuần 24

THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

Phusandanang lưu ý:

  • Thời điểm này hình dạng của bé vẫn còn dài và gây, nhưng đừng lo, bé sẽ mũm mỉm sớm thôi.
  • Da bé vẫn còn mỏng và mờ.
  • Trọng lượng khoảng 600 gram.

3.12. Tuần 25

Phusandanang lưu ý:

  • Mỡ dần được sinh ra và làm đầy làn da nhăn nheo khiến bé trông giống trẻ sơ sinh hơn. 
  • Tóc của bé đang bắt đầu mọc lên với màu sắc và kết cấu.
  • Trọng lượng khoảng 660 gram.

3.13. Tuần 26

Phusandanang lưu ý:

  • Em bé của mẹ bây giờ đang hít vào và thở ra nước ối giúp bé phát triển phổi. 
  • Những động tác thở này là bài tập thực hành cho hơi thở không khí đầu tiên khi sinh.
  • Trọng lượng khoảng 760 gram.

3.14. Tuần 27

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là tuần cuối cùng của quý hai thai kì của mẹ. 
  • Bé bây giờ đã có thể ngủ và thức dậy theo lịch trình đều đặn, và não của bé rất năng động. 
  • Mặc dù phổi của bạn chưa được hình thành đầy đủ, nhưng chúng có thể hoạt động bên ngoài tử cung với sự trợ giúp y tế.
  • Trọng lượng khoảng 875 gram.

4. Quý 3: Giai đoạn thai nhi hoàn thiện và nhận biết mọi vật xung quanh thông qua các giác quan

4.1. Tuần 28

Phusandanang lưu ý:

  • Thị lực của bé đang phát triển, điều này cho phép bé cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài qua màng lọc. 
  • Bé có thể chớp mắt, và lông mi đã mọc lên rồi.
  • Trọng lượng khoảng 1000 gram.

4.2. Tuần 29

Phusandanang lưu ý:

  • Cơ bắp và phổi của bé đang bận rộn phát triển để sẵn sàng hoạt động ở thế giới bên ngoài.
  • Đầu bé đang phát triển để tạo chỗ cho bộ não đang phát triển của bé.
  • Từ tuần 29 đến tuần 34, em bé tăng trung bình 200 gram mỗi tuần.

4.3. Tuần 30

THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

Phusandanang lưu ý:

  • Em bé đang được bao quanh bởi một nửa lít nước ối.
  • Lượng nước ối sẽ ít hơn khi bé lớn lên và chiếm nhiều không gian bên trong tử cung của mẹ.

4.4. Tuần 31

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần này bé đã có thể lắc cái đầu nhỏ xinh của mình.
  • Một lớp mỡ bảo vệ đang được tích tụ dưới da và làm đầy những cánh tay đôi chân nhỏ.

4.5. Tuần 32

Phusandanang lưu ý:

  • Cân nặng của mẹ có thể sẽ tăng nửa kilogram mỗi tuần. 
  • Một nửa số cân nặng ấy chuyển thẳng vào bạn nhỏ, do đó bé sẽ tăng từ 1/3 đến một nửa trọng lượng lúc sinh trong bảy tuần tới để chuẩn bị lọt lòng.

4.6. Tuần 33

Phusandanang lưu ý:

  • Các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa được hợp nhất mà được nối với nhau bằng tổ chức sụn.
  • Điều này khiến đầu bé dễ dàng chui qua đường sinh, chúng sẽ không hợp nhất hoàn toàn cho đến khi bé trưởng thành.

4.8. Tuần 34

Phusandanang lưu ý:

  • Hệ thống thần kinh trung ương cũng như phổi của bé đang trưởng thành. 
  • Em bé sinh ra trong khoảng 34 đến 37 tuần mà không có vấn đề sức khỏe nào khác thường có thể sống bình thường trong thời gian dài.
  • Trọng lượng khoảng 2100 gram
  • Từ tuần 34 đến tuần 40, cân nặng của bé tăng trung bình khoảng 200- 250 gram mỗi tuần.

4.8. Tuần 35

Phusandanang lưu ý:

  • Thận của bé đã phát triển hoàn toàn, gan cũng đã có thể xử lý một số sản phẩm thải.
  • Lúc này bé đã cảm thấy không gian trong bụng mẹ bắt đầu chật chội.

4.9. Tuần 36

Phusandanang lưu ý:

  • Bé bắt đầu tăng khoảng 30 gram mỗi ngày. 
  • Tuần này bé sẽ bắt đầu mất đi lớp màng mịn bao bọc cơ thể.

4.10. Tuần 37

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần này, mẹ đã cảm nhận được ngày sinh đang đến rất gần rồi.
  • Nhưng bé vẫn còn cần thời gian 2 tuần nữa để phổi và não của bé trưởng thành đầy đủ.

4.11. Tuần 38

THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

Phusandanang lưu ý:

  • Tuần 38, màu mắt của bé sẽ được hình thành.
  • Tròng đen của bé vẫn chưa có sắc tố, do đó nếu bé sinh ra có đôi mắt xanh, chúng sẽ đổi màu tối hơn cho đến khi bé được khoảng 01 tuổi.

4.12. Thai nhi đủ tuần tuổi

Phusandanang lưu ý:

  • Ở tuần thứ 39, em bé của mẹ sẽ được coi là đủ tháng tuổi. 
  • Tuần này nút nhầy niêm phong tử cung và nội tạng của mẹ bị chèn ép.

4.13. Tuần 39

Phusandanang lưu ý:

  • Bé đã phát triển thể chất hoàn toàn.
  • Tuy nhiên bé vẫn còn tranh thủ tích mỡ để hỗ trợ điều tiết nhiệt độ cơ thể khi bước ra thế giới ngoài kia.

4.14. Tuần 40

THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

Phusandanang lưu ý:

  • Nếu ngày dự sinh đã qua, các mẹ đừng lo lắng vì chưa trễ lắm đâu.
  • Lúc này nếu chưa có dấu hiệu lâm bồn, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xét nghiệm để giúp mẹ mang thai an toàn chờ đến ngày sinh.
  • Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh từ 38-40 tuần của người Nam Á khoảng 3200 gram – 3300 gram.
  • Hiện tại thai kì của mẹ được gọi là thai kì già tháng. 
  • Nếu quá 2 tuần kể từ ngày dự sinh đang tạo nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé, bác sĩ chắc chắn sẽ tư vấn mẹ để thực hiện giục sinh.

5. Phôi thai chậm phát triển nguy hiểm như thế nào?

Phusandanang lưu ý:

  • Thiếu nước ối khi sinh, gây chèn ép dây rốn khiến trẻ dễ bị tử vong.
  • Thai nhi gặp bất thường trong việc phân chia nhiễm sắc thể, dễ dẫn đến dị tật bẩm sinh.
  • Tình trạng phôi thai chậm phát triển trong khoảng thời gian dài sẽ khiến thai nhi ngừng hoạt động, dẫn đến hiện tượng thai chết lưu.
  • Trẻ sẽ khó thở sau khi lọt lòng mẹ, bị vàng da, mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì thân nhiệt, cơ thể nóng lạnh, không ổn định.
  • Các bé sinh ra sẽ bị thấp bé, nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
  • Khả năng miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể yếu. Điều này sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch và suy nhược cơ thể khi về già.
  • Trẻ sẽ bị di chứng về thần kinh, hay quên.

6. Phôi thai ngừng phát triển 

Phusandanang lưu ý:

  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu bỗng dưng mẹ mất các dấu hiệu của thời kỳ đầu mang thai như mất cảm giác căng ngực, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc âm đạo tiết dịch nhầy màu nâu đen thì mẹ nên đi kiểm tra ngay. 
  • Trường hợp bỗng nhiên mất tim thai cho thấy phôi thai đã ngừng phát triển.
  • Sang tháng thứ 4 của thai kỳ, khi các hoạt động của thai nhi đột ngột ngừng lại, không nghe thấy nhịp tim của bé, tử cung không phát triển, bầu ngực đang căng to bỗng nhỏ dần… thì mẹ nên đi khám ngay vì nguy cơ phôi thai ngừng phát triển là rất lớn.

6.1. Ai thường gặp trường hợp này

Phusandanang lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai khi đã trên 35 tuổi. giai đoạn này khả năng thụ thai giảm sút và nếu có thai thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh, sảy thai cũng cao hơn.
  • Phụ nữ có bất thường về tử cung như u xơ tử cung, niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng…
  • Phụ nữ đang mắc các bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh cường giáp, nhược giáp, bệnh lý về thận…
  • Nếu nằm trong danh sách những đối tượng trên, mẹ cần đặc biệt lưu ý khi có ý định mang thai.

6.2. Nguyên nhân khiến phôi thai ngừng phát triển

6.2.1. Bất thường nhiễm sắc thể

Phusandanang lưu ý:

  • Các tế bào bình thường sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể. 
  • Mỗi tế bào trứng và tinh trùng cũng có 23 cặp nhiễm sắc thể. 
  • Khi thụ tinh, trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi thai. 
  • Nếu trứng hoặc tinh trùng bị bất thường về nhiễm sắc thể, có thể thừa hoặc thiếu thì phôi thai sẽ không phát triển bình thường, nó có thể ngừng phát triển hoặc phát triển nhưng dễ dẫn đến những bệnh lý bất thường hoặc dị tật bẩm sinh.

6.2.2. Sức khỏe của mẹ không đảm bảo

Phusandanang lưu ý: Một số bệnh lý điển hình ở mẹ dễ khiến phôi thai ngừng phát triển như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh cao huyết áp
  • Bệnh động kinh
  • Bệnh tim
  • Bệnh cận giáp
  • Tiền sản giật
  • Rối loạn đông máu
  • Lupus

Nếu trước khi mang thai, mẹ mắc phải những bệnh lý trên đây thì nên chữa trị dứt điểm rồi hãy có thai. Và mẹ bầu cũng cần thăm khám thai định kỳ để phát hiện bất thường sớm nhằm đưa ra giải pháp kịp thời để bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

6.2.3. Vấn đề về dây rốn

Phusandanang lưu ý:

  • Dây rốn là sợi dây liên kết giữa mẹ và thai nhi. 
  • Thai nhi nhận oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ từ nhau thai, qua dây rốn để phát triển. 
  • Do đó, nếu dây rốn có vấn đề, thai nhi cũng bị ảnh hưởng, thậm chí phôi thai ngừng phát triển do không được oxy và chất dinh dưỡng để lớn lên.
  • Có đến 25 bệnh lý khác nhau về dây rốn. 
  • Trong đó, điển hình có dây rốn quấn quanh cổ, chân hoặc tay của thai nhi. 
  • Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến gen thường khiến bào thai chết lưu.

6.2.4. Vấn đề về nhau thai

Phusandanang lưu ý:

  • Nhau thai có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. 
  • Cũng như dây rốn, nếu nhau thai có bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. 
  • Có đến 15 – 25% các ca chết lưu liên quan đến bất thường về nhau thai. 
  • Trong đó, điển hình nhất là nhau thai hình thành không đúng cách, nhau thai hoạt động không tốt, nhau thai phát triển không đầy đủ hoặc nặng hơn cả là nhau thai tự bong ra khỏi thành tử cung.

6.2.5. Nhiễm trùng

Phusandanang lưu ý:

  • Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai khiến bào thai bị nhiễm trùng và phôi thai ngừng phát triển hoặc thai nhi mắc nhiều bệnh nguy hiểm. 
  • Các bệnh có khả năng lây truyền như bệnh rubella, giang mai, HIV, ban đỏ nhiễm trùng, toxoplasmosis, herpes…

6.2.6. Tử cung bất thường

Phusandanang lưu ý:

  • Những bất thường về tử cung như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung có sừng, tử cung là một dãy xơ… hoặc mẹ mắc phải một vài bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung do nạo hút thai sai kỹ thuật và bị nhiễm trùng… thì nguy cơ phôi thai ngừng phát triển là rất cao. 
  • Những bệnh lý này có thể được phát hiện dễ dàng trước khi có thai nên hãy tham khao ý kiến bác sĩ trước khi có ý định mang thai để được tư vấn giải pháp tốt nhất, đảm bảo cho thai nhi được phát triển bình thường cho đến khi chào đời.

6.2.7. Bất thường nội tiết

Phusandanang lưu ý:

  • Nếu mẹ có bất thường về nội tiết có nguy cơ cao phôi thai ngừng phát triển. 
  • Trong đó, thường gặp nhất là trường hợp thai phụ bị suy hoàng thể. 
  • Khi hoàng thể suy yếu sẽ không cung cấp đủ nội tiết cho thai nhi khiến thai không phát triển được dẫn đến suy thai, ngừng phát triển thai. 
  • Ngoài ra, phụ nữ bị buồng trứng đa nang cũng khó có thai hơn bình thường và khi có thai thì cũng dễ bị sảy thai nên chị em cần hết sức lưu ý.

7. Để phôi thai phát triển cần làm gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Giữ sự cân bằng trong sức khỏe và cả tinh thần để tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển. 
  • Tích cực bổ sung các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin A, C. 
  • Chú ý tránh ăn thực phẩm dễ gây nguy cơ bị sảy thai như đu đủ xanh, lô hội, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh…
  • Chú ý đến chế độ ăn hàng ngày nhiều hơn, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng. 
  • Không cần ăn quá nhiều nhưng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn bào thai như sắt (cung cấp máu), axit (ngăn ngừa dị tật ống thần kinh), vitamin và khoáng chất (nâng cao thể chất, tăng cường sức đề kháng cho thai).
  • Tránh xa các chất kích thích có hại như rượu, cà phê, trà đặc, gia vị cay nóng, các món gỏi, hải sản sống. 
  • Tránh các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… hay thức ăn sống, đặc biệt là các loại cá có chứa nhiều thủy ngân.
  • Giữ cho mình lối sống lành mạnh như tập thể dục nhẹ nhàng, tránh thức khuya, không làm việc căng thẳng, giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần ổn định nhằm tạo những thói quen tốt cho mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ. 
  • Tuyệt đối không được vận động nặng trong thời kỳ phôi thai hình thành, tránh tình trạng phôi thai bị bong khỏi tử cung, dễ gây sảy thai.

8. Khám và theo dõi quá trình phát triển của phôi thai ở đâu?

Phusandanang lưu ý:

  • Phusandanang xin giới thiệu dịch vụ thăm khám thai chất lượng đang được triển khai tại phòng khám sản phụ khoa của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồng PhúcTại phòng khám phụ sản của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc.
  • Chị em sẽ luôn được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, tận tình và luôn đặt sức khỏe của chị em lên hàng đầu.
  • Đặc biệt phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như máy siêu âm 3D, 4D…, không gian sạch sẽ, riêng tư, tạo sự thoải mãi khi thăm khám cho chị em.
THEO DÕI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234  hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.

Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng

Thời gian làm việc:

  • Từ thứ 2 đến thứ 7: Buổi sáng: 7h30 – 11h00, Buổi chiều: 13h30 – 19h
  • Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!