- Bên cạnh Sinh non, Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm mà không thai phụ nào mong muốn nhưng lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào.
- Trong thời gian mang thai, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
- Vậy, nên lựa chọn thực phẩm thế nào khi bị tiểu đường trong thai kỳ? Hãy cùng phusandanang thao khảo bài viết dưới đây nhé!
I. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
1. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng gì?
Phusandanang lưu ý
- Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay còn được gọi là tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”.
- Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
2. Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ?
Phusandanang lưu ý
- Thừa cân, béo phì.
- Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
- Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
- Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.
3. Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.
Phusandanang lưu ý:
- Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Song trên thực tế, không phải bà mẹ nào cũng được thuận lợi như vậy.
- Mặt khác, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
II. Dấu hiệu khi bị đái tháo đường thai kỳ.
Phusandanang lưu ý:
Bệnh đái tháo đường thai kỳ diễn ra một cách thầm lặng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra một vài biểu hiện tiểu đường thai kỳ sau đây:
- Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước;
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác;
- Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành;
- Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.
- Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.
III. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ
1. Ảnh hưởng đối với người mẹ.
Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ gặp các tai biến dưới đây
1.1 Cao huyết áp
Phusandanang lưu ý
- Thai phụ đái tháo đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường.
- Vì vậy, đo huyết áp, theo dõi cân nặng, tìm protein niệu thường xuyên cho các thai phụ đái tháo đường thai kỳ là việc làm rất cần thiết trong mỗi lần khám thai định kỳ
1.2 Sinh non
Phusandanang lưu ý
- Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không bị đái tháo đường thai kỳ.
- Các nguyên nhân dẫn đến sanh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp
1.3 Đa ối
Phusandanang lưu ý
- Dịch ối nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26-32 của thai kỳ.
- Dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
1.4 Sẩy thai và thai lưu
Phusandanang lưu ý
- Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường quy
1.5 Nhiễm khuẩn niệu
Phusandanang lưu ý
- Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu.
- Nhiễm khuẩn niệu có thể không có triệu chứng lâm sàng, nhưng làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần phải được điều trị.
- Nếu không được điều trị sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.
2. Ảnh hưởng đến thai nhi
2.1 Tăng trưởng quá mức và thai to
Phusandanang lưu ý
- Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển.
2.2 Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
Phusandanang lưu ý
- Chiếm tỷ lệ khoảng từ 15% - 25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường.
- Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo glucose từ gan.
2.3 Bệnh lý đường hô hấp
Phusandanang lưu ý
- Hội chứng nguy kịch hô hấp.
- Trước đây, hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm tỷ lệ 30% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường.
- Hiện nay, tỷ lệ này còn khoảng 10% nhờ có các phương tiện đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi.
- Tử vong ngay sau sinh
2.8. Tăng hồng cầu
Phusandanang lưu ý
- Là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.
2.7. Vàng da sơ sinh.
Phusandanang lưu ý
- Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.
2.6. Các ảnh hưởng lâu dài
Phusandanang lưu ý
- Gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn tâm thần - vận động.
- Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng gấp 8 lần khi đến 19 đến 27 tuổi.
IV. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
1. Các loại thực phẩm khuyên dùng khi bị tiểu đường thai kỳ.
1.1 Thực phẩm giàu protein.
Phusandanang lưu ý
- Những loại thực phẩm có chứa chất đạm như thịt nạc, cá, đậu hũ,...
1.2 Chất béo tốt:
Phusandanang lưu ý
- Từ các loại đậu, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, óc chó...) sữa hạt không đường
1.3 Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như:
Phusandanang lưu ý
- Đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
1.4. Thực phẩm giàu canxi
Phusandanang lưu ý
- Mang thai làm cạn kiệt đi nguồn canxi vốn có trong cơ thể người phụ nữ. Do đó, chị em cần phải bổ sung nhiều nguồn dưỡng chất này.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa chính là những nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể.
- Bên cạnh đó, trái cây sấy, chuối, hạt dẻ, đậu bắp, rau lá xanh đậm... cũng được đánh giá là những loại thực phẩm giàu canxi.
1.5. Thực phẩm giàu magie:
Phusandanang lưu ý
- Magie giúp sản xuất năng lượng cho cơ thể, giúp hồi phục tế bào, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp.
- Một số thực phẩm nhiều magie như: đậu, các loại hạt...
1.6. Trái cây
Phusandanang lưu ý
- Ngoài các loại thực phẩm giàu các khoáng chất trên thì phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung các loại trái cây có giàu vitamin C.
- Những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt được tốt hơn.
- Các loại trái cây như đu đủ, táo, dâu, bưởi, cam là những loại trái cây tuyệt vời mẹ nên ăn.
2. Các loại thực phẩm nào nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ ?
Phusandanang lưu ý
- Các mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm đã qua chế biến, đồ ăn nhanh…
- Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,...
- Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,...
- Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan,..)
- Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,...
- Nếu mẹ bầu không chắc chắn về các thực phẩm mình đang ăn, hãy gọi bác sĩ, họ sẽ giúp bạn xác định được nên tránh ăn những gì.
3. Những điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Phusandanang lưu ý:
- Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa ăn phụ.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.
- Chế độ ăn uống trong mỗi bữa ăn nên chứa hàm lượng 30% hoặc ít hơn 30% chất béo, ví dụ một bữa ăn phải chứa 25% chất đạm, 25% tinh bột và 50% thực phẩm không chứa tinh bột như rau hoặc salad, hạn chế hoặc tránh dùng những thực phẩm chế biến sẵn.
- Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn.
- Chú ý đến kích thước khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều.
- Khi bạn được chẩn đoán các bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy nói chuyện với bác sĩ về tìm kiếm một chuyên gia dinh dưỡng, họ có thể giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn và đưa ra kế hoặc ăn uống cho mẹ và thai nhi khoẻ mạnh
V. Làm sao để phát hiện tình trạng tiểu đường thai kỳ?
Phusandanang lưu ý:
- Những thai phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.
- Đây là phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường, đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28
- Phusandanang xin giới thiệu dịch vụ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ uy tín, chất lượng đang được triển khai tại phòng khám sản phụ khoa của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồng Phúc
- Tại phòng khám phụ sản của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc, chị em sẽ luôn được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, tận tình và luôn đặt sức khỏe của chị em lên hàng đầu. Đặc biệt phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như máy siêu âm 3D, 4D…, không gian sạch sẽ, riêng tư, tạo sự thoải mãi khi thăm khám cho chị em.
ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234 hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.
Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng
Thời gian làm việc:
- Từ thứ 2 đến thứ 7:
- Buổi sáng: 7h30 – 11h00
- Buổi chiều: 13h30 – 19h
- Chủ nhật: 7h30 – 11h00
Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!