TINH TRÙNG YẾU: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

· Hôn nhân - Tình dục,Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh
  • Bên cạnh TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ Phusandanang đã giới thiệu ở bài trước thi vấn đề sinh lý của nam giới cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay
  • Tinh trùng yếu là bệnh lý nam khoa khá phổ biến hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nam giới. Để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ hiếm muộn và vô sinh, phái nam nên chủ động nhận biết triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh và cách phòng tránh để có những biện pháp chữa trị kịp thời. Do đó hôm nay hãy cùng   

I. Tinh trùng yếu là gì?

1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam, mỗi tinh trùng có kích thước khá nhỏ, được sản xuất tại tinh hoàn, mang 23 nhiễm sắc thể.  
  • Tế bào này được sản sinh từ các ống sinh tinh, nằm trong tinh hoàn. Quá trình sản xuất tinh trùng kéo dài gần như trong suốt cuộc đời của một người đàn ông. Sau khi tinh trùng được phóng thích vào âm đạo của người phụ nữ do môi trường axit ở đây nên chỉ số ít tinh trùng khỏe mạnh mới sống sót được sau đó di chuyển vào buồng tử cung và tiến hành thụ tinh với noãn. 
  • Trong điều kiện sức khỏe bình thường, trung bình cứ một phút cơ thể nam giới sẽ tạo ra 72.000 tinh trùng và hơn 100 triệu con một ngày. Sau đó, trong mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch được phóng ra vào khoảng 2 – 5 ml, trong đó chứa khoảng 60 – 80 triệu tinh trùng/ml.

2. Tinh trùng yếu là gì?

2.1. Tinh trùng được đánh giá là khỏe mạnh khi:

Phusandanang lưu ý:

  • Tỉ lệ tinh trùng di chuyển trên 75%. 
  • Trên 25% di chuyển nhanh. 
  • Trên 30% có hình dạng bình thường. 
  • Hồng cầu và bạch cầu chiếm ít hơn 1 triệu/ml. 

2.2. Tinh trùng được đánh giá là yếu khi:

Phusandanang lưu ý:

  • Tỷ lệ tinh trùng chết và không di động cao hơn 25%. 
  • Dưới 25% tinh trùng di chuyển nhanh. 
  • Dưới 30% có hình dạng bình thường. 
  • Hồng cầu và bạch cầu chiếm nhiều hơn 1 triệu/ml. 
Tinh trùng được đánh giá là yếu

II. Dấu hiệu nhận biết tinh trùng yếu

2.1. Tinh dịch ít và loãng

Tinh dịch ít và loãng

Phusandanang lưu ý:

  • Tinh dịch ít và loãng là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng tinh trùng yếu. Tinh dịch là chất lỏng đàn ông phóng ra mỗi khi xuất tinh. Kiểm tra trạng thái tinh dịch là biện pháp đơn giản nhất, là cách nhận biết chất lượng tinh trùng tốt hay xấu. 
  • Tinh dịch của người khỏe mạnh là khoảng 2 - 5ml sau mỗi lần xuất tinh, chứa khoảng 60 - 80 triệu tinh binh trên một ml tinh dịch, có độ sệt vừa phải, không quá lỏng và không vón cục. Hiện tượng tinh dịch luôn ở dạng lỏng sau khi xuất tinh hay không nhầy, không có độ dính nhất định và như nước vo gạo hoặc vón cục những hạt trắng nhỏ là tinh trùng yếu.

2.2. Tinh dịch không hóa lỏng

Phusandanang lưu ý:

  • Tinh dịch không hóa lỏng cũng là một điểm bất thường để nhận biết bệnh này. Thông thường sau khi xuất tinh khoảng 15 - 30 phút thì tinh dịch tự động hóa lỏng và sẽ không còn bết dính. 
  • Nếu tinh dịch không thể tự hóa lỏng và vẫn ở trạng thái đông đặc thì sẽ ảnh hưởng quá trình bơi đến tử cung để gặp trứng của tinh binh. 

2.3. Tinh dịch có màu và mùi bất thường

Phusandanang lưu ý:

Những tinh dịch bình thường sẽ có mùi tanh đặc trưng nhưng không hôi. Về màu sắc tinh dịch bình thường thì có màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Đối những tinh dịch bất thường thì có hai dạng sau đây:

  • Tinh dịch màu vàng xanh hoặc màu xanh: đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang gặp phải vấn đề về những bệnh viêm nhiễm (viêm niệu đạo,viêm mào tinh, viêm tiền liệt tuyến,…). Đôi khi tinh dịch sẽ chuyển sang màu ngả vàng ở những người không xuất tinh trong thời gian dài và sớm trở lại màu trắng đục nếu được xuất tinh thường xuyên. 
  • Tinh dịch màu nâu: Là khi trong tinh dịch có lẫn máu. Hiện tượng này thường kèm theo một số triệu chứng khác (đau bụng, đau tức dương vật,…) đây có thể là dấu hiệu liên quan đến đường tiết niệu hay cơ quan sinh dục. 

2.4. Tinh dịch vón cục

Phusandanang lưu ý:

  • Khi phái mạnh đạt “cực khoái” dẫn đến tình trạng xuất tinh, trong tinh dịch xuất hiện những hạt trắng nhỏ như hạt cơm khi bóp vào sẽ thấy mịn như bột là hiện tượng tinh dịch vón cục. Vì vậy việc điều trị bệnh này là vô cùng cần thiết đối với nam giới để tránh tình trạng vô sinh, hiếm muộn. 
Tinh trùng bị vón cục tạo thành những hạt trắng nhỏ

2.5. “Thả cửa” lâu nhưng vẫn không đậu thai

​Phusandanang lưu ý:

  • Có thể bạn không nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào của tinh dịch nhưng không có nghĩa là tinh trùng của bạn không có vấn đề. Quan sát trong một thời gian dài, nếu bạn giao hợp mà không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào và đã canh chuẩn thời điểm trứng rụng mà vẫn không đậu thai thì vợ chồng bạn bắt buộc phải đi kiểm tra để tìm nguyên nhân. Thậm chí, trong một số trường hợp, bạn chưa qua kiểm tra mà người vợ được xác định là hoàn toàn khỏe mạnh thì vấn đề có thể nằm ở bạn.

“Thả cửa” lâu nhưng vẫn không đậu thai

III. Nguyên nhân dẫn đến tinh trùng yếu

Phusandanang lưu ý:

  • Các bệnh lý tại cơ quan sinh sản: Đặc biệt là các bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh; tinh hoàn lạc chỗ – biến chứng để lại do phẫu thuật, chấn thương khác,...
  • Lối sống thiếu khoa học: Thức khuya, dùng nhiều chất kích thích, thường xuyên đặt laptop lên đùi,… có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tinh trùng yếu dần về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.  
broken image
  • Do viêm nhiễm: Viêm tuyến tiền liệt, bệnh lậu, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh,… ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và gây bệnh tinh trùng yếu ở nam giới.
  • Mặc quần áo quá chật: Việc mặc quần áo chật khiến vùng kín và tinh hoàn bị nóng lên, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Do đó, cần chú ý trong việc lựa chọn trang phục, đặc biệt là quần lót ở nam giới, nên chọn quần lót cotton, thoáng khí để ngăn ngừa một số bệnh.  
Mặc quần áo quá chật
  • Do thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị dạ dày,… Do đó, người bệnh (đặc biệt các bệnh đái tháo đường, đau dạ dày,…) nếu được chỉ định dùng nhóm thuốc này thì phải hết sức lưu ý. 
  • Môi trường sống: Nam giới sống tại khu vực bị ô nhiễm khói bụi hoặc làm việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại có nguy cơ mắc các bệnh nam khoa cao hơn nam giới sống ở khu vực không bị ô nhiễm.
broken image
  • Tập thể dục quá sức: Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, tập thể dục nặng kéo dài thường xuyên sẽ làm giảm lượng hormone testosterone trong cơ thể. Một số bộ môn thể thao như gym quá sức, chạy bộ với cường độ cao,… cũng có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, tầng sinh môn và tăng nguy cơ gây bệnh tinh trùng yếu.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, tinh trùng yếu còn có thể gây ra bởi hội chứng suy giảm hormone, hội chứng Klinefelter, lượng nội tiết tố nam bị mất cân bằng. 

IV. Cách khắc phục tinh trùng yếu

Phusandanang lưu ý:

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tinh trùng yếu thì nam giới cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây hại bằng cách:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Một số nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI có mối liên quan mật thiết tới sự suy giảm chất lượng và khả năng di động của tinh trùng. 
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu chất chống oxy hóa như việt quất, đỗ xanh, giá,..sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh.  
broken image
  • Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Như chlamydia và lậu có thể gây vô sinh ở nam giới. Vì thế hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ và tìm hiểu rõ về bạn tình của mình. 
  • Tránh bị stress: Khi bị căng thẳng khả năng sinh tinh của nam giới bị tác động kèm theo đó khả năng tình dục cũng bị suy giảm. 
  • Tập thể dục đều đặn: Những hoạt động thể chất ở mức trung bình sẽ giúp làm tăng enzyme chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể nam giới.
broken image
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá ảnh hưởng nhiều mặt đối với sức khỏe lẫn chất lượng tinh trùng của nam giới. 
  • Hạn chế tiếp xúc với chất độc hại: Nam giới tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, chì, các chất độc hại, những chất này ảnh hưởng nặng nề đến tinh dịch. Nếu bắt buộc phải làm việc và tiếp xúc với hóa chất độc hại thì phải mang quần áo bảo hộ và tránh tiếp xúc hóa chất với da. 
  • Mặc đồ thoáng mát: Không mặc đồ lót chật, hạn chế ngồi lâu một chỗ, hạn chế xông hơi, tắm nước nóng, không ngồi lên các vật có bề mặt nóng. 
  • Hạn chế uống thức uống có cồn: Rượu và những đồ uống có cồn sẽ làm giảm nồng độ testosterone và ảnh hưởng đến tinh binh. Vì vậy hãy giới hạn đồ uống có cồn ở mức vừa phải. 
broken image

V. Các phương pháp điều trị tinh trùng yếu phổ biến hiện nay

Phusandanang lưu ý:

  • Căn bệnh này có rất nhiều cách chữa nhưng điều quan trọng đầu tiên đó là xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mới có thể có phương pháp điều trị phù hợp. 
  • Nếu nguyên nhân gây bệnh là do lối sống không lành mạnh thì người bệnh cần bắt đầu thay đổi lối sống của mình, hạn chế tối đa các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh. Dưới đây sẽ là một số phương pháp điều trị cho bệnh nhân khi mắc bệnh tinh trùng yếu:

5.1. Điều trị bằng vật lý trị liệu

Phusandanang lưu ý:

  • Vật lý trị liệu thường áp dụng với đối tượng không có bệnh lý rõ ràng. Bác sĩ sẽ tư vấn mặc quần lót rộng, giảm nhiệt độ của nước tắm, xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá và thường xuyên tập luyện thể thao. Đồng thời, bạn phải thay đổi chế độ ăn uống có lợi cho tinh trùng.
  • Ngoài ra, hai vợ chồng phải tích cực giao hợp nhằm mục đích kích thích sản xuất tinh trùng.

5.2. Điều trị bằng thuốc

Phusandanang lưu ý:

  • Đối với tình trạng tinh trùng yếu ở nam giới điều trị bằng thuốc, bác sĩ chỉ định nhóm thuốc chống oxy hóa. Các loại thuốc này có tác dụng tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Ví dụ: Vitamin E và Vitamin C hay clomiphene,… thường được sử dụng trong điều trị vô sinh. Trên thực tế, đây cũng là các loại thuốc mang lại hiệu quả cao và đã được kiểm nghiệm.
  • Riêng với những trường hợp viêm nhiễm, hoặc mắc một số bệnh lý nào đó ở cơ quan sinh dục bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm bằng kháng sinh. Hoặc ở nam giới không có tinh trùng, nguyên nhân được xác định do não không sản xuất hormone hướng sinh dục. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm bổ sung các loại hormone thiếu hụt này.

5.3. Điều trị bằng phẫu thuật

Phusandanang lưu ý:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn độ 2 trở lên và đã gây ảnh hưởng tinh trùng mức độ nặng, thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thắt tĩnh mạch giãn nhằm cải thiện kết quả tinh trùng. Kết quả điều trị khá khả quan khi mà tăng tỷ lệ có con lên đến 40 % trong năm đầu.
  • Đối với trường hợp tắc ống dẫn tinh bác sĩ sẽ phẫu thuật nối ống dẫn tinh. Sau phẫu thuật tỷ lệ có con tăng lên 30 đến 35 %.
  • Phẫu thuật đối với trường hợp tinh hoàn ẩn. Thế nhưng kết quả điều trị mang lại rất thấp. Đặc biệt, đối với các trường hợp điều trị muộn không còn hy vọng
  • Thời gian cải thiện tinh trùng sau phẫu thuật ở người có sự khác nhau. Ví dụ: giãn tĩnh mạch thừng tinh thời gian phục hồi 3 tháng đến 1 năm; trường hợp tắc ống tinh sẽ cần 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật để cải thiện tinh trùng. Nhưng cũng không ít trường hợp mang thai tự nhiên từ 1 đến 2 năm sau phẫu thuật.

5.4. Điều trị bằng cách bơm tinh trùng

Phusandanang lưu ý:

  • Bơm tinh trùng thường được áp dụng với trường hợp tinh trùng yếu, số lượng ít và rối loạn xuất tinh. Để thuận lợi cho quá trình thụ thai bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kích thích trứng rụng. Sau đó, lấy tinh trùng chọn lọc rửa và bơm vào buồng tử cung ở thời điểm thích hợp nhất, thường sau 36 giờ khi tiêm rụng trứng.
  • Để tăng tỷ lệ thụ thai bên cạnh việc chọn lọc bác sĩ sẽ xử lý thành phần kích thích co thắt tử cung có trong tinh dịch. Đồng thời, loại bỏ hết thế bào chết, hoặc các sinh vật có hại đối với tinh trùng. Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung cho kết quả khả quan. Đặc biệt là không tốn kém quá nhiều kinh phí.

5.5. Thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Phusandanang lưu ý:

  • Điều trị vô sinh nam bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được tiến hành đối với trường hợp tinh trùng yếu, ít và dị dạng nhiều, nam giới gặp vấn đề với ống dẫn tinh nhưng không thể mổ. Đặc biệt, nhưng ai gặp phải tình trạng rối loạn xuất tinh, xuất tinh ngược IVF luôn là hướng điều trị đúng đắn.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành lấy trứng của người phụ nữ, sau đó trộn với tinh trùng của nam giới để diễn ra quá trình thụ tinh. Trứng sau khi được thụ tinh phát triển thành phôi và được chuyển vào tử cung người vợ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần.
  • Nhằm mục đích tăng hiệu quả thành công có thể bác sĩ sẽ kết hợp với phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn – ICSI. Vì trong nhiều trường hợp tinh trùng có khả năng di chuyển thấp, nếu trộn với trứng thì tỷ lệ thụ thai không cao. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên điều kiện thực tế để đưa ra quyết định chính xác nhất.

VI. Các câu hỏi liên quan đến tinh trùng yếu

1. Tinh trùng yếu có chữa được không? Có thể thụ thai không?

Phusandanang lưu ý:

  • Nhìn chung, tinh trùng yếu là bệnh lý nam khoa tương đối nguy hiểm. Mỗi ngày, nam giới sản sinh ra hàng triệu tinh trùng nhưng luôn bị ảnh hưởng từ môi trường ngoài (nhiệt độ, ánh sáng) nên chất lượng và số lượng tinh trùng thường bị tác động tiêu cực. 
  • Ở người bệnh có tình trạng tinh trùng yếu, lượng tinh trùng sinh ra và mất đi sau 75 ngày trưởng thành, ảnh hưởng đến sinh sản ở nam giới và gây bệnh hiếm muộn. Tuy nhiên, không phải cánh mày râu mất hoàn toàn khả năng sinh sản. Họ vẫn có cơ hội thụ thai nhưng tỷ lệ thành công ít hơn người khỏe mạnh bình thường. 

2. Chẩn đoán tinh trùng yếu như thế nào?

Phusandanang lưu ý:

Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng qua bộ phận sinh dục và hỏi đáp với người bệnh một số câu hỏi liên quan đến tần suất quan hệ tình dục, tiền sử bệnh lý.

Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết khác như sau:

  • Thực hiện phân tích gen
  • Siêu âm tinh hoàn 
  • Thực hiện sinh thiết tinh hoàn
  • Siêu âm tuyến tiền liệt
  • Định lượng hormone tuyến yên và hormone ở nam giới
  • Xét nghiệm nước tiểu 

Từ kết quả thăm khám tổng thể cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về mức độ và tình trạng bệnh cụ thể.

Vậy là phusandanang đã giới thiệu qua về khái niệm, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tinh trùng yếu ở nam giới. Thông qua bài viết này phusandanang hy vọng đã giúp các đấng mày râu có thêm một phần nào đó kiến thức về bệnh tinh trùng yếu cũng như cách phòng tránh nó. Khi cảm thấy có dấu hiệu gì bất thường của sức khỏe hay của tinh dịch thì các đấng mày râu hãy mau đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

  • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 
  • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!

tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị