TRẦM CẢM PHỤ NỮ MÃN KINH

· Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh
  • Bên cạnh TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ  thì việc phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh là không tránh khỏi
  • Mãn kinh là dấu mốc quan trọng về sức khỏe và phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi về mặt cơ thể, tâm sinh lý và người phụ nữ sẽ chuyển sang một thời kỳ hoàn toàn mới. Và một trong những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ thời kỳ này phải đối mặt nhiều nhất đó chính là nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm. 
  • Vậy trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh là gì, hãy cùng phusandanang tìm hiểu nhé! 

1. Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh là gì? 

1.1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý: 

  • Trầm cảm là một chứng bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Khi mà não bộ bị rối loạn do một yếu tố tâm lý nào đó tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ và hành vi tác phong. 
  • Phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới (2 nữ/1 nam) xảy ra ở nhiều lứa tuổi đặc biệt trong độ tuổi trưởng thành hoặc phụ nữ mãn kinh. Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000 chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm, là bệnh phổ biến toàn cầu. Tuy nhiên trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 25%. 
  • Đặc biệt, phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường hay mắc trầm cảm, lo lắng do sự suy giảm hormone Estrogen, mà cụ thể là Estradiol.  
  • Độ tuổi trung bình gây ra trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh là từ 40 - 50 tuổi.  
broken image

1.2. Lão hóa ở phụ nữ mãn kinh

Phusandanang lưu ý: 

  • Vẻ bề ngoài xuống cấp: Làn da khô, nếp nhăn xuất hiện, chảy xệ, các vết nám, đồi mồi xuất hiện và phát triển nhanh.
  • Xuất hiện các triệu chứng của rối loạn vận mạch như bốc hỏa và vã mồ hôi đêm. Bốc hỏa là những cơn nóng bừng kèm theo vã mồ hôi, nóng toàn thân, hồi hộp, lo lắng, đôi khi kèm theo ớn lạnh. Cơn bốc hỏa kéo dài trung bình 3-4 phút. Vã mồ hôi đêm là cơn bốc hỏa xảy ra vào ban đêm và thường can thiệp vào giấc ngủ.
  • Suy giảm sinh lý: các cơ quan sinh dục nữ như âm hộ, âm đạo, tử cung, buồng trứng đều thoái hóa. Âm đạo giảm tiết dịch nhờn, dễ bị viêm nhiễm, sinh hoạt sinh dục gây đau do khô rát, từ đó giảm ham muốn, sợ sinh hoạt tình dục.
  • Suy giảm estrogen thời kỳ mãn kinh gây những biến đổi ở các cơ quan này, phụ nữ có thể gặp các triệu chứng đường tiết niệu như tiểu gấp, tiểu khó, tiểu nhiều lần, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát,...
  • Mật độ xương giảm, tăng tiêu xương, kém hấp thu canxi làm tăng nguy cơ loãng xương, xương dễ gãy do sang chấn.
broken image

1.3. Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

Phusandanang lưu ý: 

  • Lukaszewiez (2006) nghiên cứu trên 62 phụ nữ quanh mãn kinh, tuổi trung bình là 43,5 tuổi nhận thấy trầm cảm xuất hiện với tỷ lệ 30,5%, loạn thần chiếm tỷ lệ là 22,5%. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 4,6% dân số của Puerto Rico ít nhất đã từng có trầm cảm trong đời và tần suất này tăng dần theo tuổi. Để kiểm chứng điều này, Suau (2005) nghiên cứu cắt ngang trên phụ nữ quanh tuổi mãn kinh (40 – 55 tuổi) tại phòng khám khám phụ khoa Medical Sciences Campus của đại học Puerto Rico thấy tỷ lệ trầm cảm là 39,1%. 
  • Hayden (2001) và cộng sự nghiên cứu cắt ngang trên 581 phụ nữ 45 – 54 tuổi ở Durham bằng cách phỏng vấn qua điện thoại thấy có 168 người chiếm tỷ lệ 28,9% đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán trầm cảm. Bromberger và cộng sự nghiên cứu trên 3302 phụ nữ người Mỹ gốc Châu Phi, Trung Quốc, Nhật Bản và người da trắng từ 42 đến 52 tuổi thấy tỷ lệ trầm cảm là 23%. Tolea (2006) nghiên cứu 1350 phụ nữ ở miền Đông nam nước Mỹ với tuổi trung bình là 75 thì thấy tỷ lệ trầm cảm là 31%. Chedraui  (2006) nghiên cứu trên các phụ nữ đã mãn kinh tại Equador thấy một tỷ lệ rất cao (67,4%) phụ nữ cảm nhận mình bị trầm cảm. 
  • Yahya (2002) thực hiện nghiên cứu cắt ngang 1337 phụ nữ mãn kinh tự nhiên ở Lahore thấy rằng: tuổi trung bình đi vào mãn kinh là 49 ± 3.6 tuổi, trung vị là 50 tuổi. 66.2% mãn kinh một cách đột ngột. Các rối loạn bao gồm: khó ngủ (65.4%); hay quên (57.7%); triệu chứng tiết niệu (56.2%), lo âu (50.8%)  và trầm cảm (38,5%).

2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm 

Phusandanang lưu ý: 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ tuổi mãn kinh gặp rất nhiều vấn đề trong việc cân bằng hormone, đặc biệt là các hormone nội tiết tố. Lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh trầm cảm cao. Ngoài ra một số nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm bao gồm: 

  • Đã từng sử dụng phương pháp điều trị hormon thay thế. 
  • Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm và sử dụng những thuốc chống suy nhược cơ thể. 
  • Hút thuốc, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ít vận động, thừa cân béo phì, cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, đái tháo đường,... 
  • Gặp vấn đề về xương như loãng xương hoặc mới bị gãy xương. 
  • Bị suy giảm chức năng buồng trứng sớm. 
  • Áp lực cuộc sống xuất phát từ những vấn đề như không có nhà riêng, không có con, hoặc gặp phải sang chấn tâm lý liên quan đến người thân, hạnh phúc trong cuộc sống, công việc, sức khỏe và bệnh tật. 

3. Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh 

Phusandanang lưu ý:   

  • Giai đoạn 40 - 45 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần và không đều, đó là giai đoạn tiền mãn kinh.    
  • Thay đổi về mặt tâm lý, hành vi và cảm xúc như: Hay buồn rầu, tâm trạng ủ rũ, bực bội, giảm sút sự tự tin, khó chịu, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó tập trung và kém tự tin; giảm nhiệt huyết trong sinh hoạt hằng ngày... 
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc, thức dậy nhiều lần trong đêm. 
  • Ăn không ngon miệng, thỉnh thoảng lại ăn quá nhiều hoặc quá ít. 
  • Cân nặng sụt giảm nhanh, giảm ham muốn tình dục, có hoang tưởng và ảo giác. 
  • Toát mồ hôi, hay hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, gặp vấn đề về tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, các triệu chứng về thần kinh, cơ... 
  • Thường xuyên cảm thấy chán nản và có ý nghĩ buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình. 
  • Khi trầm cảm nặng thường có triệu chứng sút cân (giảm 50% trọng lượng cơ thể trong vòng 4 tuần) và tình trạng này kéo dài ít nhất 2 tuần.   

4. Cách phòng tránh và Điều trị trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh 

Phusandanang lưu ý:   

4.1. Cách phòng tránh: 

  • Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục giúp kiểm soát stress, vượt qua áp lực đồng thời tăng cường năng lượng và cải thiện tâm trạng. Do đó nên duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày đều đặn trong 5 ngày/tuần hoặc có thể đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, chơi tennis, yoga, pilates,... 
  • Ngủ đủ giấc: Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh gặp vấn đề về giấc ngủ. Do đó các bác sĩ khuyên bạn nên ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Bạn nên cố gắng tuân theo lịch trình ngủ thông thường bằng cách đi ngủ vào cùng một giờ mỗi tối và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng. Hãy giữ cho phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh, mát mẻ, học cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ một cách gọn gàng hoặc thiền để có giấc ngủ sâu hơn. 
  • Bỏ hút thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh hút thuốc có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với những người không hút thuốc. Nếu bạn hiện đang hút thuốc thì nên tìm cách cai thuốc lá. Hãy đến các trung tâm y tế uy tín và xin lời khuyên từ các bác sĩ, họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các công cụ và kỹ thuật cai thuốc lá. 
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Bạn có thể tìm đến bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình để chia sẻ khó khăn. Ngoài ra, bạn cũng nên kết nối với những phụ nữ khác cũng đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Hãy nhớ rằng, bạn không hề đơn độc. Nhiều người phụ nữ khác cũng đang trải qua sự thay đổi này. 
  • Nếu những thay đổi về thói quen sống không cảit hiện được bệnh trầm cảm, bạn sẽ cần có sự trợ giúp của bác sĩ để thực hiện các phương pháp khác như thay thế hormone, thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp tâm lý.   
broken image

4.2. Phương pháp điều trị: 

4.2.1. Nguyên tắc điều trị: 

  • Cắt các rối loạn cảm xúc 
  • Chống tái phát 
  • Phục hồi chức năng 
  • Không được tự ý dùng thuốc 
  • Dùng thuốc đúng, đủ theo phác đồ, không tự ý bỏ thuốc 
  • Thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ của thuốc để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất 

4.2.2. Phương pháp điều trị:

  • Điều trị vật lý trị liệu: xoa bóp trị liệu, châm cứu,... 
  • Phương pháp trị liệu tâm lý: Tìm gặp một chuyên gia tâm lý. Họ sẽ lắng nghe và đưa ra nhữnglời khuyên hữu ích giúp giảm chứng bệnh của bạn. 
  • Liệu pháp thay thế estrogen: Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp thay thế hormone estrogen, dưới dạng thuốc uống hoặc miếng dán da. Tuy nhiên, liệu pháp estrogen cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và huyết khối (cục máu đông). 
  • Thuốc chống trầm cảm: Nếu liệu pháp thay thế hormone không phải phù hợp với bạn, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm truyền thống. Thuốc có thể được sử dụng trong thời gian ngắn hoặc dài tùy theo tình trạng bệnh của bạn nặng hay nhẹ. 

Như vậy, phusandangang đã giới thiệu cho bạn đọc cách nhận biết và phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh. Có thể thấy rằng, trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh là một vấn đề có thể điều trị được. Một số phương pháp điều trị chỉ có thể giúp giảm triệu chứng tạm thời do đó bạn nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả và phù hợp với bản thân nhất nhé!         

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

  • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 
  • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây! 

broken image