Trầm cảm trước & sau hôn nhân

Để hôn nhân là hành trình hạnh phúc!

· Hôn nhân - Tình dục

Người ta thường cho rằng hôn nhân là kết thúc viên mãn của tình yêu. Trên thực tế, đây là sự khởi đầu của một hành trình gắn bó hạnh phúc, ngọt ngào nhưng cũng đầy thăng trầm, chông gai. Không ít những cô gái mệt mỏi vì lo lắng ám ảnh trước thềm kết hôn và cũng có những người phụ nữ rơi vào hố sâu trầm cảm sau hôn nhân. Bên cạnh Top 10 phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, hãy cùng phusandanang chuẩn bị cho hành trình xây dựng mái ấm hạnh phúc bằng cách tham khảo bài viết dưới đây nhé!

I. Trầm cảm là gì?

1. Giới thiệu chung 

Phusandanang lưu ý:

  • Trầm cảm là trạng thái tâm lý bị rối loạn khiến con người trở nên buồn bã, bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi, cảm thấy không còn sức lực và không còn hứng thú với mọi thứ xung quanh. 
  • Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cách hành động của người bệnh, lâu ngày dẫn đến những vấn đề về sức khỏe và tinh thần nghiêm trọng.
I. Trầm cảm là gì?

2. Nam giới có bị khủng hoảng tiền hôn nhân không?

Phusandanang lưu ý:

  • Khủng hoảng tiền hôn nhân phần lớn xảy ra ở nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm khủng hoảng tiền hôn nhân nam giới cũng tương đối cao. 
  • Phần lớn nam giới cảm thấy rối ren, lo lắng, bồn chồn… vì thế dễ đưa ra quyết định không chính xác, dễ chán nản và cãi vã. 
  • Nam giới nếu rơi vào tình trạng này nên thực hiện khám tiền hôn nhân cho nam để biết tình trạng sức khỏe của cơ thể và điều trị kịp thời.

II. Những dấu hiệu khi chị em rơi vào trầm cảm

1. Những dấu hiệu trầm cảm trước hôn nhân

Phusandanang lưu ý:

  • Chị em cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, suy nhược sức khỏe thể chất và tinh thần
  • Mất tập trung vì quá lo nghĩ cho đám cưới
  • Trở nên lóng ngóng, vụng về, dễ căng thẳng, hoảng loạn về các phiền toái phát sinh trong quá trình chuẩn bị hôn lễ
  • Thường xuyên cáu gắt, nóng giận bởi những vấn đề vụn vặt, hay giận dỗi nếu bất đồng ý kiến với gia đình về cách thức tổ chức đám cưới.
  • Lo lắng thái quá về cuộc sống hôn nhân, lo sợ rằng hôn lễ không thể diễn ra suôn sẻ hoặc sau khi kết hôn nhiều năm, đối phương không còn quan tâm, chăm sóc, yêu thương bạn như hiện tại.
  • Nảy sinh ý định chia tay nếu không thể kiểm soát tốt cảm giác hoang mang, mệt mỏi của bản thân. Lúc này, bạn có xu hướng trở thành “chú rể/cô dâu chạy trốn” trong những giây phút cận kề đám cưới.
1. Những dấu hiệu trầm cảm trước hôn nhân

2. Những dấu hiệu bệnh trầm cảm sau hôn nhân

Phusandanang lưu ý:

  • Các triệu chứng điển hình của trạng thái trầm cảm sau khi kết hôn là: mệt mỏi, chán chường, buồn rầu, mất hứng thú, mất ngủ, ăn không ngon, mất hứng thú với thế giới xung quanh. Suy giảm ham muốn tình dục.
  • Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và chuyển biến nặng nề, chất lượng cuộc sống gia đình sẽ trở nên tồi tệ, từ đó dẫn đến tranh cãi, xung đột, bạo hành gia đình, ly thân, ly hôn. 
  • Thậm chí, bệnh nhân có thể tự cô lập bản thân và nảy sinh ý định tự sát.

III. Nguyên nhân trầm cảm trước và sau hôn nhân

1. Nguyên nhân trầm cảm trước hôn nhân

1.1 Việc chuẩn bị đám cưới trở thành gánh nặng gây căng thẳng

Phusandanang lưu ý:

  • Để đám cưới diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, các cặp đôi sẽ phải đắm chìm trong một chuỗi công việc bất tận. 
  • Điều này tạo nên áp lực tinh thần lớn khiến cô dâu và chú rể tương lai vô cùng căng thẳng, mệt mỏi.

1.2 Quyết định kết hôn quá đột ngột, đôi tình nhân trẻ chưa thực sự sẵn sàng

Phusandanang lưu ý:

  • Khi không kịp tìm hiểu cẩn thận và thấu hiểu nhau sâu sắc, cả hai bạn chưa thể sẵn sàng trở thành người một nhà và cùng nhau vun đắp hôn nhân hạnh phúc. 
  • Do đó, câu chuyện trầm cảm trước khi kết hôn trong trường hợp này là điều dễ hiểu.

1.3 Căng thẳng, lo lắng về trách nhiệm và nghĩa vụ sắp tới

Phusandanang lưu ý:

  • Đa số, chị em đều có chung nỗi lo lắng về câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu. Tuy nhiên, khi bước vào cuộc sống hôn nhân, dù là đàn ông hay phụ nữ, bạn đều phải chịu trách nhiệm dựng xây, vun vén tổ ấm nhỏ bé của mình. Đây chính là nỗi niềm muôn thuở của phái đẹp khi vừa kết hôn.

1.4 Lo lắng về mâu thuẫn gia đình

Phusandanang lưu ý:

  • Trong cuộc sống hiện đại, những câu chuyện bất hòa, ly hôn, phản bội, bạo lực gia đình đã không còn xa lạ. 
  • Tâm trạng lo sợ bị chồng ngược đãi, hôn nhân không hạnh phúc, không thể hiện được tiếng nói trong gia đình chính là nguyên nhân khiến nhiều cô dâu tương lai thở dài ngao ngán.

1.5 Bất an về sự nghiệp trong tương lai

Phusandanang lưu ý:

  • Tìm được một công việc phù hợp, ưng ý chưa bao giờ là điều dễ dàng. 
  • Vì vậy, với nguồn năng lượng dồi dào và tinh thần nhiệt huyết, cô gái nào cũng nỗ lực tối đa trong công việc để con đường thăng tiến trở nên rộng mở. 
  • Tuy nhiên sau kết hôn, phụ nữ sẽ có thể mất nhiều lợi thế cạnh tranh và khó lòng phát triển.
1. Nguyên nhân trầm cảm trước hôn nhân.

1.6 Khủng hoảng tâm lý vì sụt giảm nhan sắc

Phusandanang lưu ý:

  • Sau khi kết hôn, cuộc sống của người phụ nữ thường chỉ xoay quanh tổ ấm bé nhỏ của mình. 
  • Công việc và việc nhà khiến phụ nữ không còn nhiều thời gian nâng niu bản thân và thư giãn tinh thần như trước.
  • Tuổi tác và những lần sinh nở sẽ khiến nhan sắc phái đẹp phai tàn theo năm tháng.

1.7 Không chắc chắn về tình cảm của bản thân dành cho đối phương

Phusandanang lưu ý:

  • Nhiều người bị trầm cảm trước khi kết hôn vì vẫn còn phân vân, do dự, không chắc chắn về tình cảm của bản thân dành cho đối phương. 
  • Ngược lại, chúng ta cũng thường lo lắng rằng người ấy không thực sự yêu mình như tình yêu mình dành cho họ. 
  • Do đó, khi đám cưới tới gần, họ sẽ cảm thấy băn khoăn, bồn chồn, hoang mang về quyết định về chung một nhà của bản thân.

2. Nguyên nhân trầm cảm sau hôn nhân

Phusandanang lưu ý:

  • Các áp lực tâm lý, những xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng
  •  không được giải quyết sớm dẫn đến mệt mỏi, chán nản.
  • Cuộc sống gia đình căng thẳng kéo dài, lâu dần gây ức chế, ly thân, ly dị hoặc bạo hành gia đình. 
  • Phải chịu quá nhiều tổn thương, đau khổ, tai tiếng về cuộc hôn nhân không hạnh phúc 
  • Người phụ nữ có thể phải sống trong tình trạng che giấu cảm xúc, tỏ ra là mình vẫn yên ổn.
  • Hai người không yêu nhau. Cưới không phải do ý muốn của bản thân mà do sự sắp đặt, nhiều yếu tố tác động bên ngoài khiến cuộc hôn nhân không hạnh phúc
  • Cuộc sống hôn nhân không đủ đầy, phải lo lắng quá nhiều về tiền bạc, vật chất
  • Mâu thuẫn với bố mẹ gia đình hai bên, đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu
  • Cả 2 có thể đã hy vọng quá nhiều về cuộc sống tân hôn lãng mạn, về gia đình hạnh phúc khiến bản thân cảm thấy thất vọng, ức chế khi đối mặt với hiện thực không như ý.
  • Sau khi kết hôn, một trong hai người lộ những tính xấu như: rượu chè, cờ bạc, ghen tuông, sinh hoạt bừa bãi..
  • Có người thứ ba xuất hiện trong cuộc hôn nhân...

IV. Trầm cảm trước và sau hôn nhân dẫn đến hệ lụy gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm kéo dài sẽ làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng và làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh về dạ dày, tim mạch, huyết áp hoặc các bệnh rối loạn tâm thần khác.
  • Đối với những trường hợp bị trầm cảm trước và sau hôn nhân còn có thể làm rạn nứt các mối quan hệ, gây nên những xung đột, mâu thuẫn không đáng ở giữa vợ chồng. Những đối tượng bị trầm cảm luôn cảm thấy bản thân vô dụng, họ cảm thấy tuyệt vọng và chán nản với mối quan hệ hiện tại và luôn cáu gắt, khó chịu với đối phương. Nếu các vấn đề, khúc mắc này không được giải tỏa và khắc phục đúng cách sẽ làm cho mối quan hệ càng trở nên bế tắt.
  • Những cặp đôi có người bị trầm cảm trước và sau hôn nhân thường sẽ có nguy cơ ly hôn rất cao. Nếu cả hai không thể phát hiện được tình trạng bệnh trầm cảm có thể nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, họ cảm thấy chán ghét và muốn lẫn trốn đối phương. Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng sẽ khiến cho họ tuyệt vọng và dần đi đến quyết định kết thúc mối quan hệ hiện tại.

V. Những giải pháp chữa lành trầm cảm trước và sau hôn nhân

1. Cần lưu ý điều gì để tránh nguy cơ trầm cảm trước hôn nhân?

Phusandanang lưu ý:

  • Hôn nhân nên dựa trên tình yêu và các giá trị nội tại. Nhan sắc, tiền tài và hành vi luôn có thể thay đổi theo thời gian hoặc theo các tác động bên ngoài nhưng bản chất của một người thì rất khó để đổi thay.
  • Chia sẻ, làm rõ với đối phương về các vấn đề vướng mắc trong suốt quá trình hẹn hò để sớm có giải pháp. 
  • Nếu bạn không giải quyết các vấn đề gây ảnh hưởng đến mối quan hệ trong thời gian hẹn hò thì sau kết hôn hẳn sẽ gặp lại các vấn đề đó với một cấp độ nghiêm trọng gấp vài lần.
  • Dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với đối phương về cuộc sống hôn nhân sắp tới cũng như cùng nhau tìm hiểu và chuẩn bị kế hoạch cho cuộc sống hôn nhân.
  • Chỉ kết hôn khi bản thân cả hai đã thực sự sẵn sàng cho cuộc sống gia đình với các cam kết và trách nhiệm, tuyệt đối không vì nhừng lời khuyên bên ngoài mà vội vàng quyết định.
  • Dành thời gian cùng gia đình đối phương trao đổi những sở thích, thói quen của nhau để nhanh chóng bắt nhịp và thích nghi sau khi đám cưới hoàn thành.
  • Phân chia các nhiệm vụ chuẩn bị đám cưới khoa học hợp lý, tránh ôm đồm quá nhiều công việc, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, bạn bè
1. Cần lưu ý điều gì để tránh nguy cơ trầm cảm trước hôn nhân?

2. Làm sao để giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau hôn nhân?

Phusandanang lưu ý:

  • Khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân, đôi vợ chồng trẻ cần học cách lắng nghe, quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Đối thoại thẳng thắn với nhau về mọi vấn đề chung nhằm tìm ra giải pháp chung sống mĩ mãn, tránh được nhiều bất hòa, mâu thuẫn về sau.
  • Việc cố gắng nhẫn nhịn, chịu đựng uất ức và che giấu cảm xúc thật của bản thân chính là nguồn cơn dẫn đến tình trạng trầm cảm sau khi kết hôn. Do đó, luôn chia sẻ mong muốn, nhu cầu thật sự của bản thân để tránh những hiểu lầm và giải quyết mâu thuẫn sớm nhất có thể.
  • Thiền định, tập yoga, chơi thể thao, học vẽ tranh, nấu ăn, chụp ảnh nào đó hoặc tham gia các câu lạc bộ thiện nguyện là cách để nâng cao đời sống tinh thần cá nhân, giúp mối quan hệ tương tác trở nên nhẹ nhàng.
  • Khi đã yêu thương hết mình và cùng nhau xây dựng tổ ấm nghĩa là hai bạn đã chấp nhận trọn vẹn con người của nhau, đồng thời bao dung, thấu hiểu và hỗ trợ nhau tiến bộ, hoàn thiện hơn.
  • Khi gặp phải trục trặc nghiêm trọng trong mối quan hệ, thay vì âm thầm chịu đựng, độc giả có thể nhờ đến sự tham vấn của chuyên gia tư vấn, bác sĩ tâm lý để tránh cảm giác chán nản, thất vọng dẫn đến đổ vỡ về sau.

Phusandanang lưu ý:

  • Khi gặp phải các vấn đề về tâm lý trước và sau khi kết hôn, chị em nên được tham vấn tâm lý tại các trung tâm, phòng khám uy tín để được trải lòng, tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Các liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị là giải pháp mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa CKI Nguyễn Thị Hồng Phúc luôn mang lại những giá trị tốt nhất cho tất cả chị em phụ nữ !

broken image

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc có hơn 30 năm kinh nghiệm, từng là trưởng khoa sản của bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng. Phòng khám của Bác sĩ Hồng được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề, luôn tạo cho chị em tâm lý thoải mái và không gian thăm khám sạch sẽ, riêng tư, với mức giá cực kỳ hợp lý !

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234  hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.

Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng

Thời gian làm việc:  

- Từ thứ 2 đến thứ 7:

  • Buổi sáng: 7h30 – 11h00
  • Buổi chiều: 13h30 – 19h

- Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!