Bên cạnh các kiến thức về sàng lọc trước khi sinh, phusandanang mong muốn chị em phụ nữ biết các điều sau để vệ sinh âm đạo đúng cách, tránh viêm nhiễm để lại những hậu quả nghiêm trọng về sau.
1. Những sai lầm khi vệ sinh vùng kín
1.1. Vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm
Phusandanang lưu ý:
- Sữa tắm có thể làm tổn thương âm đạo nếu bạn dùng nó để vệ sinh cô bé.
- Sữa tắm thông thường có độ pH khoảng 8, trong khi môi trường âm đạo chỉ khoảng 2,8 đến 4,5, do đó sử dụng sữa tắm có thể gây mất cân bằng lợi khuẩn và độ pH, dẫn đến ngứa, kích ứng vùng kín và tạo ra mùi hôi.
- Hơn hết, sữa tắm là loại dưỡng chất có tính tẩy rửa mạnh, điều này sẽ khiến âm đạo mất đi độ ẩm cân bằng, tạo điều kiến cho vi khuẩn, nấm và các bệnh tình dục phát triển.
1.2. Dùng vòi xịt thụt rửa âm đạo
Phusandanang lưu ý:
- Âm đạo có chứa cả những vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi giúp cân bằng độ pH và ngăn cản những vi khuẩn bên ngoài xâm nhập.
- Việc dùng vòi xịt thụt rửa quá sâu vùng kín có thể giết chết cả hại khuẩn và lợi khuẩn làm mất cần bằng môi trường pH ở âm đạo.
- Điều này cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn nấm bên ngoài xâm nhập, tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
- Ngoài ra, khi dùng vòi nước xịt thẳng vào vùng kín cũng có thể vô tình làm đẩy ngược vi khuẩn vào bên trong, gây viêm nhiễm âm đạo.
1.3. Rửa vùng kín liên tục nhiều lần trong ngày
Phusandanang lưu ý:
- Nhiều chị em phụ nữ truyền tại nhau ngâm rửa vùng kín lâu thì sẽ sạch, nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
- Ngâm lâu và rửa vùng kín nhiều lần có thể khiến niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch và gây đau khi quan hệ.
- Hơn nữa còn có thể khiến các vi khuẩn trong nước xâm nhập ngược lại vào trong âm đạo nếu ngâm quá lâu dẫn đến viêm nhiễm.
1.4. Dùng khăn lau, giấy vệ sinh âm đạo sai cách
Phusandanang lưu ý:
- Bạn nên quan tâm đến chiếc khăn mình dùng để lau khô vùng kín sau khi vệ sinh.
- Bởi nếu nó không phải là khăn được giặt sạch và phơi khô ngoài nắng hay là
khăn để lâu ngày trong nhà vệ sinh thì đây chính là điều kiện thích hợp để vi khuẩn và nấm phát triển.
- Khi bạn sử dụng những chiếc khăn này cũng vô tình làm vi khuẩn, nấm xâm nhập vào âm đạo.
- Lưu ý khi dùng giấy hoặc khăn khô để vệ sinh
cần lau từ trước ra sau, tránh lau ngược lại, nếu không sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ vùng hậu môn lên phía trên.
2. Hậu quả khi vệ sinh vùng kín sai cách
Phusandanang lưu ý:
- Vệ sinh quá thường xuyên cùng với sử dụng dung dịch sát khuẩn hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể khiến cho niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch, gây đau khi quan hệ tình dục.
- Ngâm rửa vùng kín lâu gây mất cân bằng vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm.
- Dùng vòi xối thẳng nước vào vùng kín, vô tình đẩy ngược vi khuẩn bên ngoài vào bên trong âm đạo, vào tử cung, gây viêm nhiễm.
- Dùng khăn để lâu trong nhà vệ sinh ẩm ướt là môi trường thích hợp để vi khuẩn, nấm phát triển mạnh xâm nhập vào âm đạo.
3. Hướng dẫn chi tiết vệ sinh âm đạo đúng cách
3.1. Vệ sinh hàng ngày đúng cách
Phusandanang lưu ý:
- Chị em phụ nữ cần lưu ý các bước vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Hãy vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo.
- Không dùng vòi nước xịt mạnh vào sâu vùng kín có thể khiến vi khuẩn có điều kiện đi ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.
- Tuyệt đối không lạm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.
- Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày, sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Lau khô vùng kín bằng khăn sạch được giặt và phơi khô ngoài nắng mỗi ngày.
- Có thể dùng nước muối loãng, nước chè xanh, nước lá trầu không để vệ sinh "cô bé", tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu.
- Chọn đúng dung dịch vệ sinh vùng kín cân bằng pH và dùng an toàn cho phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín.
- Thay quần lót mỗi khi thấy ẩm ướt.
- Không nên mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây.
- Quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Vệ sinh vùng kín từ trên xuống, từ trước ra sau, không nên ngược lại để tránh làm vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập.
3.2. Vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt đúng cách
Phusandanang lưu ý:
- Thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 giờ/lần.
- Tampon hoặc những băng vệ sinh đặt trong âm đạo thì nên thay sau 2 giờ/lần.
- Tampon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.
- Không để lâu băng vệ sinh hơn thời gian quy định của mỗi loại môi trường quá ẩm ướt sẽ sẽ thích hợp để vi khuẩn sinh sôi, tăng khả năng gây viêm nhiễm.
- Mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín, sau đó mới mặc quần lót.
3.3. Hướng dẫn vệ sinh vùng kín thông thường tránh bị viêm nhiễm
Phusandanang lưu ý:
- Bước 1: Sử dùng nước sạch, nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ được bác sĩ khuyên dùng để vệ sinh, vệ sinh 2 lần/ngày.
- Bước 2: Vệ sinh vùng kín từ trên xuống, các kẽ mép âm đạo, từ trước ra sau.
- Bước 3: Sau khi vệ sinh âm đạo thì xối lại bằng nước sạch, nước ấm từ trên xuống.
Phusandanang lưu ý:
- Không dùng xà phòng, sữa tắm rửa vùng kín hoặc ngâm mình quá lâu trong bồn tắm nhiều xà phòng.
- Không dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa quá nhiều lần trong ngày.
- Đối với quần lót thay ra phải giặt ngay, không ngâm để tránh vi khuẩn sinh sôi.
- Không sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.
3.4. Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục
Phusandanang lưu ý:
Trước khi quan hệ:
- Trước khi quan hệ 30 phút, phải tắm rửa và vệ sinh bộ phận sinh dục.
- Không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín.
- Nên dùng nước sôi để nguội rửa, rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, hoặc khăn sạch.
- Nghiêm cấm không rửa từ sau ra trước, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Sau khi quan hệ
- Không được rửa vùng kín ngay vì lúc này, vi khuẩn xâm nhập vào rất dễ
- Chỉ nên rửa sau ít nhất 30 phút
và phải chú ý vệ sinh một cách thật nhẹ nhàng
- Đặc biệt không nên dùng dung dịch vệ sinh hay xà phòng để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo bởi có thể gây nhiễm trùng ngược, khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng và khó chữa.
4. Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín khi trời nồm ẩm ướt
Phusandanang lưu ý:
- Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Dùng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh (nên tham khảo ý kiến chuyên gia khi lựa chọn loại dung dịch phù hợp với mình và tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia để đạt được hiệu quả tốt nhất.).
- Nên vệ sinh phần âm đạo trước sau đó mới tới phần hậu môn vì làm theo thao tác ngược lại thì rất có thể bạn đã tạo cơ hội cho vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo và gây viêm nhiễm âm đạo, thậm chí là sẽ có nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu.
- Không được thụt rửa quá sâu vào âm đạo để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm.
- Giữ cho quần lót của bạn luôn được khô thoáng, có thể thay quần lót 2 đến 3 lần trong một ngày.
- Không nên mặc quần lót quá chật, quần quá bó sát, nên chọn loại quần có chất liệu thấm hút tốt, thoáng mát, tránh những loại quần ren, pha nhiều nilon,… gây bí, không thấm mồ hôi và dễ tạo nên môi trường ẩm ướt cho âm đạo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Phơi quần lót ra chỗ thoáng mát, đồng thời nên hong khô trước khi mặc.
- Giặt quần áo bằng nước nóng thì sẽ rất hiệu quả trong việc tiêu diệt khuẩn bệnh.
- Cần phải tuân thủ thay băng vệ sinh sau 4 tiếng sử dụng. Để càng lâu càng tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nếu có biểu hiện ngứa, tiết nhiều khí hư, có sự thay đổi màu sắc khí hư thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
5. Hướng dẫn vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì
Phusandanang lưu ý: Ở tuổi dậy thì có thể áp dụng một số cách vệ sinh vùng kín sau đây:
- Rửa sạch vùng kín hàng ngày bằng nước sạch hoặc kết hợp dung dịch vệ sinh phù hợp.
- Những ngày hành kinh cần thay băng vệ sinh thường xuyên (< 4 tiếng/lần), nên rửa nhẹ nhàng vùng kín và lau khô bằng khăn sạch.
- Không sử dụng các loại dung dịch, nước tẩy rửa có chức năng khác (xà bông, dầu gội, sữa tắm...) để vệ sinh vùng kín. Tránh trường hợp bị tổn thương và mất cân bằng độ PH trong âm đạo.
- Không được ngâm mông và vùng kín trong thau nước , vì vi trùng trong hậu môn sẽ đi ngược vào âm đạo gây viêm nhiễm
- Vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì đúng cách là việc cần thiết
Các vấn đề liên quan đến cô bé ở tuổi dậy thì:
- Về vấn đề cạo lông vùng kín: Lông mu là để tạo lớp đệm bảo vệ vùng da nhạy cảm của khu vực này. Nếu có ý định cạo lông thì hãy đến các cửa hàng chuyên làm việc này để an toàn thì tránh tự ý dùng dao cạo gây tổn thương da vùng kín, lông có thể mọc ngược và viêm nang lỗ chân lông. Tốt nhất chỉ nên cắt gọn bớt đi một phần.
- Khi vùng kín lên mụn mủ và ngứa ngáy nhiều cần đi khám bác sĩ ngay. Không nên tự ý nặn mụn hay gãi quá mạnh gây tổn thương vùng kín.
- Không thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Nếu dùng giấy lau sau khi đi vệ sinh thì lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn đi vào âm đạo.
- Mặc quần lót vừa vặn, chất vải thoáng máng. Tránh mặc quần bó sát và không thấm hút.
6. Có nên thụt rửa âm đạo không?
Phusandanang lưu ý:
- Theo bác sĩ, việc thụt rửa âm đạo hoàn toàn không có tác dụng gì mà thậm chí còn có thể gây ra các vấn đề đối với sức khỏe của phụ nữ => vì vậy, không nên thụt rửa âm đạo.
- Thụt rửa âm đạo có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men.
- Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh sản có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu, từ đó dẫn đến các vấn đề về sinh sản.
- Âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên do nồng độ axit trong môi trường âm đạo có thể kiểm soát vi khuẩn một cách tự nhiên, do đó các chị em chỉ cần vệ sinh với nước ấm và xà phòng chứa ít chất tẩy là đủ giúp âm đạo luôn sạch sẽ.
- Thông thường chỉ cần làm sạch bằng nước ấm sạch ở khu vực bên ngoài.
- Hạn chế không nên sử dụng các loại sản phẩm có mùi thơm (bao gồm tampon và miếng lót), đặc biệt nếu có làn da nhạy cảm thì đặc biệt không nên dùng bởi vì chỉ cần một loại xà phòng nhẹ cũng có thể gây kích ứng.
7. Vệ sinh âm đạo trong thai kỳ
Phusandanang lưu ý:
- Luôn giữ vùng kín KHÔ – SẠCH – THOÁNG.
- Trong thai kỳ, dịch tiết âm đạo của bạn sẽ nhiều lên nên bạn có thể cần phải thay quần lót thường xuyên hơn nếu vùng kín của bạn bị ẩm ướt.
- Hãy mang theo 2-3 cái quần lót để thay khi cần bạn nhé.
- Tuyệt đối KHÔNG THỤT RỬA ÂM ĐẠO vì làm mất hệ lợi khuẩn thường trú trong âm đạo, làm cho âm đạo của bạn dễ bị viêm nhiễm hơn.
- Chỉ rửa bên ngoài giống như xà phòng thông thường thôi nhé.
- Đi khám bác sĩ nếu bạn có khí hư bất thường, hôi ngứa.
- Khi đi vệ sinh, nếu có vòi xịt rửa thì tốt, nhớ phải lấy giấy hoặc khăn lại thật khô, tuy nhiên không được lau vét thì hậu môn ra trước, động tác này sẽ mang vi trùng từ hậu môn lên âm đạo
- Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, đồ quá chật sẽ làm vùng kín của bạn hầm, bí, ứ đọng dịch và mồ hôi nhiều, rất dễ gây viêm âm đạo.
- Quần lót bạn cũng nên chọn loại rộng rãi, chất liệu cotton có tính thấm hút tốt, thoáng mát.
- Sau khi giặt quần lót bạn cũng nên phơi nắng để sát khuẩn hoặc ủi lại sau khi phơi khô vì nấm mốc rất thích môi trường ẩm ướt.
8. Khám phụ khoa ở đâu tốt?
Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:
- Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện.
- Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính.
- Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!
Phusandanang hi vọng rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các bạn yên tâm đi khám & xét nghiệm phụ khoa định kỳ mà không gặp trở ngại gì.