- Bệnh viêm khớp đi cùng với loãng xương là bệnh lý thường gặp ở hầu hết các phụ nữ tuổi mãn kinh. PHụ Nữ mãn Kinh Nhóm đối Tượng Chính Của Bệnh Lý Viêm Khớp, Vì Thế Nhiều Nghiên Cứu đang ượược Tiến Hành để Tìm Ra được Mối Quan Hệ Giữa Sự Mãn Kinh Và Bệnh Viêm Khớp. Hôm nay hãy cùng phusandanang tìm hiểu về bệnh viêm khớp, cách phòng và điều trị bệnh ở tuổi này nhé.
- Tham khảo thêm: TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ
1. Viêm khớp tuổi mãn kinh là gì?
Phusandanang lưu ý:
- Viêm cơ xương khớp là dạng phổ biến nhất của tình trạng viêm khớp. Phản ứng viêm và cảm giác đau trong bệnh viêm cơ xương khớp có nguyên nhân từ quá trình phá hủy của các dĩa sụn giữa các khớp. Các khớp thường bị tổn thương bao gồm khớp gối, khớp vai và khớp hông.
- Trong một nghiên cứu tổng hợp khác nói về tỷ lệ mắc phải và các yếu tố nguy cơ của tình trạng viêm xương khớp, các nhà nghiên cứu một lần nữa ghi nhận vai trò của Estrogen trong bệnh viêm xương khớp. Họ đồng thuận rằng bệnh viêm khớp được tìm thấy nhiều nhất ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp
Phusandanang lưu ý:
- Do quá trình lão hóa: Tuổi tác càng cao thì xương khớp càng bị thoái hóa, suy yếu. Hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ ở lớp sụn bao bọc quanh khớp khiến cho lớp sụn bị mỏng đi. Do vậy mà các đầu xương có hiện tượng ma sát mạnh hơn khi vận động dẫn đến tổn thương, sưng đau khớp.
- Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ lên xuống thất thường làm ảnh hưởng đến độ nhớt của dịch khớp và khả năng tuần hoàn máu đến các khớp. Đặc biệt là trong mùa đông dịch khớp đặc quánh lại khiến cho ổ khớp không được bôi trơn ở mức cần thiết. Điều này khiến khớp dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và đau nhức.
- Béo phì: Ở những người bị béo phì, các khớp chịu nhiều áp lực hơn nên có tốc độ lão hóa nhanh và dễ bị viêm khớp.
- Do chấn thương: Bệnh viêm khớp có thể phát triển sau một chấn thương kéo dài ở khớp, dây chằng, gân, cơ hay phần mềm quanh khớp. Các vận động viên thể thao, người lao động nặng nhọc rất dễ bị bệnh vì nguyên nhân này.
- Ít vận động: Sự phát triển của công nghệ và nhịp sống hiện đại khiến con người ngày càng ít vận động. Điều này làm tăng nguy cơ bị béo phì, tim mạch và các bệnh lý về xương khớp, trong đó bao gồm cả bệnh viêm khớp.
- Lao động, sinh hoạt không đúng tư thế: Khuân vác vận nặng quá mức, đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ khiến cơ xương khớp bị co cứng, phù nề, lâu ngày tiến triển thành viêm khớp.
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có liên quan đến sự phát triển của căn bệnh này, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nếu trong gia đình có tiền sử bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh viêm khớp cao.
- Do ảnh hưởng của nghề nghiệp: Những người làm việc phải vận động tay chân nhiều, khuân vác hay ngồi lâu trước màn hình máy tính có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn những người khác.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm khớp
3.1. Đau khớp
Phusandanang lưu ý:
- Đau mỏi khớp là một triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, những cơn đau thường xuất hiện khi làm việc nặng hoặc cũng có khi xuất hiện ở những thời điểm bệnh nhân hoàn toàn không vận động, khi nghỉ ngơi. Chính vì thế, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ê nhức ở trị trí khớp xương bị viêm. Đặc biệt, cảm giác đau khớp thường tăng nhiều hơn về rạng sáng hoặc những khi thời tiết chuyển mùa.
3.2. Cứng khớp, cứng cơ hoặc yếu cơ:
Phusandanang lưu ý:
- Đây là một triệu chứng điển hình của viêm khớp. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong ô tô một thời gian dài.
- Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhức nhưng theo thời gian khả năng vận động của vùng khớp xương cũng giảm sút dần dần. Đặc biệt thể hiện rõ rệt ở những bệnh nhân thường xuyên làm việc nặng hoặc cao tuổi. Khi bị giảm sút khả năng vận động, người bệnh thường cảm thấy khó cử động khớp xương, nhất là thời điểm buổi sáng (sau khi thức dậy). Ngoài ra, những người ít vận động cũng dễ gặp phải tình trạng này. Nếu đây là triệu chứng viêm khớp thì cảm giác cứng khớp thường tồn tại hơn 1 tiếng vào buổi sáng.
3.3. Sưng, đỏ khớp
Phusandanang lưu ý:
- Khớp bị sưng do phản ứng viêm, thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
- Thông thường, bệnh nhân có thể nhận biết bệnh dựa trên dấu hiệu sưng kèm theo cảm giác nóng ở xung quanh vùng khớp. Triệu chứng này thường xuất hiện do hiện tượng phản viêm ở khớp với những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Ngoài ra, bề mặt da xung quanh vùng khớp bị viêm có hiểu hiện ửng đỏ (có thể ít hoặc nhiều).
3.4. Biến dạng khớp
Phusandanang lưu ý:
- Khớp bị biến dạng, khi cử động khớp, nghe thấy tiếng lạo xạo.
- Nếu bệnh nhân không phát hiện sớm hoặc điều trị bệnh muộn thì khả năng cao cơ thể sẽ xuất hiện một vài triệu chứng liên quan đến sự biến dạng khớp xương. Thực tế, khi bệnh chuyển biến nặng thì khớp xương đã bị tổn thương rất nhiều. Biến dạng khớp là một trong những biến chứng thường gặp và rất khó hồi phục. Chẳng hạn như ở vùng khớp ngón tay có thể bị biến dạng thành hình dáng cổ cò hoặc bị dính lại, gây cản trở trong các hoạt động cầm nắm.
3.5. Khớp kêu
Phusandanang lưu ý:
- Thông thường, mọi người có thói quen bẻ khớp đốt ngón tay và tạo ra tiếng kêu. Nhưng ở bệnh nhân bị viêm khớp, tiếng kêu này có thể phát ra ngay cả khi vận động rất nhẹ nhàng (điển hình như khớp đầu gối). Thực tế, tiếng kêu của khớp phát ra xuất phát từ nguyên nhân xương và sụn bị tổn thương.
- Đến một thời điểm nào đó, sụn bị thoái hóa và bào mòn hết thì các đầu xương không còn mô sụn bao bọc nên khi cọ xát, tiếp xúc với nhau thường tạo ra tiếng kêu ở khớp.
3.6. Một số triệu chứng khác
Phusandanang lưu ý:
- Gián đoạn giấc ngủ: Các triệu chứng viêm khớp có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, điều này có thể làm cho các triệu chứng của bạn cảm thấy tồi tệ hơn, và giảm khả năng đối phó.
- Thay đổi tâm trạng: Các triệu chứng viêm khớp có thể có tác động tiêu cực đến tâm trạng của bạn. Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng là phổ biến hơn đáng kể ở những người bị đau mãn tính, và có thể làm đau thêm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn.
- Mệt mỏi: Thông thường, những người bị đau nặng do viêm khớp sẽ trải qua mức độ mệt mỏi cao (mệt mỏi cực độ, kiệt sức).
- Sốt, phát ban, sụt cân…
Phusandanang lưu ý tóm lại: Triệu chứng của bệnh viêm khớp tuổi mãn kinh thường rất thay đổi, phụ thuộc vào mức độ nặng và vị trí của các khớp bị tổn thương. Nếu hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng xuất hiện kéo dài, mãn tính, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn và điều trị.
4. Cách phòng tránh bệnh viêm khớp
4.1. Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng ổn định:
Phusandanang lưu ý:
- Giảm cân giúp giảm khối lượng gây áp lực lên các khớp. Việc thừa cân hoặc quá béo gây nhiều áp lực lên đầu gối và khớp hông, làm tăng nguy cơ viêm khớp. Một bài tập nhẹ nhàng như đi bộ một chặng đường dài để phòng ngừa cứng khớp. Yoga được coi là bài tập phù hợp cho người bị viêm khớp.
- Thiết lập chế độ ăn cân bằng, bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin D và canxi.
- Thường xuyên xoa bóp các khớp bị tổn thương cũng được khuyến khích, động tác này làm cho khớp ấm lên. Tập thể dục có thể là một cách tuyệt vời để giảm viêm. Nên dành 30-45 phút tập thể dục mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bắt đầu với cường độ tập thể dục chậm, sau đó tăng tốc độ phù hợp với từng cá nhân.
4.2. Sống lành mạnh
Phusandanang lưu ý:
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có tình trạng viêm khớp cao hơn, vì vậy hãy ngưng hút thuốc lá nếu bạn đang hút. Quản lý tốt stress, do stress có liên quan đến mức độ cao hơn của tình trạng viêm trong cơ thể.
- Ngoài ra cần ngủ đủ giấc vì giấc ngủ không đầy đủ sẽ khiến các dấu hiệu viêm tăng lên; khuyến cáo trung bình cần ngủ 7-8 tiếng một đêm.
- Hạn chế căng thăng, căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormon, do đó hãy luôn luôn lạc quan vui vẻ để giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp.
- Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Cần uống nước đầy đủ, nhất là về mùa đông không nên ngại uống nước.
4.3. Giữ ấm khớp khi thời tiết thay đổi
Phusandanang lưu ý:
- Bảo vệ khớp đúng cách khi trời trở lạnh có thể giúp ngăn chặn cơn đau khớp và bị cứng khớp.
- Giữ ấm khớp giúp khớp không bị căng cứng hay đau nhức
- Không nên tắm quá lâu, nằm ngủ trực tiếp trên nền gạch vì nền gạch lạnh, môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp sẽ gây co cơ hẹp khe khớp tăng nguy cơ tạo vi chấn thương.
- Người bệnh nên giữ ấm các khớp ngay khi thời tiết sắp sửa thay đổi. Khi bị đau, có thể áp dụng các biện pháp như xoa bóp khớp, co duỗi nhẹ nhàng, chườm nóng... Chườm nóng bằng paraffin, túi chườm nhiệt, khay nhiệt điện có tác dụng giảm đau, nhưng không nên áp dụng với ổ viêm có mủ, chấn thương đang sung huyết.
4.4. Thiết lập chế độ ăn uống chống viêm
Phusandanang lưu ý:
- Một chế độ ăn uống chống viêm tập trung vào cắt giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit alpha-linolenic rất khuyến khích đối với những người cố gắng kiểm soát tình trạng viêm hoặc cho những người muốn khỏe mạnh. Chế độ ăn Địa trung hải, được coi là một ví dụ tốt về một chế độ ăn uống chống viêm, được dựa trên tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt và các loại đậu. Cá và hải sản được tiêu thụ ít nhất một vài lần mỗi tuần. Gia cầm, trứng, pho mát và sữa chua dùng vừa phải. Tránh dùng kẹo và các loại thịt đỏ.
- Ăn thực phẩm lành mạnh cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng cần thiết cho những người bị viêm khớp. Canxi giúp tái tạo xương, trong khi vitamin D hấp thụ canxi.
4.5. Một số thực phẩm giúp hỗ trợ phòng đau xương khớp
Phusandanang lưu ý:
- Sữa và sữa chua: Sữa là thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn uống xây dựng xương. Ngoài canxi, sữa cũng chứa các chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe của xương một cách tự nhiên như vitamin D, magie và phốt pho.
- Sữa còn chứa đường tự nhiên lactose, giúp tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể. Sữa bò cũng chứa 8g protein trong mỗi khẩu phần và việc cung cấp thực phẩm giàu protein cũng có thể cải thiện sức khỏe của xương.
- Được chế biến từ sữa, sữa chua là món ăn tuyệt vời để tăng cường canxi cho phụ nữ mãn kinh. Với hàm lượng protein cao, các vitamin và khoáng chất như canxi, kali, sữa chua cung cấp các chất dinh dưỡng cơ thể cần và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn. Probiotics trong sữa chua cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa.
- Cách tốt nhất là chọn loại sữa chua nguyên chất ít béo, sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp và có thể thêm trái cây tươi, yến mạch…
- Phụ nữ mãn kinh nên ăn gì để phòng và giảm đau xương khớp khi trời lạnh? - Ảnh 4.
- Sữa bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương.
- Rau và trái cây: Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ mãn kinh. Các loại vitamin C, D, E và beta-caroten trong rau, củ, quả có tác dụng chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa một số dạng viêm khớp, bảo vệ xương khớp và giúp giảm đau nhức khi mắc bệnh về khớp.
- Rau quả giàu vitamin C và D có khả năng cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Thực phẩm chứa vitamin E cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm.
- Thực phẩm giàu vitamin D: Cơ thể chúng ta cần vitamin D để hấp thụ canxi và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh. Vitamin D giúp điều hòa hàm lượng canxi trong máu và xương. Nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến việc giảm mật độ xương, có thể dẫn đến loãng xương và gãy xương.
- Vì vậy, trong chế độ ăn uống hằng ngày, chị em cũng cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D như: hải sản, trứng, sữa... Và nên hoạt động ngoài trời thường xuyên để cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
- Gia vị gừng, nghệ: Các loại gia vị như gừng, nghệ có tác dụng chống viêm và có tính ấm, giúp giảm đau nhức xương khớp, nhất là khi trời lạnh. Cách sử dụng đơn giản nhất là thêm gừng, nghệ tươi vào các món ăn hoặc sử dụng dưới dạng trà uống hằng ngày.
- Phụ nữ mãn kinh nên ăn gì để phòng và giảm đau xương khớp khi trời lạnh? - Ảnh 5.
- Gừng, nghệ có tác dụng chống viêm và giảm đau khớp hiệu quả.
- Các loại cá béo: Cá béo cung cấp một lượng vitamin D dồi dào giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Cá cũng giàu axit béo omega-3, vừa giúp khỏe xương khớp vừa hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Ăn các loại cá chứa axit béo omega-3 như: cá hồi, cá thu, trích, cá mòi, cá ngừ, cá cơm… còn có tác dụng kháng viêm, giúp phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng đau khớp.
5. Các biện pháp điều trị viêm khớp
5.1. Điều trị y tế
Phusandanang lưu ý:
Mục tiêu chính của điều trị là giảm bớt cơn đau hiện tại và ngăn ngừa những tổn thương khớp sau này. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một vài loại thuốc giúp giảm đau, đồng thời khuyến khích tham gia các hoạt động để phục hồi chức năng cho xương khớp. Có hai loại điều trị:
- Điều trị nội khoa: Dùng cho phần lớn các trường hợp, có thể kết hợp cả thuốc và phương pháp phẫu thuật.Thuốc được dùng theo từng loại viêm khớp, giúp giảm đau, chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân.
- Điều trị ngoại khoa: Phương pháp phẫu thuật ở trường hợp khớp không thể hoạt động được, tình trạng đau kéo dài không thể đáp ứng với điều trị nội khoa, ảnh hưởng tới thẩm mũ và sinh hoạt của bệnh nhân.
5.2. Dùng thuốc
Phusandanang lưu ý:
Một vài loại thuốc hay được dùng khi điều trị viêm khớp gồm:
- Thuốc giảm đau nhanh chẳng hạn như hydrocodone hay paracetamol. Chúng đều giúp giảm đau hiệu quả nhưng không có tác dụng giảm viêm.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) sẽ giúp kiểm soát cả đau và viêm nhưng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
- Thuốc bôi ngoài da giúp ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu đau từ khớp lên não.
- Thuốc ức chế miễn dịch cũng giúp giảm viêm tốt.
Phusandanang tóm lại: Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid hoặc thuốc chống thấp khớp có tác dụng thay đổi diễn tiến bệnh (DMARD) để ức chế hệ thống miễn dịch.
5.3. Phẫu thuật, vật lý trị liệu
Phusandanang lưu ý:
- Phẫu thuật thường được thực hiện để thay thế khớp bị ảnh hưởng bằng một khớp nhân tạo, phổ biến nhất là ở khớp hông và đầu gối.
- Khi tình trạng viêm khớp ở ngón tay hay cổ tay trở nên nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hàn cố định khớp. Trong phương pháp này, các đầu xương được cố định liền với nhau vĩnh viễn.
- Vật lý trị liệu là những bài tập giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khu vực khớp bị tổn thương. Đó cũng là cơ sở để điều trị viêm khớp.
5.4. Điều trị tại nhà
Phusandanang lưu ý:
- Một vài động tác bạn có thể làm thử tại nhà bao gồm:
- Nghiêng đầu, xoay cổ và những bài tập khác để giảm đau cổ
- Uốn cong nhẹ các ngón tay và xoay cổ tay giúp giảm đau khớp ở tay
- Duỗi và nâng chân lên cao, các bài tập duỗi cơ gân khoeo cũng rất hữu ích cho người bệnh viêm khớp gối
- Hãy nhớ, bất kể khi nào muốn thực hiện một bài tập hay thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, bạn cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước
6. Những câu hỏi thường gặp
1. Viêm khớp có nguy hiểm không?
Phusandanang lưu ý:
Viêm khớp không gây tử vong nhưng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày cũng như công việc của người bệnh. Một số biến chứng dễ gặp nhất ở bệnh nhân viêm khớp gồm:
- Khoảng 80% bệnh nhân viêm khớp bị hạn chế khả năng vận động thông thường như đi, đứng, leo thang, chạy nhảy,…
- 20% còn lại bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: Khó ngủ, ngủ không đủ giấc, làm việc thiếu hiệu quả, giảm chất lượng cuộc sống,…
- Nguy hiểm hơn có thể gây ra các biến chứng: Cứng khớp, suy yếu hệ thống dây chằng, teo cơ, biến dạng khớp, ...
- Ngoài ra theo một số chuyên gia, bệnh còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như thấp khớp, hở van tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
2. Bị viêm khớp có cần phải từ bỏ các hoạt động thể chất?
Phusandanang lưu ý:
- Bệnh khớp rất khác nhau ở mỗi người. Hãy hỏi bác sĩ để xác định cẩn thận loại và mức độ bệnh khớp của bạn. Sau đó sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định tốt nhất cho sở thích và hoạt động của bạn.
- Mức độ hoạt động sẽ tùy thuộc vào khớp nào bị ảnh hưởng và mức độ nặng của bệnh. Nếu bạn bị tổn thương khớp, các hoạt động gây căng khớp hoặc đòi hỏi vận động liên tục sẽ làm cho bệnh của bạn trầm trọng hơn.
- Tuy nhiên, nếu chỉ bị tổn thương khớp nhẹ và hầu hết các triệu chứng có liên quan đến dây chằng, gân và cơ xung quanh khớp, một chương trình tập luyện nhẹ nhàng có thể cải thiện bệnh khớp. Đảm bảo có các bài tập co giãn và làm chắc cơ trong chương trình tập luyện của bạn.
Tóm lại, qua bài viết trên phusandanang mong rằng mọi người sẽ có cái nhìn rõ hơn về bệnh viêm khớp nhất là đối với cá chị em ở tuổi mãn kinh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi mắc bệnh viêm khớp hãy đến ngay trung tâm hoặc cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị nhanh nhất nhé!
Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:
- Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện.
- Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính.
- Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!