Return to site

KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC KHI MANG THAI

December 7, 2021

Khám sàng lọc trước khi mang thai là bước đầu tiên giúp chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai của bạn. Đây là một trong những việc cực kỳ quan trọng mà bố mẹ cần thực hiện để thai nhi được khỏe mạnh. 

Bên cạnh giới thiệu top phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, Phusandanang cũng cung cấp các thông tin cần thiết để các cặp vợ chồng hiểu rõ hơn về việc khám sàng lọc khi mang thai.

I. Khám sàng lọc trước khi mang thai là gì?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khám sàng lọc trước khi mang thai hay còn gọi là khám tiền sản.
  • Đây chính là kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai với mục đích phát hiện các vấn đề bất thường và nguy cơ xấu có thể xảy ra cho mẹ và bé trong quá trình thai nghén.
  • Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả sau khi thăm khám, để đưa ra lời khuyên cho các cặp vợ chồng lựa chọn thời điểm mang thai phù hợp. 

II. Mục đích của việc khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Theo thống kê, Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh rất cao. 
  • Ước tính mỗi năm có khoảng 41.000 trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hạnh phúc và kinh tế của gia đình cũng như sự phát triển của xã hội. 
  • Vì vậy, việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho việc chuẩn bị mang thai cho những cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai hoặc cho các trường hợp đã từng mang thai/sinh con mắc các dị tật bẩm sinh,... là hết sức quan trọng.

Khám sàng lọc trước khi mang thai là các xét nghiệm cần được thực hiện để kiểm tra sức khỏe di truyền của cả người cha và người mẹ trước khi mang thai. Mục đích của việc này nhằm:

  • Xác định sớm các bất thường về sức khỏe của người cha, người mẹ có thể di truyền cho con cái, gây ảnh hưởng tới việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng như trẻ sau khi sinh.
  • Tạo tiền đề cho các bác sĩ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh con, phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn, giúp bé khỏe mạnh. Nhờ đó, ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và loại thuốc sử dụng để chuẩn bị một trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai và có một thai kỳ hoàn hảo.

III. Nên khám sàng lọc trước khi mang thai bao lâu?

Phusandanang xin lưu ý:

Ngay từ khi có ý định sinh em bé, các cặp vợ chồng nên đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt. 

  • Để có kết quả khám sức khỏe chính xác, thuận tiện cho người mẹ đi tiêm phòng và có sự chủ động trong thai kỳ thì nên thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai khoảng 3 - 6 tháng.
  • Bởi Acid Folic cần được bổ sung tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai, và bạn cũng cần tiêm vắc xin trước khi mang thai để phòng bệnh cũng như giảm thiểu rủi do dị tật bẩm sinh có thể cho thai nhi trước một khoảng thời gian nhất định. 

IV. Các phương pháp khám sàng lọc trước khi mang thai

1. Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm cha

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khám tổng quát - lâm sàng: Bác sĩ yêu cầu biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục.
  • Chụp X-quang tim phổi.
  • Siêu âm bẹn bìu.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm nội tiết.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ.
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.

2. Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm mẹ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khám tổng quát - lâm sàng: Bác sĩ yêu cầu biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục.
  • Khám và siêu âm vú.
  • Khám phụ khoa: Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung,...
  • Chụp X-quang tim phổi.
  • Siêu âm ổ bụng: Đánh giá về hình thái học và phát hiện bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng,...
  • Khám nha khoa: Đánh giá nguy cơ mắc các bệnh răng miệng vì nếu khi mang thai bị bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
  • Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh lý tiềm tàng có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,...
  • Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra nhóm máu, kiểm tra xem có mắc bệnh thiếu máu, bất thường tế bào máu,,... hay không. 
  • Xét nghiệm sinh hóa máu để chẩn đoán xác định xem có mắc bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề về chức năng gan, thận không. 
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu hoặc các vấn đề khác,...
  • Xét nghiệm nội tiết giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp (tuyến giáp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi)
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ
  • Xét nghiệm sàng lọc virus: HIV, Rubella, giang mai, viêm gan B,...
  • Sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể.

3. Trường hợp bắt buộc sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể

Phusandanang xin lưu ý:

Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể rất cần thiết đối với trường hợp cặp vợ chồng có:

  • Người thân trong gia đình bị vô sinh, sẩy thai, thai lưu.
  • Người thân mắc các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về tâm thần như chậm phát triển trí não, tâm thần phân liệt,...
  • Có vấn đề về đường huyết, tăng huyết áp.
  • Có người thân bị dị tật hở hàm ếch, chân cong, suy giảm thị lực và khả năng nghe.
  • Người thân mắc vấn đề về tâm lý như tự kỷ, trầm cảm.
  • Có người thân mắc hoặc mang gen di truyền các bệnh lý như máu khó đông, tan máu bẩm sinh, u xơ thần kinh loại 1,....
  • Phụ nữ dự định mang thai khi đã lớn tuổi.

V. Cần chuẩn bị những gì khi đi khám sàng lọc trước khi mang thai?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Giấy tờ khám sức khỏe: Giấy tiêm chủng, giấy khám sức khỏe gần nhất để bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn.
  • Lịch sử mang thai: Đối với những phụ nữ đã từng sinh sản trước đây.
  • Ghi nhớ tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để trả lời các câu hỏi của bác sĩ như: Loại vắc-xin từng tiêm, mắc bệnh gì, đã phẫu thuật chưa, bị dị ứng với thành phần gì, lối sống như thế nào, chu kỳ kinh nguyệt, có bệnh di truyền nào,...
  • Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi ý kiến bác sĩ khi đi khám, xét nghiệm trước khi mang thai.
  • Tìm hiểu kỹ về những xét nghiệm phải làm để chuẩn bị chu đáo như: Nhịn ăn, nhịn tiểu, thời điểm thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt, việc kiêng quan hệ tình dục, loại trang phục nên mặc, việc ngừng sử dụng các loại thuốc đang dùng,...

VI. Lưu ý khi đi khám sàng lọc trước khi mang thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi thăm khám lâm sàng kiểm tra sức khỏe sinh sản, cần cung cấp đầy đủ thông cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, lịch chủng ngừa vaccine trước đây, tiền sử bệnh tật cá nhân và gia đình, chu kỳ kinh nguyệt của vợ, khả năng xuất tinh của chồng.
  • Không nên thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên kiểm tra trước hoặc sau ngày có kinh ít nhất 7 ngày. Không quan hệ tình dục trước 24 giờ kiểm tra sức khỏe.
  • Khi đi khám nên ưu tiên quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Người đang điều trị tiểu đường không nên dùng thuốc hoặc tiêm Insulin vào sáng ngày lấy máu để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Riêng thuốc huyết áp vẫn sử dụng bình thường.
  • Nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm máu. Chỉ uống nước lọc và tránh tuyệt đối các loại nước có ga, sữa, rượu, trà, nước hoa quả, coffee.
  • Không sử dụng các loại khoáng chất, vitamin hay thực phẩm chức năng trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi siêu âm bụng. Chỉ uống nước lọc và nhịn tiểu khoảng 1 giờ để kết quả siêu âm chính xác hơn.
  • Phụ nữ có kinh, đang bị viêm tuyến vú, áp xe vú không nên chụp X-quang, siêu âm tuyến vú. Nên chụp X-quang vú vào ngày thứ 7 hoặc 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Vì lúc này nồng độ hormone Estrogen trong cơ thể đã giảm xuống thấp, mô tuyến vú ít giữ nước, ít giãn nở.
  • Khi lấy nước tiểu xét nghiệm, nên vệ sinh sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài, tay không chạm vào mặt trong của lọ. Nên đi tiểu vào bồn cầu, vài giây sau mới lấy nước tiểu đến khi được 2/3 lọ thì dừng.

Khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai là bước quan trọng cần thực hiện của mỗi cặp vợ chồng để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và có những chuẩn bị tốt nhất cho trẻ trước khi ra đời.

VII. Câu hỏi khác

1. Ai cần khám sàng lọc thai?

Phusandanang xin lưu ý:

Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo nên thực hiện khám và xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Đặc biệt với những trường hợp thai phụ có nguy cơ thai bị dị tật cao thì khám sàng lọc lại càng cần thiết.

Một số trường hợp thai phụ bắt buộc thực hiện sàng lọc thai trước sinh như:

  • Mang thai sau tuổi 35
  • Những cặp vợ chồng đã từng bị sảy thai, thai lưu.
  • Những cặp vợ chồng từng mang thai con dị tật hoặc từng sinh con dị tật bẩm sinh.
  • Thai phụ mắc các bệnh trong thai kỳ, có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh như: cảm cúm, thủy đậu, bệnh nội khoa, Rubella,…
  • Cha mẹ sinh sống và làm việc, tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, không đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, dị tật trong giai đoạn mang thai trước.

2. Những điều cần cân nhắc trước khi khám sàng lọc thai

Phusandanang xin lưu ý:

Trước khi quyết định sàng lọc gen bạn cũng cần cân nhắc về một số điều như sau:

  • Kết quả sàng lọc gen trước khi mang thai sẽ tác động tới bản thân như thế nào: có thể làm bạn đưa ra những quyết định khó khăn hơn hay dễ dàng hơn?
  • Kết quả này sẽ tác động tới gia đình nhỏ và gia đình lớn của bạn như thế nào: nhận kết quả có nên thông báo cho gia đình hay không và nên thông báo cho những ai?
  • Khi có kết quả, bạn sẽ phải làm gì?: Chuyên gia khuyên bạn hãy thẳng thắn chia sẻ với các bác sĩ để được giải đáp những thắc mắc, giải tỏa căng thẳng. Từ đó, các cặp đôi sẽ có thể đưa ra những lựa chọn, quyết định sáng suốt nhất. 

3. Nên chọn xét nghiệm sàng lọc nào để có kết quả chính xác?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Theo khuyến cáo của bác sĩ sản khoa, thai phụ nên thực hiện sàng lọc trước sinh ở các thời điểm quan trọng như: từ tuần thứ 09, tuần thứ 11-13 và tuần thứ 15-22 của thai kỳ.
  • Thai phụ có thể lựa chọn nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh với thời điểm thực hiện khác nhau. Trong đó, NIPT được xem là phương pháp khám sàng lọc thai sớm nhất. Đặc biệt, phương pháp này an toàn và có độ chính xác cao hơn hẳn các xét nghiệm sàng lọc sinh hóa truyền thống.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phusandanang xin giới thiệu nơi khám sàng lọc trước khi mang thai chất lượng ở Đà Nẵng cho các cặp vợ chồng: